Hà Nội
23°C / 22-25°C

Soi gương để biết bé ổn không

Thứ ba, 09:11 21/08/2012 | Gia đình

Chỉ cần bế bé đứng trước gương và quan sát phản ứng, mẹ sẽ phát hiện điều thú vị.

Hãy cho bé làm quen với gương. Trước hết để bé biết khuôn mặt và cơ thể của mình, sau nữa, để bé khám phá một điều hết sức lớn lao:“Tôi là một con người!”.

Khi bạn bế con đến trước gương, hẳn cu cậu sẽ nghĩ:“Không biết cái kẻ lạ hoắc mà mẹ đang ôm rõ chặt này là ai thế nhỉ?”. Bởi bé vẫn chưa hiểu, đó chính là mình. Phải mất một thời gian dài nữa bé mới nhận ra rằng, đôi mắt đen láy này và chiếc mũi nhỏ xíu kia chính là của bé. Giúp bé trong chuyện này sẽ là mẹ và… chiếc gương.

Nói về vai trò của gương đối với sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ, các nhà tâm lí học cho rằng, khi trông thấy hình ảnh của mình trong gương, rồi chơi và làm nhiều thử nghiệm với nó, dần dần trẻ sẽ có một khái niệm tổng thể về cơ thể mình.

Bé đã nhiều lần trông thấy tay, chân và thậm chí là bụng của mình và đã có cơ hội nghiên cứu, quan sát chúng từ trước khi được làm quen với “cái đứa giống mình như đúc” kia. Thế nhưng, chính gương mới là thứ giúp bé gắn kết tất cả những gì trông thấy thành một chỉnh thể, mà chúng ta vẫn gọi là cơ thể.

Hơn nữa, trong gương, và cũng chỉ có thể nhờ gương, bé sẽ nhìn thấy một thứ quan trọng nhất – đó chính là khuôn mặt mình! Mắt, tai, mũi, miệng của cái đứa ngồi “trong gương” làm bé mê tít. Dần dần bé ghi nhớ vị trí “gắn” tất cả những bộ phận kia trên mặt”. Mũi nằm ở giữa, mắt nằm phía trên, miệng nằm phía dưới…
 

Chúng mình lớn lên và soi gương nhé!

Trên chặng đường dài để nhận thức bản thân, thái độ của bé đối với hình ảnh mình trong gương thay đổi thường xuyên sau mỗi tháng.

2 – 3 tháng

Đây chính là giai đọan nên cho trẻ làm quen với đồ vật mới mẻ và lạ lẫm này. Bạn hãy bế con đến trước gương. Cu cậu sẽ không thể rời mắt khỏi cái đứa bé tí lạ hoắc cũng đang dán mắt vào bé. Tại thời điểm đó, trẻ còn chưa nhận thức được rằng chúng vừa trông thấy chính mình.

Nhưng chúng rất thích thú quan sát mắt, tóc, trán, mặt. Nếu thấy trẻ không để ý đến “cái đứa giống mình như đúc” thì bạn hãy tạm hoãn cuộc “gặp mặt” này một thời gian nữa. Nhưng hãy tin rằng, sớm muộn rồi bạn cũng sẽ được thấy sự thích thú đặc biệt của bé đối với hình ảnh mình trong gương.

4 - 5 tháng

Bé rất thích hình ảnh trong gương. Bé chìa tay về phía “người bạn” mới và lần nào cũng mỉm cười khi gặp bạn. Ở giai đoạn này, bé bắt đầu làm một số động tác hướng về phía gương.

Bạn hãy thử làm thí nghiệm này nhé, hãy đội cho bé một chiếc mũ. Bạn sẽ thấy mắt bé lấp lánh hơn, và những động tác tay, chân cũng linh hoạt hơn. Và nếu bạn giơ một món đồ chơi lên trước gương thì chắc chắn bé sẽ đưa tay với, nhưng không phải với đồ chơi thật mà là hình ảnh phản chiếu của nó trong gương.

6 tháng

Giờ thì bé sẽ cố tìm 10 điểm khác biệt giữa bạn và hình ảnh của bạn trong gương. Như vậy là bé đã bắt đầu có khả năng quan sát và so sánh vật thực với hình ảnh của nó trong gương.

Được mẹ bế trên tay, bé có thể nhìn thẳng vào hình ảnh của bạn trong gương rồi toét miệng cười, sau đó quay mặt vào bạn rồi lại khoái chí chuyển ánh mắt sang phía gương.

7 – 8 tháng

Từ lúc này cho đến khi bé được 1.5 tuổi là giai đoạn bé thấy thích thú với hình ảnh của mình trong gương nhất. Quan sát con, bạn sẽ thấy những dấu hiệu tự nhận biết đầu tiên cũng như khả năng quan sát bản thân như thể đó là một người khác. Bé la ó, hoa chân múa tay, giang tay, “nói chuyện” ê a, làm mặt xấu…

Trước kia, bé nhận biết tay, chân, mặt, tóc như những thứ không liên quan gì với nhau. Nay bé đã bắt đầu nhận thức được rằng tất cả gắn kết thành một chỉnh thể mà chúng ta vẫn gọi là cơ thể người.

9 – 11 tháng

Ở lứa tuổi này gương mặt là một thứ khiến bé vô cùng tò mò! Bé tìm cách đưa tay bắt bóng mình trong gương, bé thơm, vuốt ve nó, nhíu mày cau mặt, nói chuyện với nó. Bạn có để ý thấy bé đã dùng trán đẩy “đứa kia” như thế nào không, như thể bé muốn đi xuyên qua gương vậy? Hoặc bé bò quanh gương để tìm cái “đứa kia”.

Bé đã hiểu chính mình là người điều khiển “cái đứa giống mình như đúc” kia. Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức được mình chính là “cái đứa” trong gương.

12 – 15 tháng

Mặc thử áo mới, bé chạy đi soi gương, quay sang bên phải, đổi bên trái, nhìn đằng trước, ngó đằng sau, như thể bé đang ngắm mình? Nếu hỏi: “Bống đâu?”, bé sẽ chỉ vào mặt gương?

Vậy là giai đoạn tích cực trong quá trình tìm hiểu những bí ẩn đằng sau mặt gương đã bắt đầu. Tuy nhiên, phải còn rất lâu nữa bé mới có thể hoàn toàn nhận thức được người trong gương chính là mình.

Đối với bé, tác động qua lại với gương và hình ảnh mình trong gương hiện vẫn còn là một trò chơi vô cùng hấp dẫn.
 
2.5 – 3 tuổi

Vào lứa tuổi này, trẻ bắt đầu nhận ra hình ảnh trong gương chính là chúng. Đó chính là thời khắc xuất hiện cái “tôi” có ý thức. Bây giờ thì trẻ đã hiểu: Chúng và hình ảnh trong gương chỉ là một.

Hóa ra là có thể nghĩ về mình như thể nghĩ về một người khác, có thể quan sát mình, nói chuyện với mình, thậm chí còn có thể mắng mình nữa.

Có ổn không?

Hẳn bà mẹ nào cũng muốn biết đứa con mình phát triển có bình thường không. Kể cả trong việc này mẹ cũng cần đến một chiếc gương.

- Hãy làm thí nghiệm sau với bé 6 tháng tuổi: Bế bé đến trước gương và quan sát phản ứng của con.

Nếu bé không tỏ ra thích thú với hình ảnh mình trong gương, không phát ra bất kì âm thanh nào, nếu đội thêm mũ rồi mà bé vẫn yên lặng hồi lâu, thay vì phải có những động tác linh hoạt, thì bạn có lí do để lo lắng đấy. Bạn nhất định phải cho con đi bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám.

- Bé của bạn được 1 tuổi: Bạn hãy dùng son môi vẽ một chấm lên má con. Thường thì trẻ sẽ với tay tới chấm đỏ của “cái đứa giống mình như đúc” ở trong gương. Sớm nhất là bắt đầu sang tuổi thứ 3 bé mới có thể hiểu và nhận thức được rằng vết son đã được vẽ trên má của chính mình.

Lời khuyên cho cha mẹ

Bạn có thể chơi trò này với con ngay từ năm đầu đời. Sau mỗi tháng lại làm nó khó hơn để bé luôn thấy thú vị.

- Trò “Làm mặt xấu” chọc cười cả nhà: Bạn dạy con “làm mặt xấu”, cố gắng thể hiện trên mặt các sắc thái tình cảm khác nhau. Hãy dạy con nhăn nhó – bằng cách chau mày, nhạc nhiên – rướn mày lên, “dọa mẹ” – nhe răng ra, làm mặt hiền – cười.

- Trò “Bạn đâu rồi, mũi ơi?” giúp bé biết nhiều hơn về khuôn mặt mình: Hai mẹ con ngồi trước gương, lần lượt sờ vào mũi, má, miệng, tai của bé và đọc thơ: Mũi ơi mũi, Bạn đâu rồi? Má ơi má, Bạn đâu rồi? Đây mắt to, Đây miệng nhỏ, Đây là nó, Bụng tròn vo!

- Trò “Cúc cu”: Hai mẹ con bế nhau khi thì đi trốn cái gương, khi lại ló mặt vào đó. Trò chơi này sẽ khiến bé rất vui, giúp bé thể hiện được toàn bộ các sắc thái cảm xúc.

- Trò “Giải phẫu”: Trò chơi này dành cho các bé trên 1 tuổi. Hai mẹ con đứng trước gương, bạn hỏi con: “Đây là mũi mẹ. Thế mũi con đâu, chỉ cho mẹ xem nào? Đây là chân mẹ. Thế chân con đâu nào?”.

Đồng thời bạn nên động đậy những bộ phận cơ thể vừa chỉ cho bé. Bé nhất định sẽ làm theo bạn, nếu không làm được ngay thì từ từ rồi bé cũng sẽ làm được!

Tìm gương khắp nơi

Hãy cho bé làm quen với “thế giới sau mặt gương” bắt đầu từ chiếc gương trong phòng tắm. Hẳn là trong lúc được mẹ tắm rửa, bé đã từng ngó trộm “cái đứa giống mình như đúc rồi”.

Đầu tiên bạn hãy tự soi gương (nhớ là phải để cho bé nhìn thấy nhé), sau đó bạn đưa gương đến trước mặt bé. Dần dần bé sẽ tự học được cách “tìm” trong các đồ chơi cái chỗ có ai đó đang “trốn”.

Bạn cũng nên treo đồ chơi có gương bên thành cũi, nhất định bé sẽ đi tìm gương đấy. Nhưng bạn phải luôn nhớ: Gương phải là loại không vỡ và không có những cạnh sắc.

Khi trẻ lớn hơn, bạn hãy cho con làm quen với tất cả những gì có thể phản chiếu giống như gương. Chà, cây cối soi gương dưới mặt hồ đẹp ghê! Còn cái khay đựng cốc chén thì sao, có khác gì gương đâu nào?

Rồi còn gương trên xe của bố và trong túi của mẹ nữa chứ? Hãy thể hiện trí tưởng tượng của bạn, hãy chơi gương với con. Bằng cách đó bạn sẽ giúp con trở thành một con người thực sự, trọn vẹn và tìm thấy được cái tôi của mình.

Chơi với bóng mình trong gương

Tuổi thơ là thời gian để chơi. Trò chơi là cách nhận biết thế giới của trẻ. Và đồ chơi có chức năng phát triển tốt nhất cho trẻ chính là gương.

Nếu bé của bạn đang ở độ tuổi ẵm ngửa, thỉnh thoảng bạn hãy làm bài tập sau: Bế bé đến trước gương và nói: “Nhà mình ai xinh?”. Bạn hãy để con có thời gian nhìn hình ảnh trong gương, để bé chạm tay vào hình ảnh đó.

Rồi bạn quay mặt bé vào mình và nói: “Bé Bống nhà mình xinh”. Khi trẻ lớn hơn bạn hãy thường xuyên khen con và thể hiện sự ngưỡng mộ đối với con mỗi lần bé đến trước gương.

Bạn hãy bổ sung thêm vào trò chơi những yếu tố mới: Thắt nơ hoặc dải ruy băng cho con gái, đội mũ cho con trai, để lưỡi trai khi trước mặt, khi sau gáy.

Chắc chắn bé sẽ đánh giá từng thay đổi đó và đón nhận chúng bằng những động tác linh hoạt và niềm hân hoan vui sướng. Bé thơm bóng mình trong gương ư?

Rất tuyệt! Bé đã bắt đầu giao tiếp với chính mình. Điều này sẽ giúp bé biết tự đánh giá bản thân trong tương lai.
 
Theo Mẹ & Bé
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tiết lộ 10 phương pháp nuôi dạy con cái hàng đầu của người Mỹ, cái thứ nhất nhiều người Việt hay bỏ qua

Tiết lộ 10 phương pháp nuôi dạy con cái hàng đầu của người Mỹ, cái thứ nhất nhiều người Việt hay bỏ qua

Nuôi dạy con - 3 giờ trước

GĐXH - Làm thế nào để nuôi dạy con tốt hơn? Học hỏi từ cách nuôi dạy con cái của người Mỹ có thể mang đến cho bạn một góc nhìn khác.

Người đàn ông qua đời để lại 2 tỷ đồng, con gái ruột làm thủ tục thừa kế nhưng tòa tuyên bố: ‘‘Cô đã mất quyền thừa hưởng’’

Người đàn ông qua đời để lại 2 tỷ đồng, con gái ruột làm thủ tục thừa kế nhưng tòa tuyên bố: ‘‘Cô đã mất quyền thừa hưởng’’

Gia đình - 3 giờ trước

Dù là con ruột, cô gái vẫn bị tòa án từ chối quyền thừa kế tài sản trị giá 2 tỷ đồng của bố.

Sau tuổi 40, những cung hoàng đạo này mới thực sự bùng nổ khả năng kiếm tiền

Sau tuổi 40, những cung hoàng đạo này mới thực sự bùng nổ khả năng kiếm tiền

Gia đình - 3 giờ trước

GĐXH - Khi bước vào tuổi 40, những cung hoàng đạo này sẽ thể hiện khả năng quản lý tài chính xuất sắc, tạo bước đệm vững chắc cho cuộc sống.

4 cách 'gần gũi' giúp vợ chồng hạnh phúc hơn

4 cách 'gần gũi' giúp vợ chồng hạnh phúc hơn

Chuyện vợ chồng - 15 giờ trước

Các chuyên gia tâm lý khẳng định, sự hòa hợp về tình dục là một phần quan trọng để xây dựng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ tình cảm.

Hẹn hò không biết tuổi thật bạn gái, chàng trai 40 lấy vợ 65 tuổi và cái kết bất ngờ

Hẹn hò không biết tuổi thật bạn gái, chàng trai 40 lấy vợ 65 tuổi và cái kết bất ngờ

Chuyện vợ chồng - 15 giờ trước

Yêu nhau say đắm gần 7 năm trời, đến tận đêm trước đám cưới chúc rể mới biết người yêu hơn mình 25 tuổi. Câu chuyện "dở khóc dở cười" nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng.

Người EQ cao có cuộc sống thảnh thơi hơn người khác nhờ áp dụng thành thạo quy tắc 'cá heo xanh'

Người EQ cao có cuộc sống thảnh thơi hơn người khác nhờ áp dụng thành thạo quy tắc 'cá heo xanh'

Gia đình - 15 giờ trước

GĐXH - Một điều quan trọng của EQ chính là khả năng nhận thức và kiểm soát cảm xúc, quy tắc 'cá heo xanh' sẽ giúp bạn việc đó.

Phụ nữ cô đơn quá lâu thường có 3 đặc điểm này

Phụ nữ cô đơn quá lâu thường có 3 đặc điểm này

Chuyện vợ chồng - 16 giờ trước

Nếu một người phụ nữ không hẹn hò trong một thời gian dài, cô ấy thường sẽ trải qua 3 thay đổi sau đây.

Harvard cảnh báo: Nếu trẻ bỗng nhiên đặc biệt thích 3 màu sắc này, cha mẹ cần theo dõi và hành động kịp thời

Harvard cảnh báo: Nếu trẻ bỗng nhiên đặc biệt thích 3 màu sắc này, cha mẹ cần theo dõi và hành động kịp thời

Gia đình - 18 giờ trước

Sở thích về màu sắc thực sự có thể phản ánh trạng thái tâm lý.

Cảnh tượng trước sân 4 năm sau khi ông mất khiến cháu bật khóc ngày trở về

Cảnh tượng trước sân 4 năm sau khi ông mất khiến cháu bật khóc ngày trở về

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Cô nghẹn ngào khi trở lại ngôi nhà cũ của ông bà sau 4 năm xa cách – nơi ký ức vẫn còn nguyên nhưng người thân yêu thì đã không còn.

Top