Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tâm sự nữ nhân viên y tế là F1 của bệnh nhân người Thụy Điển

GiadinhNet - "Trở thành F1 là điều khó tránh khỏi khi chúng tôi vẫn từng ngày làm việc trong bệnh viện..."

Tâm sự nữ nhân viên y tế là F1 của bệnh nhân người Thụy Điển - Ảnh 1.

Chị Lý Thị Hảo (Phòng Công tác Xã hội, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương) trở thành F1 trong đại dịch COVID-19 và sắp hoàn thành đợt cách ly. Dưới đây là chia sẻ của chị qua góc nhìn của người trong cuộc.

Đắn đo mãi rồi tôi cũng quyết chia sẻ một góc về công việc của người làm Công tác xã hội (CTXH) trong bệnh viện bởi có nhiều thắc mắc của mọi người. 

Khi biết tôi là F1, nhiều người ngạc nhiên, có những người bạn hỏi tôi: "Sao vậy? Công việc của bạn có liên quan gì đến bệnh nhân chứ?"...

Tâm sự nữ nhân viên y tế là F1 của bệnh nhân người Thụy Điển - Ảnh 2.

Công việc của các nhà Công tác xã hội trong mùa dịch. Ảnh: Phạm Yến

Ngạc nhiên cũng phải thôi, vì tôi đâu phải là bác sĩ, tôi đâu phải là điều dưỡng luôn bên cạnh bệnh nhân mỗi ngày. Tôi chỉ là một nhân viên Công tác xã hội làm trong bệnh viện. Vậy sao tôi lại trở thành F1? Và sự thật thì tôi đúng là F1.

Ngày đầu tiên của tháng 4, chị Bình – Trưởng khoa Ghép tế bào gốc gọi điện cho tôi, nói rằng khoa chị đang có một bệnh nhân người Thụy Điển, cần có bên Công tác xã hội cùng tham gia hỗ trợ người bệnh.

Tâm sự nữ nhân viên y tế là F1 của bệnh nhân người Thụy Điển - Ảnh 3.

Các nhà làm Công tác xã hội cùng tham gia với bác sĩ góp phần hỗ trợ người bệnh...

Tôi đón nhận với niềm hân hoan được chia sẻ một công việc không liên quan tới chuyên môn từ các bác sĩ khi có người bệnh cần sự giúp đỡ. Và dù sao thì đó cũng vẫn là công việc thường ngày của chúng tôi.

Chúng tôi có mặt bên những người bệnh, chúng tôi đến với họ trong tâm thế của người làm Công tác xã hội, sẵn sàng lắng nghe, động viên, trấn an những lo lắng, hoang mang mà họ chia sẻ khi nhận tin bệnh tật, khi lần đầu tiên "chân ướt chân ráo" đặt chân đến Viện.

Tâm sự nữ nhân viên y tế là F1 của bệnh nhân người Thụy Điển - Ảnh 4.

Lắng nghe, xác minh thông tin để lên kế hoạch trợ giúp người bệnh. Ảnh: Phạm Yến.

Sau những giờ tiếp cận, lắng nghe, chia sẻ, thu thập thông tin, xác minh thông tin, chúng tôi sẽ lên kế hoạch trợ giúp người bệnh. 

Có khi đó chỉ là sự chia sẻ về tinh thần, là những lời động viên mong người bệnh an lòng điều trị; Có khi là sự kết nối với cộng đồng để hỗ trợ người bệnh bớt đi những lo lắng về chi phí điều trị, chi phí sinh hoạt. Và chúng tôi quan tâm tới các vấn đề thuộc về tâm lý, tinh thần và xã hội của người bệnh.

Chúng tôi sẵn sàng cùng các y, bác sĩ giúp đỡ người bệnh trong khả năng tốt nhất có thể. Chúng tôi mong những người bệnh bớt đi gánh nặng tinh thần để yên tâm phối hợp điều trị. Chúng tôi mong vấn đề tài chính không hoàn toàn là áp lực lớn nhất của người bệnh. Và chúng tôi mong người bệnh không may mắc bệnh máu đến được với Viện tôi luôn có cơ hội tốt để điều trị...

Tâm sự nữ nhân viên y tế là F1 của bệnh nhân người Thụy Điển - Ảnh 5.

Nhân viên CTXH sẵn sàng cùng các y, bác sĩ giúp đỡ người bệnh trong khả năng tốt nhất có thể. Ảnh: Phạm Yến.


Tôi đã đến với bệnh nhân người Thụy Điển với tinh thần như thế. Chúng tôi hiểu phần nào ông hoàn toàn là người "yếu thế" khi một thân một mình ở một đất nước xa lạ, không người thân thích, không có bất cứ gì ngoài tấm thân bệnh tật và đang rất cần phải chữa trị.

Trong khi các bác sĩ của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đang làm mọi cách tốt nhất để điều trị cho ông, thì bệnh nhân vẫn trong tâm lý bất an, không muốn điều trị, không phối hợp, ông sẵn sàng bỏ điều trị - việc này sẽ thật nguy hiểm nếu ông tự ý bỏ điều trị.

Các bác sĩ và điều dưỡng của Viện đã làm những điều cần thiết, những thứ tốt nhất cho người bệnh. Cùng đó có biết bao nhiêu người đã luôn bên cạnh bệnh nhân, từ những người bảo vệ, những nhân viên vệ sinh, những nhân viên ở các khoa phòng khác… đã tiếp cận, điều trị, chăm sóc, hỗ trợ người bệnh.

Tâm sự nữ nhân viên y tế là F1 của bệnh nhân người Thụy Điển - Ảnh 7.

Tập thể Phòng CTXH của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Ảnh:Công Thắng.

Bởi vậy, khi là F1 tôi có hẳn "đồng đội" hùng mạnh bên cạnh.


Tôi đón nhận tin mình là F1 thật bình thản và chắc chắn là không thể tránh khỏi khi chúng tôi vẫn từng ngày làm công việc trong bệnh viện. Một góc nhỏ trong công việc của chúng tôi".

Phòng chống dịch bệnh, lấy cán bộ y tế làm đầu. Muốn hết dịch bệnh, ý thức tự giác của người dân là gốc. Các cụ xưa dạy rằng "lửa thử vàng gian nan thử sức". Tạo hóa dùng dịch bệnh để thử thách con người - đây là phép thử tự nhiên, trong hoàn cảnh điển hình thì tính cách điển hình của con người sẽ lộ diện. Người có bản lĩnh sẽ không hoảng loạn. Người tự giác sẽ không đi lại lung tung. Những người nhân ái cao thượng sẽ đi giúp người.

Lý Thị Hảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top