Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thời cơ chuyển từ lượng sang chất

Giadinh.net - "Thời gian qua, công tác DS-KHHGĐ tập trung vào giảm sinh – đây là một công việc khó mà các cán bộ, cộng tác viên dân số cơ sở đã làm rất tốt. Song, thời gian tới, công việc sẽ còn khó khăn gấp bội phần, nhất là khi công tác dân số chuyển từ lượng sang chất".

TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế trao đổi như vậy với PV Báo GĐ&XH nhân Ngày Dân số Việt Nam 26/12.
 
Chất lượng dân số cần được tập trung cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. (Ảnh: H.T)

Đó cũng là một trong những thành tố được thể hiện qua thông điệp của Ngày Dân số Việt Nam năm nay, thưa ông?

- Thông điệp “Tăng cường cam kết, duy trì mức sinh thay thế, từng bước nâng cao chất lượng dân số” cho thấy, trong thời gian tới chúng ta một mặt phải giữ vững cam kết về việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, các địa phương cần phấn đấu nhanh chóng đạt và duy trì mức sinh thay thế, mặt khác cần phải từng bước nâng cao chất lượng dân số - đưa nó trở thành mục tiêu ưu tiên số 1 của công tác dân số trong giai đoạn tới. Khi chúng ta giải quyết vấn đề quy mô dân số, cơ cấu dân số cũng chính là nhằm tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dân số.

Chất lượng dân số là một khái niệm rộng và bao hàm nhiều nội dung khác nhau. Một dân tộc mà cơ cấu dân số không hợp lý: Toàn những người trẻ hoặc toàn những người già; một dân tộc để cho tỉ số giới tính khi sinh mất cân bằng... thì dân tộc đó không thể coi là có chất lượng dân số tốt. Do đó, trong giai đoạn tới, công tác DS-KHHGĐ sẽ phải chuyển hướng mạnh để giải quyết đồng bộ các vấn đề của công tác dân số mà mục tiêu ưu tiên hàng đầu là từng bước nâng cao chất lượng dân số.

Việc chuyển hướng đó sẽ là một cơ hội và cũng không kém phần khó khăn, thách thức. Theo ông, đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ cần được chuẩn bị những gì để phù hợp với sự chuyển hướng đó?

Thời gian qua, Tổng cục DS-KHHGĐ đã triển khai Đề án SLTS&SS (nằm trong Đề án tổng thể nâng cao CLDS) tại 20 tỉnh ở hai khu vực với 2 đơn vị đầu mối - phía Bắc là BV Phụ sản TƯ và phía Nam là BV Phụ sản Từ Dũ. Từ các đầu mối trên, việc SLTS&SS đã có những kết quả tốt, phát hiện được nhiều trường hợp dị tật như hội chứng Down, thiếu men G6PD, suy giáp trạng bẩm sinh...

Năm 2009, Đề án này mở rộng thêm ở 7 tỉnh khu vực miền Trung (đầu mối là Trường ĐH Y dược Huế). Thông qua việc triển khai thí điểm ở các tỉnh, thành phố của 3 trung tâm trên, với lộ trình phù hợp, từng bước một, trong giai đoạn 2011 – 2020, Tổng cục DS-KHHGĐ sẽ mở rộng việc SLTS&SS tới 63 tỉnh, thành và không chỉ ở 3 trung tâm sàng lọc trên mà sẽ có thêm ở một số tỉnh, thành khác nhằm đáp ứng trên quy mô rộng.
 
Đồng thời, Việt Nam cũng dần mở rộng thêm các bệnh cần phải tiến hành sàng lọc, tùy thuộc vào tình hình dịch tễ và cơ cấu bệnh tật trong nước, để từ đó góp phần vào quá trình nâng cao CLDS một cách tốt nhất.
- Thời gian tới, công việc sẽ khó khăn gấp bội phần so với trước đây, khi công tác dân số chuyển từ số lượng sang chất lượng. Chúng ta không thể làm theo một lối mòn. Kinh nghiệm rất quý, nhưng kinh nghiệm không thể thay thế được tri thức.

Thời gian qua, Tổng cục DS-KHHGĐ rất chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ dân số, kỹ năng truyền thông vận động và kiến thức xã hội cho đội ngũ cán bộ của mình. Trong năm 2010 và thời gian tiếp theo, hoạt động này sẽ thường xuyên, liên tục và là một trong những phương hướng được chú trọng cùng nhiều phương hướng khác. Bên cạnh đó, cũng đòi hỏi mỗi cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ phải tăng cường trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện về bản lĩnh để đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ mới mà Đảng và Nhà nước giao cho.

Trước những cơ hội và thách thức mới, ông đánh giá như thế nào về đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ?

- Chúng tôi rất tự hào là ngành Dân số có một hệ thống mà ít ngành có được từ Trung ương đến tận cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách tuyến xã và cộng tác viên dân số ở khắp các thôn, xóm, bản làng, phum, sóc, cụm dân cư. Trong dịp kỷ niệm ngày Dân số thế giới 11/7 vừa qua, ngành Dân số có hội nghị biểu dương đánh giá rất đầy đủ về đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số ở cơ sở.

Chúng ta đạt được những thành tựu về công tác DS-KHHGĐ trong thời gian qua, trước hết là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, các cấp ủy từ Trung ương đến địa phương; sự chỉ đạo sát sao của chính quyền; sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể.

Và không thể không kể đến công lao đóng góp trực tiếp của cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số ở cơ sở. Họ thực sự là những người hùng trong công tác DS-KHHGĐ. Họ đã ngày đêm vận động, giáo dục, thuyết phục người dân chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và về công tác DS-KHHGĐ nói riêng. Thay mặt lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ, chúng tôi xin gửi lời tri ân tới tất cả cán bộ, cộng tác viên dân số ở cơ sở.

Ông có thể chia sẻ bài học từ sự thành công của công tác DS-KHHGĐ?

- Sự thành công đó có rất nhiều bài học kinh nghiệm. Một trong những bài học kinh nghiệm chính là sự phối hợp gắn kết liên ngành. Công tác DS-KHHGĐ đòi hỏi phải có sự tham gia, phối hợp của tất cả các ngành, các cấp, trước hết là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Nếu một địa phương, một đơn vị nào mà cấp ủy, chính quyền không vào cuộc thì nơi ấy không thể có sự thành công. Tiếp đó là vai trò phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể. Và cuối cùng là đội ngũ chuyên trách đủ mạnh, đủ sức tham mưu cho lãnh đạo chính quyền để tổ chức triển khai các hoạt động của công tác DS-KHHGĐ.

Tôi tin tưởng rằng, các cán bộ dân số đã vượt qua được thời kỳ khó khăn thử thách, sẽ tiếp tục đáp ứng được các nhiệm vụ trong thời gian tới. Nhân dịp Ngày Dân số Việt Nam, tôi kêu gọi cán bộ toàn ngành Dân số hãy đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho.

- Trân trọng cảm ơn ông!
 

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để nâng cao chất lượng dân số

Để từng bước nâng cao chất lượng dân số (CLDS), theo ông thời gian tới chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu?

TS Dương Quốc Trọng. (Ảnh: C.H)

- Một trong những nội dung để nâng cao CLDS có ý nghĩa hết sức quan trọng là cải thiện chất lượng giống nòi. Công việc này đã và đang được ngành DS-KHHGĐ triển khai qua Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh (SLTS&SS).
 Sinh ra những đứa con khỏe mạnh, nâng cao chất lượng giống nòi là vấn đề được quan tâm của tất cả các nước trên thế giới. Đối với chúng ta, việc nâng cao chất lượng giống nòi và sức khỏe của người Việt cần được dự phòng ở 3 cấp.
 
Dự phòng cấp 1 là vấn đề phải được quan tâm ngay từ tiền hôn nhân (trước khi kết hôn): Các cặp dự định kết hôn cần được tư vấn, kiểm tra sức khoẻ để sớm phát hiện, phòng ngừa và điều trị (nếu như có thể) những bệnh nhiễm trùng, các bệnh về gen… Họ sẽ quyết định việc có nên lấy nhau hay không nếu khả năng lớn bị vô sinh hoặc sinh ra những đứa trẻ không được như mong muốn. Nếu họ vẫn quyết định sinh con thì cũng cần được tư vấn để phòng ngừa được.

Tuy nhiên, việc thực hiện tốt dự phòng cấp 1 chưa hẳn đã thực sự giảm được nguy cơ về dị tật bẩm sinh, thưa ông?

 - Đúng vậy, nhằm giúp sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ, khi người mẹ mang thai, cần phải kiểm tra cả sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi để tư vấn kịp thời. Việc SLTS giúp nhận biết được sự khuyết tật về mặt hình thể của thai nhi: Bằng kỹ thuật siêu âm có thể phát hiện rất sớm các bệnh như não úng thủy, thoát vị cơ hoành, thoát vị rốn, dị dạng ở tay, chân, thai vô sọ, khuyết tật ống thần kinh, khuyết tật về tim...
 
Có thể tư vấn cho người mẹ lựa chọn đình chỉ thai nghén những trường hợp vì những lý do không thể nuôi được, ví dụ thai vô sọ chẳng hạn, đứa trẻ sẽ không thể sống nổi sau sinh; hoặc có thể tư vấn để điều trị cho thai ngay từ trong bụng mẹ.

Việc SLTS cũng có thể giúp cho chúng ta phát hiện sớm những bất thường, những bệnh liên quan tới gen di truyền, những dị tật về nhiễm sắc thể bằng cách xét nghiệm máu hoặc lấy bệnh phẩm từ thai nhi (như chọc ối, lấy gai nhau,...).

Tuy nhiên kể cả dự phòng cấp 1, cấp 2 cũng chưa thể loại trừ hết được các nguy cơ về dị tật bẩm sinh. Có những trường hợp khi đứa trẻ ra đời rồi mới có thể phát hiện được một số bệnh tật. Vì thế, phải thực hiện dự phòng cấp 3 - phải SLSS để phát hiện sớm dị tật. Hiện nay, chúng ta mới triển khai thí điểm ở một số thành phố và mới sàng lọc 3 bệnh: Thiếu men G6PD, suy tuyến giáp trạng bẩm sinh và tăng sản thượng thận bẩm sinh.

Hà Thư (Thực hiện)

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top