“Tắm tiên” trong... bồn nước nóng
Người bạn biết tôi đi Thuận Mỹ, cười khoái trá: “Ông đến Thuận Mỹ là đến với cõi… tiên đó”. Sao lại là cõi tiên ở miền xứ Đoài mây trắng này? Tôi gặng hỏi. Cậu bạn úp mở “ông cứ đến đi rồi sẽ biết.
Người ta bảo Thuận Mỹ là “cõi tiên”. Điều đó đúng hay sai tùy thuộc vào cách nghĩ của mỗi người. Còn tôi, thực lòng không muốn kể những chuyện ở nơi được cho là “cõi tiên” ấy, bởi thấy chạnh lòng cho những quy chuẩn đạo đức văn hóa ngàn đời được vun đắp ở những con người mộc mạc, chất phác nơi đây đã bị mai một.
“Ở đây có… tiên”
Lời giới thiệu của người bạn khiến tôi tò mò. Tôi từ thành phố Sơn Tây “phi” một mạch hơn 30km đến Thuận Mỹ sau nhiều lần hỏi thăm đường. Tỉnh lộ 86 rẽ vào xã Thuận Mỹ càng đi càng vắng. Đường nhựa thênh thang, bóng cây rừng rợp mát càng làm cung đường trở nên hư ảo dưới bóng mây chiều sơn cước.
Cây cỏ ở đây như được tiếp thêm sức mạnh của không khí trong lành của núi đồi non Tản, nó càng trở nên thơ mộng và thanh bình. Mặc dù cột số báo Thuận Mỹ 12km nữa nhưng tôi vẫn phải dừng xe hỏi khi phát hiện trước mắt có người đàn bà chít khăn kín mít đang phát cỏ chè bên đường.
“Chị cho em hỏi đến Thuận Mỹ?”. “Chú cứ đi thẳng khi nào đến bờ đê nhìn thấy cây đa cổ thụ đầu làng thì đó là Thuận Mỹ”. “Có phải ở đó có…”. “Đúng rồi”. Tôi chưa nói hết câu nhưng người đàn bà có vẻ đã hiểu ý và chỉ đường cho tôi với vẻ gượng gạo khác thường trên ánh mắt chất phác.
Vẫn còn đó cái dáng làng cổ kính của miền quê xứ Đoài. Cây đa đầu làng sừng sững tỏa bóng rợp mát cho Thuận Mỹ. Có lẽ đây là nét duy nhất để khắc họa sự mộc mạc cho miền quê này.
Người đến Thuận Mỹ lần đầu tiên sẽ tự hỏi, miền quê xa nằm bên bờ dòng sông Đà quanh năm thác đổ ầm ào sao, lại xuất hiện nhiều nhà nghỉ đến thế. Những nhà nghỉ máy lạnh chạy ro ro ngày đêm nằm san sát, lấn cả ruộng ngô, bãi khoai màu mỡ của những người nông dân thuần phác.
Trong bản đồ du lịch, Thuận Mỹ, Ba Vì không phải là địa danh du lịch tiếng tăm. Vậy những khối bê tông khang trang trưng biển nhà nghỉ lòe loẹt kia dành cho người làm đồng mệt mỏi nghỉ ngơi sau những giờ lao động vất vả ngày mùa?
Xưa kia, khi Thuận Mỹ còn nghèo, xóm làng trọng việc học hành, lễ nghĩa. Cái tiếng giữa làng đối với họ là điều cao cả hơn tiền bạc và những vật chất giá trị khác. Giá trị văn hóa đạo đức ở Thuận Mỹ giờ đây đã bị thương mại hóa.
Từ đầu làng đến cuối ngõ ở Thuận Mỹ, từ nhà tranh mái lá lạc hậu đến nhà cao tầng tân tiến đều treo: những tấm biển mời gọi du khách “vào gặp tiên”, “tiên tản non sa”… Những tấm biển như vậy được treo kệch cỡm.
Màu biển xanh xanh hồng hồng, với những dòng chữ mời gọi và hình ảnh những “cô tiên tóc nâu môi trầm” lả lơi, đêm cũng như ngày đèn màu nhấp nháy như thị tứ phồn hoa ở xứ nào đó chứ không phải vùng quê dưới Tản non viên nữa. Từ đường làng đến ngõ xóm đâu đâu cũng là biển quảng cáo “Tắm tiên nước nóng… bỏng. Các nàng tiên sẽ đưa “vương gia” vào dòng nước khoáng thiên nhiên 40 độ C”.
Sự đón tiếp chuyên nghiệp khiến tôi không khỏi hoang mang bởi những tiếng cười khúc khích của đám trẻ chăn bò bên triền đê sau lời hỏi thăm của tôi… Chủ nhân của những nhà nghỉ khang trang ấy là những người có lắm tiền của từ thành phố về đây xây dựng. Chính họ là những người mang cái “hồn phố” của nơi phồn hoa về vùng thôn dã này.
Tiên sa… bồn nước nóng
Từ đầu làng đến cuối làng, qua mỗi ngôi nhà lại có người ngó đầu ra vẫy: “đây cơ mà, đây anh ơi!”. Đang đứng trên triền đê sông Đà, chiêm ngưỡng phía bờ bên kia là địa danh Thanh Thủy, Phú Thọ, thì một người đàn ông chạy đến vồn vã: “Này chú, vào tôi đi, nhà tôi nước nóng hơn bên Thanh Thủy nhiều, đảm bảo cho chú sảng khoái, nếu không đồng ý chú cứ thay đổi khi nào vừa lòng thì thôi, “tiên” nhà tôi tha hồ… chọn. Đi, nào đã về đến đây rồi, ở nơi khác làm gì có như ở đây. Chú cần sẽ có 3, 4 “tiên” tắm cho chú một lúc luôn”.
Trong căn nhà mái ngói khang trang, cả hai vợ chồng trông rất thuần phác giới thiệu về “tiên nữ” hiện đang có trong nhà mình. Bên dãy phòng kế bên cửa đóng then cài, tiếng nước xối xả hòa lẫn tiếng cười khúc khích bên trong. 6 phòng bồn đều đóng kín cửa.
Chị vợ đon đả ra đầu nhà bẻ chùm nhãn mang vào mời khách: “Chú uống nước đi rồi ăn hoa quả, cây nhà lá vườn nom thế mà ngọt lịm”. Một lúc sau, cánh cửa phòng mở tung, mấy cô “tiên” từ bồn nước tắm bước ra, quay đầu rũ nước trên mái tóc.
Mấy người đàn ông bước theo sau, đầu tóc ai nấy nhỏ từng giọt nước xuống vai áo khô. Ngoài sân, một cụ già vẫn đang băm rau lợn từ khi tôi vào đến giờ. “Em vào tắm đi, tiên nữ sẽ tắm cho em, em sẽ hết mệt”.
“Nước nhà anh không nóng thì phải”. “Có. Em không pha nước mát có khi bỏng không chịu được ấy chứ”, “Lan, Thủy, Hạnh… đâu vào đây em”. Cả ba cái tên vừa được chủ hô liền vào bên bàn tôi đang ngồi. “Đấy! Em thích “tiên” nào thì vào, hay cả 3 đi để các cô ấy tắm cho sạch”.
“Các em cứ ngồi uống nước đi, tôi đi đường xa giữa trời nắng hơi mệt, sợ cảm lắm, để tôi nghỉ ngơi đã”. Thật ra, những cái tên mỹ miều ngồi cạnh tôi bây giờ thì chỉ để gọi thôi, chứ chắc chắn chả phải tên cha mẹ đặt cho.
Tôi nhìn một cô gái khuôn mặt hiền lành có tên Thủy: “Em ngồi xuống đây đi”. Thủy nhẹ nhàng rót nước mời tôi. Đôi tay của Thủy khiến tôi giật mình. Nó không còn là đôi tay của người con gái tuổi đôi mươi nữa, mà nhăn nheo như đôi tay của bà cụ già vừa rút lên từ ruộng cấy mùa đông giá.
Tôi hỏi cô từ vùng nào tới, Thủy không nói nhưng chất giọng còn lơ lớ cũng khẳng định được em đến từ vùng quê nào rồi. “Tôi đi đường xa, không dám tắm, sợ bị cảm. Tôi ở xuôi lên làm dự án, và sẽ còn làm ở đây nhiều ngày, em cho tôi xin số điện thoại, nếu tối rảnh tôi có thể mời em ra uống nước mía dưới gốc đa đầu làng”.
![]() |
Từ đầu làng đến cuối làng đều có dịch vụ “tắm tiên” |
Cách đây ít hôm, tôi trở lại Thuận Mỹ đã gọi cho Thủy và cô đã nhận lời ra quán nước mía. “Anh lạ nhỉ, sao anh có vẻ quan tâm đến người như bọn em. ở đây người ta đến rồi về nhưng chẳng ai hỏi han kỹ như anh cả” - Thủy thắc mắc. Rồi cô gái kể: “Em đã có chồng con, quê em nghèo nên em bỏ con cho bà nói dối chồng đi làm ở ngoài Hà Nội.
Làm cái này cũng khổ lắm, nhưng vẫn phải chấp nhận vì em chẳng biết làm gì hơn để có tiền nuôi chồng con. Mỗi ngày tắm cho khách cũng được vài trăm ngàn đồng. Đấy là em khỏe, chứ ai mà yếu chỉ tắm được cho 3, 4 người một ngày thôi. Ngâm nước suốt ngày, người bã như vắt giẻ, nước làm rụng tóc, da tay chân như người chết nước.
Con gái bọn em ngâm nước như thế, bệnh phụ nữ khó lòng chữa trị được, có khi lở loét hết”. Thủy cho biết: “Cách đây vài tuần có một chị đến đây làm đã phải mang theo cả đứa con nhỏ 6 tháng tuổi gửi chủ nhà. Vừa làm, vừa nuôi con được chưa đầy một tháng đã bị ốm, về quê rồi”.
Phận làm kiếp mua vui cho người là vậy. Lạc vào cõi làm “tiên” này có phải ai cũng làm người tội lỗi? Đến Thuận Mỹ nếu có nhu cầu có thể ới một tiếng lập tức 10 “tiên nữ” kỳ cọ cho từng kẽ chân… lông, vui đùa thỏa thích trong bồn tắm nước nóng được khơi hút từ lòng đất sâu tới cả nghìn mét.
5 năm trở lại đây, khi Thuận Mỹ du nhập thú “tắm cho khách mời” thì miền quê này không còn bình lặng nữa. Tệ nạn đã đẩy làng quê thôn dã vào chốn ăn chơi.
Đi từ đầu làng đến cuối làng, người ta khó bắt gặp hình ảnh thôn nữ gánh nông sản ngày mùa, nhưng dễ dàng thấy các “tiên nữ” lượn qua, lượn lại, đứng gọi khách. Nhà nhà có “tiên nữ, người người đón khách cho tiên nữ tắm”. Cái gọi là nghề mà không phải nghề ấy nó được người thành phố mang về đây đã đánh bật được cả nghề làm nông nghiệp cố hữu.
Tất cả những quy chuẩn của đạo đức, của văn hóa mà ngàn đời nay vun đắp hình như không còn ý nghĩa ở miền quê Thuận Mỹ này nữa. Luồng gió đen được du nhập từ chính người thành thị đã làm xói mòn hồn quê nơi đây.
(An ninh Thủ đô)

Sáng vào hóa chất, tối học, nam sinh ung thư máu đạt 28 điểm thi THPT khối A00
Giáo dục - 7 giờ trướcSáng điều trị hóa chất, tối học bài trên giường bệnh, Trương Huy Bách, chàng trai mắc ung thư máu, vẫn xuất sắc đạt 28 điểm 3 môn Toán, Lý, Hoá trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, trở thành Á khoa khối A00 của trường.

Nghiên cứu lắp camera xử phạt vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở TP.HCM
Đời sống - 8 giờ trướcSở Xây dựng TP.HCM đề xuất lắp camera giám sát, tăng cường kiểm tra và xử phạt lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để lập lại trật tự, đảm bảo giao thông an toàn.

Đảm bảo an toàn giao thông phục vụ các sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn Thủ đô
Thời sự - 9 giờ trướcSáng 18-7, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky - Phó Giám đốc Công an thành phố (CATP) dự và chỉ đạo hội nghị.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Thái Nguyên
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Dịch tả lợn Châu Phi liên tiếp xuất hiện ở nhiều xã, phường tại tỉnh Thái Nguyên, hàng chục tấn lợn nhiễm bệnh đã phải tiêu hủy.

Tử hình kẻ cầm đầu nhóm ‘quái xế’ gây náo loạn, khiến 3 thanh niên tử vong
Pháp luật - 10 giờ trướcThanh niên cầm đầu nhóm "quái xế", mang theo "hàng nóng", rượt đuổi, đánh nhau trong đêm trên phố Hà Nội khiến 3 người tử vong vừa nhận án tử hình về tội Giết người.

Quảng Trị: Nguyên nhân cá chết bất thường tại hồ điều hòa Nam Lý
Xã hội - 10 giờ trướcGĐXH - Lượng lớn cá trong hồ điều hòa giữa khu dân cư ở Quảng Trị chết bất thường. Ngoài việc thu gom xử lý, đơn vị liên quan cũng nỗ lực tìm phương án chấm dứt tình trạng này.

Nam sinh Hà Nội với 3 điểm 10 trở thành thủ khoa toàn quốc khối A00
Giáo dục - 11 giờ trướcNguyễn Tự Quyết, học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) không hề so đáp án các môn cho đến khi biết mình đỗ thủ khoa khối A toàn quốc.

Từ vụ va chạm giao thông, công an bắt giữ 2 đối tượng mua bán ma túy
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình xử lý vụ va chạm giao thông giữa xe máy và xe ô tô, lực lượng chức năng tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Bắt 8 giang hồ cộm cán xứ Thanh trong băng nhóm tội phạm do Ý 'Ẻng' cầm đầu
Pháp luật - 12 giờ trướcPhòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hoá bắt 8 kẻ trong băng nhóm tội phạm do Bùi Quốc Ý (tức Ý "Ẻng", trú phường Hạc Thành) cầm đầu.

Hồ rộng hàng ngàn m2 bị 'bức tử', Hà Nội yêu cầu kiểm tra xử lý nghiêm
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Dù nằm trong danh mục ao, hồ không được san lấp của TP Hà Nội, thế nhưng, hồ Cầu Cốc (phường Tây Mỗ) vẫn đang bị hàng loạt công trình kiên cố ngang nhiên lấn chiếm, đổ thải gây ô nhiễm nghiêm trọng, bức xúc trong dư luận.

Miền Bắc sắp mưa rất to do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha)?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo của cơ quan khí tượng, sáng nay (19/7), bão Wipha sẽ tiến vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm nay. Khu vực miền Bắc và các tỉnh từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh có mưa rất to do ảnh hưởng của bão.