Tập trung nâng cao nhận thức người dân
Giadinh.net - Việt Nam là một quốc gia có vùng biển lớn với bờ biển dài trên 3.260km (không tính bờ các đảo), không gian biển rộng, nguồn tài nguyên phong phú.
Chúng ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ với tổng diện tích khoảng 1.700km², trong đó có 3 đảo có diện tích lớn hơn 100km², 23 đảo có diện tích hơn 10km², 82 đảo có diện tích lớn hơn 1km² và trên 1.400 đảo chưa có tên. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và nhiều khu vực địa lý quan trọng ở ven biển đã tạo cho vùng biển Việt Nam có vị trí địa lý kinh tế và địa chính trị trọng yếu.
Chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước
Cộng tác viên DS đang phát tờ rơi tuyên truyền KHHGĐ cho phụ nữ vùng biển Quy Nhơn, Bình Định (Ảnh: Dương Ngọc). |
Thứ trưởng Đức chia sẻ, công dân biển đông, nhưng nhận thức của cộng đồng, người dân về tầm quan trọng của biển còn rất ít, tinh thần công dân biển chưa cao nên chưa thực sự có lực lượng công dân biển hiểu một cách đầy đủ về biển. Do đó, chúng ta rất cần tạo nguồn nhân lực hiểu biết về biển, biết tận dụng cơ hội từ biển và biết bảo vệ biển để mối quan hệ giữa biển và bờ, giữa dân và biển trở nên hài hòa.
Đảng và Nhà nước đang tiến tới dân sự hoá một số đảo để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, khuyến khích công dân, người dân ven biển ra định cư lâu dài ở một số đảo. Bởi ngoài phát triển quốc phòng, còn phải thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của đất nước là xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Đặc biệt, là xây dựng được thế trận lòng dân. Vì vậy, dân sự hoá các đảo trở thành vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Hiện đã có 21 hộ dân ra định cư ở 3 đảo thuộc quần Trường Sa, đã có 1 công dân đảo Trường Sa ra đời.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được giao quy hoạch, đánh giá lại toàn bộ hệ thống đảo để đưa vào sử dụng, trong đó có vấn đề di dân giữ vững chủ quyền. Việc quy hoạch, bố trí, di dân ra đảo đang tiếp tục thực hiện và sắp tới sẽ tăng cường thêm một bước khi có một quy hoạch cụ thể.
Định hướng nhiều vấn đề quan trọng
Bộ Y tế đang triển khai các hoạt động nhằm kiểm soát để quy mô dân số vùng ven biển, vùng đảo không vượt quá 34 triệu người vào 2015 và 37 triệu người vào 2020. Muốn vậy, tỉ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 – 49 tuổi) ở các vùng biển, đảo và ven biển cần đạt 72% từ năm 2015 – 2020. Dự kiến, từ năm 2009 - 2015 sẽ thực hiện nâng cao chất lượng dân số; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, SKSS, KHHGĐ. Nâng cao chất lượng thông tin quản lý về DS-KHHGĐ; thí điểm và nhân rộng một số loại hình, mô hình; tổ chức các hoạt động hỗ trợ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, SKSS - KHHGĐ. Từ năm 2016 - 2020, sẽ nâng cao chất lượng dân số; vận hành hệ thống thông tin quản lý về DS-KHHGĐ.
Những đích trên đòi hỏi công tác tuyên truyền, vận động người dân vùng biển, ven biển và vùng đảo cần được đẩy mạnh và có hiệu quả. Và để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, các đội lưu động y tế - KHHGĐ tuyến huyện sẽ được tổ chức tại các xã đảo, xã ven biển, xã có trên 5.000 người lao động nhập cư (làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế, cảng biển, âu thuyền, cảng cá…), nơi chưa đủ điều kiện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, SKSS – KHHGĐ thường xuyên, có chất lượng. Đội ngũ cán bộ y tế cũng sẽ được nâng cao năng lực, cung cấp phương tiện vận chuyển và bổ sung trang thiết bị y tế cho đội lưu động y tế - KHHGĐ tuyến huyện tại phạm vi thực hiện Đề án Kiểm soát quy mô dân số và đảm bảo chất lượng dân số các vùng biển, đảo và ven biển.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị giao ban trực tuyến về công tác DS-KHHGĐ, Bộ Y tế đã chủ trì cùng các bộ, ngành, địa phương ban hành văn bản Hướng dẫn thực hiện Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020 (theo Quyết định số 52/2009-TTg ngày 9/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc T.Ư sẽ phải hoàn thành Kế hoạch thực hiện Đề án trình địa phương triển khai. Đồng thời hướng dẫn các địa phương ổn định bộ máy làm dân số, cán bộ các cấp; Nghiên cứu, điều chỉnh mức chi cho khu vực miền núi và TP trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ; phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo thực hiện chương trình đào tạo cán bộ trung cấp dân số - y tế để thực hiện tuyển sinh ngay năm học 2009-2010.
Từ nay đến giữa quý III/2009, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 44-KL/TƯ của Bộ Chính trị về công tác DS-KHHGĐ; hoàn thiện Đề án tổng thể nâng cao chất lượng dân số Việt Nam… Đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền cảnh báo và chủ động kiểm soát, giải quyết nguyên nhân sâu xa làm mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh; xây dựng Dự án Luật Dân số; xây dựng Chiến lược Dân số - SKSS giai đoạn 2011-2020.
Diệu Ngát
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 1 năm trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.
Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.
Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.
Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.
Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách
Dân số và phát triển - 9 năm trướcGiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.
Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.
Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam
Xã hội - 10 năm trướcGiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.
Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể
Dân số và phát triển - 10 năm trướcNhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.
Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng
Đường lối - Chính sách - 10 năm trướcGiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.
Cơ cấu “dân số vàng” – cơ hội và thách thức
Dân số và phát triểnDân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triệu người – đứng thứ 14 trên thế giới và đứng thứ 8 ở châu Á. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết được những thách thức cũng như tận dụng được cơ hội vàng mà cơ cấu “dân số vàng” mang lại.