Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tâm sự của người con phải bỏ đi biệt xứ sau thảm án bố giết mẹ vì chuyện thi cử của mình

Thứ bảy, 08:13 23/11/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Tuy vụ án đã xảy ra cách đây hai năm, nhưng hình ảnh người mẹ thường xuyên bị đánh đập bởi những trận đòn nhừ tử của ông bố nát rượu, đỉnh điểm là hành động bố giết mẹ vẫn còn hiện hữu trong tâm trí những đứa con tội nghiệp trong gia đình này.

Mẹ chết, cha vào tù, các anh chị phiêu bạt khắp nơi kiếm sống khiến Nguyễn Minh Biên dù chỉ là cậu bé mới lớn đã phải bỏ học sang Lào làm thuê để nuôi sống bản thân và gửi tiền về nuôi em ăn học.
 
Tâm sự của người con phải bỏ đi biệt xứ sau thảm án bố giết mẹ vì chuyện thi cử của mình 1

Ngôi nhà đã từng hạnh phúc của gia đình giờ trở thành ngôi nhà hoang. Ảnh T.G

 
Gia đình tan nát vì "ma men"

Năm 1985, đám cưới của anh Nguyễn Minh Mận (SN 1967), trú xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) với cô gái Trần Thị Lý (SN 1962) dù được hai gia đình đồng ý, nhưng dư luận địa phương thì bàn tán xôn xao. Bởi, chị Lý hơn chồng 5 tuổi, lại không phải là người địa phương (chị quê ở huyện Đô Lương). Thế nhưng vượt qua tất cả, hai vợ chồng vẫn yêu thương, cùng nhau vun vén gia đình nhỏ. Hạnh phúc đó như đầy ắp hơn khi chị Lý liên tiếp sinh cho Mận những người con đẹp như tranh. Đến lúc này, mọi người thầm hy vọng rằng, Mận sẽ gạt bỏ mọi mặc cảm cũng nhưng đàm tiếu của dư luận để chăm sóc gia đình.

Nhưng ngược lại, khi có con, áp lực kinh tế đè nặng, Mận vì thế chán nản và tìm đến rượu để giải sầu. Mối tình khập khiễng của anh chị vì thế tiếp tục là đề tài để nhiều người lôi ra bàn bạc khi anh Mận càng ngày càng lộ rõ là một kẻ nát rượt. Cũng từ đó, những trận đòn nhừ tử, nhưng câu chửi rủa của chồng trở thành nỗi ám ảnh đối với người vợ tần tảo. Lúc đầu, dân làng còn chạy đến can ngăn, khuyên nhủ thế nhưng dần dà, người ta cũng quen và chẳng thèm để ý. Họ không còn bận tâm tới những phen cãi vã của hai vợ chồng đó nữa. Người vợ bất hạnh cũng trở nên chai lỳ trước những trận đòn của người chồng vũ phu.

Cuộc sống vợ chồng thường xuyên lục đục cộng với cái nghèo luôn đeo bám khiến những đứa con của họ không được học hành đến nơi đến chốn. Người con trai đầu, Nguyễn Minh Kiên (SN 1986), đã phải bỏ học từ sớm khăn gói vào miền Nam làm thuê. Mới đây, sau bao năm làm thuê cuốc mướn Kiên đã lập gia đình và ở luôn trong đó. Ba người con gái tiếp theo cũng không thể học hết cấp 1 do thiếu tiền nên đã theo anh cả vào Sài Gòn làm công nhân. Có chăng, duy nhất được Nguyễn Minh Biên và em út Nguyễn Minh Phòng được cắp sách đến trường nhờ những đồng tiền do các anh chị chắt chiu gửi về. Nhưng oái oăm thay, việc học của Biên lại là nguyên nhân khiến gia đình xảy ra bi kịch.

Đó là ngày 9/8/2011, sau khi uống rượu ở nhà hàng xóm, Nguyễn Minh Mận bước thấp bước cao trở về nhà. Lúc này, vợ con vừa dọn cơm ra, Mận tiện thể ngồi vào luôn. Thấy Biên từ xa cũng bước tới ngồi vào mâm cơm, anh Mận lại lôi chuyện con thi trượt cấp 3 ra để chửi bới chị Lý. Khác với mọi hôm, chị thường im lặng mỗi khi chồng nổi nóng, nhưng hôm nay đang bức xúc trong lòng, vừa buồn bực vì con thi trượt, chị Lý cãi lại: "Con thi trượt cũng tại anh cả thôi. Nhà đã nghèo mà suốt ngày anh cứ la cà rượu chè, rồi chửi bới mẹ con tôi khiến con cái không học được. Sáu đứa con chỉ có thằng Biên, thằng Phòng được ăn học vậy mà anh cũng không để các con được một đêm yên tĩnh để học bài. Nếu anh không rượu chè, có lẽ thằng Biên đã đậu rồi…".

Đang có men trong người, cộng với tính vũ phu vốn có, Mận đứng phắt dậy định hất đổ mâm cơm. Chị Lý sợ bị chồng làm hỏng bữa ăn của gia đình nên lặng lẽ bưng xuống nhà dưới. Tưởng vợ không cho mình ăn nữa, Mận bức xúc chạy theo rồi vơ sẵn con dao thái gần đó đâm thẳng vào lưng chị Lý. Nhát dao sắc lẹm đó đã cướp đi tính mạng của người vợ vô tội. Lúc này, Mận như bừng tĩnh nhưng mọi chuyện đã quá muộn...
 
Sự việc đau lòng vụt qua trong giây lát khiến những đứa con có mặt không kịp trở tay. Ngay sau đó, tin buồn được thông báo cho đoàn con ở phương xa. Ngày đưa tang, mọi người đều rơi nước mắt trước hình ảnh 6 đứa con đầu chít khăn tang, ai cũng thương cảm cho đoàn con thơ từ nay vắng bóng cả cha lẫn mẹ. Sau khi lo mai táng cho mẹ xong, bốn chị em lại dìu nhau vào miền Nam để tiếp tục công việc, lo cuộc sống gia đình mình chỉ còn hai đứa em út ở lại trong căn nhà đó. Nhưng vì vừa không có tiền nuôi em, vừa bị ám ảnh trong chính ngôi nhà của mình, Biên đã quyết định theo người anh em sang Lào làm ăn để lại Phòng côi cút một mình trong ngôi nhà lạnh lẽo.
 
Tâm sự đắng lòng của người con biệt xứ

Trong một về quê thăm em, chúng tôi may nắm gặp được Biên để nghe cậu bé trải lòng về cái ngày định mệnh ấy. Trong suốt buổi nói chuyện, cậu bé tỏ ra cứng rắn, điềm tĩnh nhưng khi nhắc đến bố mẹ, Biên liền cúi mặt xuống, hai bàn tay đan chặt vào nhau, cố ngăn những dòng nước mắt đang chực trào. "Em cảm thấy có lỗi với mẹ, vì chính em là nguyên nhân dẫn đến bi kịch này. Giờ đây, mẹ mất, bố ngồi tù, em hối hận lắm". Tiếp đó, em kể về những ngày tháng mình lao động nơi đất khách quê người. "Sau khi mãn tang mẹ, em quyết định sang Lào làm ăn để gửi tiền về cho em Phòng, cũng là để quên đi quá khứ đau buồn. Ở bên đó làm việc vất vả em không sợ, mà em chỉ buồn khi phải đối mặt với nỗi nhớ quê nhà và nhớ em thôi", Biên tâm sự.
 
Tâm sự của người con phải bỏ đi biệt xứ sau thảm án bố giết mẹ vì chuyện thi cử của mình 2

Ngày mẹ mất, Biên đang còn là một đứa trẻ. Ảnh T.G


Cho đến bây giờ, nỗi sợ hãi vẫn còn in sâu trong tâm trí cậu bé hiền lành. "Hôm đó, thấy bố mẹ cãi nhau, nhưng bọn em sợ quá nên ngồi im lặng, không dám nói nửa lời. Khi bố chạy theo mẹ để đòi lại mâm cơm, bọn em vẫn ngồi im đó, chỉ sau khi mẹ bất ngờ ngã xuống đất, sau lưng dính đầy máu, đồng thời thấy bố ôm mẹ đưa vào nhà bọn em mới dám chạy ra. "Hai đứa giúp bố với, đi kêu người để đưa mẹ đi cấp cứu không mẹ mày chết…", Biên nhớ lại lời của bố khi vừa đâm mẹ xong. Nhưng hơn hết, cậu bé luôn bị ám ảnh bởi những giọt nước mắt hối hận muộn màng của bố tại phiên tòa xét xử. Sau khi nghe TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt bố mức án 18 năm tù giam về tội giết người, Biên gần như ngã quỵ. Dẫu biết rằng mẹ chết dưới bàn tay bố nhưng trong sâu thẳm, Biên vẫn mong bố sớm trở về để gia đình đoàn tụ.

Gia đình biệt li khi các anh chị mỗi người một nơi, giờ đây Biên lại nhớ đến những lời căn dặn của mẹ. Ngày còn sống, mẹ Biên luôn hi vọng các con của mình học hành đến nơi đến chốn để sau này không phải khổ như bố mẹ. Nhưng, vì gia đình khó khăn nên suốt ngày Biên và Phòng phải vùi đầu vào công việc, không có thời gian để tự học ở nhà. Đã thế, người bố suốt ngày chè chén, đánh đập nên chẳng đêm nào các em được bình yên. Những điều đó khiến Biên không thể học tốt và thi đậu như nguyện ước của gia đình. Điều này được người bác Nguyễn Thị Hạnh chia sẻ: "Thời gian học cấp 1, Biên học giỏi lắm, nhiều năm liền là học sinh tiên tiến. Nhưng từ khi lên cấp 2, anh chị đi làm ăn xa nên mọi việc trong nhà đều giao cho Biên làm, sức học của nó dần giảm sút. Lớn lên chứng kiến cảnh bố nó chìm ngập trong rượu, nó sinh ra chán nản, không còn tâm trí vào việc học. Ngày thi vào lớp 10, nhà không có xe đi, Biên phải chạy sang nhà tôi mượn chiếc xe đạp để đi cho kịp…".

Hôm quyết định đi Lào, lòng Biên ngổn ngang nhiều điều, nhưng em hiểu rằng mình phải đảm nhận nhiệm vụ nuôi đứa em út thay bố mẹ. Vậy nên, dù sống nơi phương xa nhưng mỗi khi nghe bác Hạnh gọi điện nói Phòng bị ốm, Biên chỉ muốn chạy về nhà với em. "Vì em nên nó phải mồ côi mẹ, thiếu thốn tình cảm của bố. Giờ đây, bằng mọi giá em cũng phải cho Phòng học đến nơi đến chốn để bù đắp những thiệt thòi cho em nó", Biên nói trong nước mắt. Không những vậy, cậu bé còn dành dụm số tiền ít ỏi về nhờ bác chăm sóc em. Và không quên nhờ người họ hàng thỉnh thoảng đưa em vào trại giam để động viên tinh thần bố mình.

Như hiểu được sự quan tâm, lo lắng của anh trai đối với mình, đứa em út cũng sống tình cảm không kém. "Sau khi vắng bóng bố mẹ, anh Biên lại đi làm thuê, em phải sống một mình, nhiều lúc em thấy buồn và sợ lắm nhưng em biết anh trai không còn cách nào khác. Mọi người đã hy sinh để em được đến trường, vậy nên em chỉ còn cách cố gắng học thật tốt để mẹ nơi chín suối yên lòng và các anh chị có động lực làm việc". Hi vọng rằng, với sự hy sinh của người anh, sự cố gắng của người em và sự hối hận muốn làm lại từ đầu của người bố, gia đình này sẽ sớm được đoàn tụ, có cuộc sống mới an bình hơn.          
 
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng công an xã Nghi Văn cho biết: "Từ khi Mẫn đi tù, con cái bơ vơ, không nơi nương tựa, đặc biệt là Biên vì cuộc sống mà phải bỏ đi biệt xứ, để lại Phòng côi cút một mình. Nhiều khi nhìn cháu thui thủi một mình mà thấy thương lắm, giá như bố nó biết kiềm chế bản thân thì cuộc sống của anh em nó đã khác rồi. Hy vọng những người đàn ông nghiện rượu sớm thức tỉnh, đừng gây ra những bi kịch cho gia đình nữa".
 
Kim Long
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo

Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo

Xã hội - 8 giờ trước

Nghe lời một người đàn ông quen trên mạng tham gia đầu tư mua bán tiền ảo, một phụ nữ ở quận Hà Đông, Hà Nội bị lừa gần 9 tỷ đồng.

Miền Bắc hứng mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương

Miền Bắc hứng mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương

Xã hội - 9 giờ trước

Dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.

Tuyên án 12 bị cáo vụ bảo kê xe vi phạm ở Đồng Nai

Tuyên án 12 bị cáo vụ bảo kê xe vi phạm ở Đồng Nai

Xã hội - 9 giờ trước

Mức án dành cho các bị cáo từ 1 năm 10 tháng tù đến cao nhất 9 năm tù với các tội danh “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” và “môi giới hối lộ”.

Đã tìm thấy 2 người còn lại trên tàu cá bị nạn ở Bình Thuận

Đã tìm thấy 2 người còn lại trên tàu cá bị nạn ở Bình Thuận

Xã hội - 9 giờ trước

Trong quá trình tàu đang hoạt động khai thác hải sản tại cách khoảng 20 hải lý khu vực tàu cá bị nạn thì phát hiện và tổ chức cứu vớt an toàn 2 lao động đang trôi dạt trên biển.

Lễ hội Phủ Dầy năm 2025 ở Nam Định có gì đặc biệt?

Lễ hội Phủ Dầy năm 2025 ở Nam Định có gì đặc biệt?

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Lễ hội Phủ Dầy, ở xã Kim Thái, tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc đang thu hút hàng vạn du khách từ khắp nơi đổ về dâng lễ, cầu tài lộc.

Hà Nội: Công nhân gấp rút thi công, 'khoác áo' mới cho công viên Cầu Giấy

Hà Nội: Công nhân gấp rút thi công, 'khoác áo' mới cho công viên Cầu Giấy

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí cũng như sinh hoạt công cộng của người dân, công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đang được gấp rút thi công, cải tạo nhiều hạng mục để sớm thay "áo mới".

Bắc Kạn: Làm rõ đối tượng dùng Facebook người khác để nhắn tin vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản

Bắc Kạn: Làm rõ đối tượng dùng Facebook người khác để nhắn tin vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 2/4, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa làm rõ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên Facebook.

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Với mục đích kiếm lời, Lê Thị Hồng nhiều lần mua ma túy dạng "cỏ Mỹ" từ một người đàn ông không rõ nhân thân, lai lịch để bán lại cho nhiều đối tượng.

Che biển số, lạng lách đánh võng, nam sinh ở Nam Định bị xử lý

Che biển số, lạng lách đánh võng, nam sinh ở Nam Định bị xử lý

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Chiều ngày 2/4, Công an tỉnh Nam Định thông tin, mới đây, Phòng Cảnh sát cơ động đã ngăn chặn, xử lý đối tượng lạng lách, đánh võng trên địa bàn thành phố.

Những trường hợp này sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025

Những trường hợp này sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là những trường hợp cụ thể sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025.

Top