Sự ra đời và các tôn chỉ mục đích của Hội KHHGĐ
GiadinhNet - Hoạt động của Hội nhằm góp phần cải thiện sức khoẻ và phúc lợi gia đình của mọi người dân Việt Nam.
Hội KHHGĐ Việt Nam (VINAFPA) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp phi chính phủ Quốc gia lớn nhất Việt Nam, hoạt động chuyên ngành trên lĩnh vực DS/SKSS/KHHGĐ. Hội được thành lập ngày 11/1/1993 theo Quyết định số 13/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hoạt động của Hội nhằm góp phần cải thiện sức khoẻ và phúc lợi gia đình của mọi người dân Việt Nam, bảo vệ các quyền của họ qua việc đẩy mạnh cung cấp thông tin, tư vấn truyền thông và dịch vụ SKSS/SKTD/KHHGĐ có chất lượng, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chấp nhận sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Những đối tượng nhạy cảm, dễ bị tổn thương như: Vị thành niên, thanh niên, phụ nữ nghèo và những người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được Hội đặc biệt chú trọng.
Hội KHHGĐ Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là thành viên chính thức của Hiệp hội KHHGĐ Quốc tế (IPPF), là cơ quan tư vấn trong Uỷ ban kinh tế xã hội của Liên Hợp Quốc. Sau 17 năm hoạt động, Hội KHHGĐ Việt Nam đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng Ba.
Tổ chức Hội đã phát triển tại 49/64 tỉnh, thành Hội, gần 240/625 huyện thị Hội và trên 2.140 chi hội xã, phường với hơn 150.000 hội viên.
Trung ương Hội và các Hội thành viên (cấp tỉnh, thành phố, thành viên tập thể) hoạt động theo chiến lược phát triển của Hội theo 7 ưu tiên trong kế hoạch chiến lược, đó là: Vận động chính sách; Sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên; Phòng chống HIV/AIDS; Tránh mang thai ngoài ý muốn; Tiếp cận làm mẹ an toàn; Phát triển tổ chức Hội và tạo nguồn lực.
Sáu tháng đầu năm 2010, Ban Thường trực đã tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả 12 hoạt động chính đã được Thường vụ thông qua. Đó là việc tập trung chỉ đạo và hướng dẫn 15 tỉnh, thành tiến hành các thủ tục cần thiết để tổ chức tốt đại hội; Xây dựng tổ chức và đưa vào hoạt động 4 Ban theo các mảng công tác của Hội (Ban Tổ chức và Phát triển, Ban Chuyên môn, Ban Truyền thông và Ban Hợp tác quốc tế). Các nhiệm vụ được đặt ra cho 6 tháng đầu năm của 2010 qua phiên họp lần thứ 3 khoá IV của Ban thường vụ được đánh giá hoàn thành và tăng 120% so 6 tháng năm 2009. Đặc biệt công tác tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai, chương trình phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ đã hoàn thành xuất sắc.
PV
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 1 năm trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.
Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.
Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.
Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.
Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách
Dân số và phát triển - 9 năm trướcGiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.
Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.
Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam
Xã hội - 10 năm trướcGiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.
Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể
Dân số và phát triển - 10 năm trướcNhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.
Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng
Đường lối - Chính sách - 10 năm trướcGiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.
Cơ cấu “dân số vàng” – cơ hội và thách thức
Dân số và phát triểnDân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triệu người – đứng thứ 14 trên thế giới và đứng thứ 8 ở châu Á. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết được những thách thức cũng như tận dụng được cơ hội vàng mà cơ cấu “dân số vàng” mang lại.