Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tan hoang rừng nghiến Hảo Nghĩa: Dễ hiểu vì sao rừng bị phá!

Thứ sáu, 11:06 27/03/2009 | Pháp luật

Giadinh.net - UBND huyện Na Rì (Bắc Kạn) đã thành lập tổ giám sát khai thác tận thu gỗ, thế nhưng tổ giám sát này lại được hưởng lương do công ty khai thác gỗ trả và cứ thế, rừng đã bị tàn phá

Giám sát "hai mang"

Để cho khách quan trong việc khai thác tận thu gỗ nghiến, UBND huyện Na Rì (Bắc Kạn) đã thành lập tổ giám sát khai thác tận thu gỗ nằm trên đất lâm nghiệp tại xã Hảo Nghĩa. Trớ trêu thay, tổ giám sát này lại được chính công ty khai thác tận thu gỗ trả lương. Kết hợp với thái độ của ông Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bắc Kạn, không có gì là khó hiểu vì sao rừng bị tàn phá.
Làm việc với chúng tôi về thông tin tổ giám sát "ăn" lương của Cty TNHH Đầu tư phát triển lâm nông nghiệp Việt Nam (Cty Lâm nghiệp Việt Nam) - đơn vị được cấp phép khai thác tận thu gỗ nghiến trên đất lâm nghiệp xã Hảo Nghĩa, ông Nông Văn Tuyên - Bí thư Đảng uỷ xã Hảo Nghĩa cho biết: "Tôi chỉ biết tổ giám sát trong xã gồm có: Ông Hoàng Khải Chiến, Chủ tịch UBND xã làm tổ trưởng; thành viên gồm ông Hà Văn Giang, cán bộ lâm nghiệp xã; ông Hà Thế Chính, công an xã; ông Hoàng Văn Toản, trưởng thôn Khuổi A. Tổ giám sát có nhận "lương" của doanh nghiệp hàng tháng hay không thì tôi không biết. Đây là việc tế nhị, nên tôi cũng không để ý".
Để làm rõ thông tin trên, chúng tôi đã làm việc với ông Hoàng Khải Chiến, Chủ tịch UBND xã Hảo Nghĩa. Lúc đầu, ông Chiến kiên quyết không trả lời với lý do: Theo quy định trong các cuộc họp với Ban chỉ đạo tận thu gỗ nằm trên đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn, lãnh đạo địa phương muốn làm việc với phóng viên phải được sự đồng ý của lãnh đạo Ban chỉ đạo.
 
Tuy nhiên, khi chúng tôi điện thoại cho ông Nguyễn Bá Ngãi, quyền Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn, Phó Ban thường trực chỉ đạo tận thu gỗ nằm trên đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn hỏi về quy định phi lý này, thì ông Ngãi khẳng định: Ban chỉ đạo không hề quy định như vậy. Không còn lý do nào để từ chối, cuối cùng ông Chiến đành chấp nhận làm việc với chúng tôi. Ông Chiến thừa nhận, mỗi tháng tổ giám sát có nhận của Cty Lâm nghiệp Việt Nam 4,5 triệu đồng.
 
Đến nay, tổ giám sát đã nhận 4 tháng với tổng số tiền là 18 triệu đồng. Đây là tiền công tổ giám sát được trả để thực hiện giám sát việc khai thác gỗ của công ty này. Cũng theo ông Chiến, tổ giám sát không ký hợp đồng gì với công ty, mỗi khi nhận tiền chỉ ký giấy biên nhận viết tay. Còn về việc chia nhau số tiền trên, ông Chiến cho biết: Chúng tôi chia theo công sức của từng người bỏ ra trong quá trình giám sát.
 
Nói về việc tổ giám sát "ăn lương" của công ty mà mình đang giám sát, ông Nguyễn Bá Ngãi cho biết: Tổ giám sát không thể "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng". Nếu dùng ngân sách Nhà nước để trả công cho tổ giám sát thì sai luật, nên việc tổ giám sát được Cty Lâm nghiệp Việt Nam trả phụ cấp hàng tháng cũng chẳng có gì khó hiểu(!?).
 
Rễ cây nghiến cũng bị xẻ thịt.                                                   Ảnh: M.Q
 
Với câu trả lời của ông quyền Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn, Phó Ban thường trực chỉ đạo tận thu gỗ nằm trên đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn, chẳng có gì bất ngờ khi tổ giám sát báo cáo: Từ khi được cấp phép khai thác tận thu ngày 30/10/2008 đến nay, Cty Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện khai thác đúng như giấy phép.
 
Nhưng Cty Lâm nghiệp Việt Nam lại báo cáo, đến nay họ mới chỉ khai thác được hơn 270m3 gỗ, số gỗ còn lại đã bị "lâm tặc" lấy trộm gần hết. Số gỗ mà Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam xin khai thác tận thu là gỗ nằm do "lâm tặc" bỏ lại.
 
Điều khó hiểu là trước khi tổ chức khai thác, công ty này đã dựng lán trại ngay tại rừng cho tổ giám sát ăn ngủ tại chỗ để thực hiện việc giám sát và bảo vệ gỗ. Vậy "lâm tặc" lấy gỗ đi lúc nào mà tổ giám sát không biết?
 
Dư luận cho rằng, phải chăng Cty Lâm nghiệp Việt Nam đã "bắt tay" với tổ giám sát báo cáo số lượng gỗ đã khai thác ít đi để trốn thuế (1.750.000 đồng tiền thuế/m3) và số tiền cam kết tự nguyện đóng góp cho ngân sách địa phương 300.000 đồng/m3?
 
Rừng bị tàn phá, dân đâu được nhờ
 
Theo phương án khai thác gỗ tận thu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam được các cấp có thẩm quyền tỉnh Bắc Kạn phê duyệt, việc tận thu gỗ nằm trong rừng để tạo việc làm chính đáng, tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống người dân, đồng thời, góp thêm nguồn quỹ cho ngân sách địa phương, giúp thuận lợi cho việc quản lý bảo vệ rừng.
 
Nhưng thực tế sau hơn 4 tháng Cty Lâm nghiệp Việt Nam (thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam) tổ chức khai thác tận thu, rừng bị tàn phá tan hoang, bài toán kinh tế cũng bị phá sản.
 
Nếu tính theo biểu giá tính thuế tài nguyên của tỉnh Bắc Kạn áp dụng tại Quyết định số 2447 ngày 7/12/2006 (gỗ nghiến nhóm II, giá tính thuế là 5 triệu đồng/m3, thuế suất là 35%) thì 1.700m3 gỗ nghiến tận thu ở xã Hảo Nghĩa, Cty Lâm nghiệp Việt Nam phải nộp trên 2,9 tỷ đồng.
 
Ngoài ra, công ty này còn cam kết đóng góp cho ngân sách địa phương thêm 300.000 đồng/m3. Như vậy, tổng cộng xã Hảo Nghĩa sẽ thu được hơn 3,4 tỷ đồng. Nhưng theo Báo cáo số 05 ngày 12/3/2009 của Cty Lâm nghiệp Việt Nam thì họ mới nộp thuế được 450 triệu đồng, vì đến nay công ty mới chỉ thu được hơn 270m3 gỗ. Số gỗ còn lại đã bị "lâm tặc" lấy trộm gần hết.
 
Không biết, sự thực có phải gỗ do "lâm tặc" lấy hay đã được Cty Lâm nghiệp Việt Nam tận thu sau đó "bán lậu" để trốn thuế? Bởi ngoài chuyện tổ giám sát hàng tháng "ăn lương" của công ty, thì ông Hoàng Khải Chiến - Tổ trưởng còn thừa nhận: "Do bận trăm công nghìn việc của xã, nên tôi chỉ đi giám sát vào những ngày nghỉ cuối tuần".
 
Chưa hết, theo phương án khai thác tận thu, hàng trăm người dân địa phương sẽ được tạo việc làm chính đáng, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Nhưng thực tế tại xã Hảo Nghĩa, số người dân được hưởng lợi từ việc khai thác tận thu rất ít, không những vậy họ phải làm phần việc rất vất vả, nguy hiểm - đó là vác gỗ thuê với giá 30 - 50.000 đồng/hộp gỗ xẻ cho quãng đường gần 5km từ trên núi xuống.
 

Nhọc nhằn vác gỗ thuê.

 
Anh Hà Văn Nhiệu, dân tộc Nùng, xã Hảo Nghĩa vác gỗ thuê cho công ty được 2 ngày cho biết: "Mỗi hộp gỗ nặng khoảng 50kg, lại đi qua nhiều vách núi cheo leo, chỉ cần sơ sẩy là mất mạng như chơi".
 
Bà Nông Thị Bích - Bí thư Chi bộ thôn Khuổi A cho biết: "Mặc dù rừng gỗ được cấp phép khai thác nằm tận trong diện tích rừng của thôn, nhưng toàn thôn cũng chỉ có hơn 10 người hưởng lợi (đi xẻ và vác gỗ thuê cho công ty), chứ lấy đâu ra hàng trăm người như phương án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt".
 
Cũng theo bà Bích, thôn toàn người già, trẻ em, cách tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân bằng việc đi vác gỗ thuê chẳng khác nào đánh đố người dân?!
 
Không biết sau việc khai thác tận thu rừng nghiến ở xã Hảo Nghĩa, người dân có được cải thiện đời sống, hay là ráo mồ hôi là hết tiền? Nhưng có một thực tế trong việc khai thác tận thu thí điểm này, tỉnh Bắc Kạn đã bị "thất thu" hàng tỷ đồng so với kế hoạch đã được phê duyệt.
 
Khi Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tiến hành tổ chức khai thác đồng loạt gần 10.000m3 gỗ nghiến còn lại trên địa bàn toàn tỉnh, thì rừng Bắc Kạn còn bị tàn phá đến mức nào và số tiền thất thu sẽ lên tới đâu? Thiết nghĩ, UBND tỉnh Bắc Kạn cần xem xét lại chính sách khai thác tận thu trước khi quá muộn.

 Minh Quang

phuoclong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P cuối): Manh mối không ngờ tới

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P cuối): Manh mối không ngờ tới

Pháp luật - 21 phút trước

GĐXH - Vụ tạt a-xít vào chị N tại khu bếp của trạm dừng nghỉ đã khiến người phụ nữ này tổn hại tới 68% sức khỏe, không thể lấy lại dung mạo như cũ. Công an tỉnh Hòa Bình xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng nên đã giao Phòng Cảnh sát hình sự chủ trì, phối hợp với Công an huyện Cao Phong nhanh chóng tìm ra hung thủ.

Bắt quả tang thai phụ 8 tháng sử dụng ma tuý ở Hà Nội

Bắt quả tang thai phụ 8 tháng sử dụng ma tuý ở Hà Nội

Pháp luật - 1 giờ trước

Quá trình khám xét, cơ quan Công an phát hiện một phụ nữ dù đang mang thai 8 tháng nhưng vẫn sử dụng ma tuý cùng 2 đối tượng khác.

Cà Mau đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Cà Mau đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Tỉnh Cà Mau đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân liên quan tới tiêu chí thành lập, số lượng thành viên và chính sách hỗ trợ đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn.

Đỗ ô tô giữa đường để chụp ảnh cưới, 4 người bị khởi tố

Đỗ ô tô giữa đường để chụp ảnh cưới, 4 người bị khởi tố

Pháp luật - 11 giờ trước

Phạm Đức Hải (tức Hải idol) đã xúi giục một số người khác cùng đỗ ô tô giữa đường, chạy xe dàn hàng ngang trên đường để chụp ảnh.

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật - 23 giờ trước

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Trên tàu cá, do mâu thuẫn sinh hoạt, Tô Văn Riểu đã dùng một con dao phay chém nhiều lần vào vùng đầu ông Suất khiến nạn nhân bị tổn hại 29% sức khỏe.

Sơn La đề xuất số lượng Tổ và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn

Sơn La đề xuất số lượng Tổ và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Theo phương án đề xuất đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân, tỉnh Sơn La dự kiến sẽ bố trí 2.248 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn, mỗi Tổ sẽ có 3 thành viên.

Công an vào cuộc xác minh nhóm nữ học viên tập yoga giữa đường tại Thái Bình

Công an vào cuộc xác minh nhóm nữ học viên tập yoga giữa đường tại Thái Bình

Pháp luật - 1 ngày trước

Hiện lực lượng công an đang phối hợp để xác minh danh tính và tiến hành xử lý theo quy định về vụ việc nhóm học viên tập yoga giữa đường.

Công an TP Hồ Chí Minh cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Công an TP Hồ Chí Minh cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Pháp luật - 1 ngày trước

Riêng 5 tháng đầu năm 2024, TP Hồ Chí Minh xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em được phát hiện với 46 nạn nhân. Trong đó có đến 40 vụ liên quan đến xâm hại tình dục.

Ba 'nữ quái' ở phố Tây Bùi Viện

Ba 'nữ quái' ở phố Tây Bùi Viện

Pháp luật - 1 ngày trước

Dù trẻ tuổi và ít học nhưng hành vi phạm tội của 3 bị cáo thể hiện sự mưu mô, có tổ chức trong việc lên kế hoạch và thực hiện. Các bị cáo dàn cảnh gây án để rồi nhận bản án nghiêm khắc

Top