Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thách thức về già hóa dân số

Giadinh.net - Già hoá dân số là một quá trình diễn ra khi tỷ lệ người lớn và người cao tuổi tăng lên, còn tỷ lệ trẻ em và vị thành niên giảm đi, cũng là lúc mức sinh giảm xuống và tuổi thọ bình quân không thay đổi hoặc tăng lên.

Thế kỷ XXI được Liên Hợp Quốc dự báo sẽ là thế kỷ già hóa. Nhiều nước trên thế giới hiện đang rất quan tâm và tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình này.

Già hoá dân số ở Việt Nam

Theo Tổng điều tra dân số 1999, tuổi thọ trung bình của Việt Nam ngày càng cao (1999 đạt 68,6 tuổi), vượt qua tuổi thọ trung bình của thế giới (66 tuổi). Thời kỳ 1989-1999, tỷ lệ người cao tuổi (được Pháp lệnh Người cao tuổi quy định là người từ 60 tuổi trở lên) đã tăng gần gấp đôi tỷ lệ tăng dân số của cả nước, từ 4,64 triệu người (năm 1989) lên 6,19 triệu người, chiếm 8,12% dân số cả nước. Theo Điều tra biến động dân số ngày 1/4/2008, tỷ lệ người cao tuổi tiếp tục tăng nhanh, chiếm 9,9% dân số cả nước. Dự báo đến năm 2020, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm xấp xỉ 15% dân số, và đến năm 2030 người cao tuổi nước ta sẽ đạt 17 triệu người, chiếm gần 18% dân số.

Người cao tuổi nước ta phân bố không đồng đều, tập trung tại 3 vùng đông dân nhất cả nước là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ. Đại đa số người cao tuổi sống tại nông thôn, phần lớn trong số này là nông dân và làm nông nghiệp. Số người cao tuổi ở thành thị ngày càng tăng lên cùng với quá trình đô thị hoá, đang trở thành một trong những vấn đề bức xúc trong việc thực hiện các chính sách đối với người cao tuổi. Cơ cấu giới tính của người cao tuổi ở nước ta có sự chênh lệch lớn nghiêng về phía nữ giới. Tuổi càng cao thì số cụ bà càng nhiều hơn số cụ ông, từ 85 tuổi trở lên, số cụ bà gần như nhiều gấp 2 lần số cụ ông. Người cao tuổi sống không có vợ hoặc chồng chiếm tỷ lệ cao (trên 61%), trong đó số phụ nữ cao tuổi sống đơn thân nhiều hơn so với nam giới.

Trình độ học vấn, chuyên môn của người cao tuổi đang dần được cải thiện song còn nhiều hạn chế. Một số lượng lớn các cụ không biết đọc biết viết, đặc biệt là các cụ ở nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do phần lớn người cao tuổi nước ta sinh ra trong thời kỳ đất nước có chiến tranh, việc đi học gặp nhiều khó khăn. Phần lớn người cao tuổi có trình độ học vấn cao đều sống ở khu vực thành thị. Một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao nằm trong lớp người cao tuổi, là một nguồn lực lao động cần phát huy trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xã hội thông tin đang đòi hỏi mọi người phải học tập suốt đời. Học để làm gương cho con cháu, học để cống hiến cho gia đình và xã hội. Tuổi già và tuổi trẻ phải bình đẳng về cơ hội và được chăm lo cơ bản về sức khoẻ và hạnh phúc.
 
Công tác chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam đang chuyển biến tích cực. (Ảnh: Vũ Hồng Quang)

Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam

Ngày 26/8/1991, Liên Hợp Quốc ra Nghị quyết lấy ngày 1/10 hàng năm là Ngày quốc tế Người cao tuổi. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam lúc đó đã ra lời kêu gọi cả nước hưởng ứng quyết định của Liên Hợp Quốc, đồng thời khẳng định “Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi là một chính sách rất quan trọng và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta”.

Ở Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của già hoá dân số, từ nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến người cao tuổi: Chỉ thị 59- CT/TW ngày 17/9/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chăm sóc người cao tuổi; Quyết định 121/1998/QĐ-TTg ngày 9/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Uỷ ban năm Quốc tế Người cao tuổi Việt Nam; Chỉ thị 34/ 1998/ CT-TTg ngày 30/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức hoạt động Năm Quốc tế Người cao tuổi; Pháp lệnh Người cao tuổi (số 23/2000/PL-UBTVQH10) được ban hành năm 2000; Nghị định 30/2002/NĐCP ngày 26/3/2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi. Quyết định 141/2004/QĐ-TTg ngày 05/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam.

Nghị quyết 47- NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về: “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ”, trong đó yêu cầu “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, thanh thiếu niên, người cao tuổi... và mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. “Tại các điều 4, 5, 18 của Pháp lệnh Người cao tuổi đã khẳng định trách nhiệm của toàn xã hội, của ngành y tế trong việc chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe. Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 cũng đã đặt ra việc chăm lo sức khoẻ người cao tuổi và khuyến khích tư vấn, thăm khám tại nhà người cao tuổi. Ngày 21/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định “Về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2005- 2010”, trong đó xác định người cao tuổi là một trong những đối tượng ưu tiên chăm sóc sức khỏe, chỉ rõ các yêu cầu đối với ngành y tế về các hoạt động chủ yếu nhằm nâng cao sức khoẻ người cao tuổi. Tại điều 2, mục 12, khoản b, Nghị định số 188/2007/NĐ - CP ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế tiếp tục giao trách nhiệm cho Bộ Y tế trong việc chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi.

Từ khi Pháp lệnh Người cao tuổi được Quốc hội thông qua, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi từng bước có những chuyển biến theo hướng mở rộng loại hình dịch vụ đặc thù này. Cùng với sự ra đời các cơ quan về người cao tuổi, Hội Người cao tuổi Việt Nam, các Trung tâm, các Quỹ dành cho người cao tuổi theo quyết định của Chính phủ, nhiều nghiên cứu xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã được triển khai. Ngoài ra, không ít doanh nghiệp, nhà hảo tâm cũng tham gia đóng góp vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Đội ngũ cán bộ dân số, y tế cũng như các cộng tác viên DS-KHHGĐ đã thể hiện vai trò của mình trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nhất là tại cộng đồng, đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Nhìn chung các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi còn phân tán, riêng lẻ, chưa mang tính hệ thống và thiếu sự lồng ghép với các chương trình khác liên quan đến người cao tuổi. Các trung tâm dành cho người cao tuổi mới chỉ phục vụ được một phần nhu cầu thực tế, các mô hình chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về hoạch định các chính sách trung hạn và dài hạn đối với chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Việc chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt là đưa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến với người cao tuổi trong một hệ thống thống nhất là đòi hỏi cấp thiết, vừa thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đối với những thế hệ đi trước, vừa phản ánh tình cảm của nhân dân ta dành cho ông bà, cha mẹ theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Từ nhận thức đó, rất cần có một Dự án “Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi”, đối tượng hưởng lợi chính là người cao tuổi, bao gồm các mục tiêu cụ thể: Xây dựng và củng cố hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi trên phạm vi cả nước; Đảm bảo người cao tuổi được tiếp cận các dịch vụ cơ bản chăm sóc sức khỏe.
 

Những gợi mở chính của dự án:

1. Khảo sát đánh giá về thực trạng sức khỏe người cao tuổi theo chuẩn quốc tế để xác định nhu cầu và xây dựng quy hoạch các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

2. Xây dựng thí điểm mô hình và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng.

3. Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục, vận động thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

4. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y tế trong công tác phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm các bệnh ở người cao tuổi.

5. Lồng ghép các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội.

6. Đánh giá và đề xuất hoàn thiện các chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp với tiềm năng và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Võ Anh Dũng (Trung tâm Thông tin và tư liệu dân số)

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top