Thực - hư hoa Ưu đàm
GiadinhNet - Gần đây cư dân mạng đang đồn thổi về hoa Ưu đàm "nở rộ" ở một số tỉnh và một số nước theo Phật giáo.
Ưu đàm - loài hoa biểu tượng của nhà Phật. |
Chỉ là "khát vọng dĩ ứng"
Hoa Ưu đàm được nhắc đến trong nhiều tập kinh Phật mang tính "ghi chép hoặc tiên tri nhà Phật" như: kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Tọa Bộ Thượng có thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Giác Chi và nhiều bộ kinh khác. Nhưng cái mốc của nó phải trải qua 3.000 năm mới nở một lần, và không phải ai cũng có thể được nhìn thấy! Hoặc nếu thấy thì chỉ có chư thiên (các thần linh trên trời) mới nhìn hoặc cảm nhận được sự quý báu của loài hoa này (?).
Điều hoa Ưu đàm "đã nở" ứng với Đức Phật Thích Ca khi ra đời thì trước và sau đó đã xảy ra hiện tượng hoa nở để chào đón, loan báo như hiện tượng đã nói ở trong Kinh, trích đoạn truyện cổ tích Phật giáo của Ấn Độ: "Hoàng hậu Ma da, trên đường về thăm quê ngoại, đến vườn Lộc Uyển thì bỗng trở dạ, sinh ra Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni), lúc đó tại vườn này và khắp nước Ca Tì La Vệ có loài hoa Ưu đàm nở rộ và tỏa ngát hương thơm khắp ba cõi cùng chào đón Thái tử...". Việc ấy theo Phật lịch đã diễn ra cách nay khoảng 2556 năm thì có nghĩa phải hơn 400 năm nữa mới đủ 3.000 năm cho nhân loại có cơ hội chứng kiến loài hoa này nở. Còn hình thức hoa ấy thế nào, nở được bao lâu thì chỉ được biết qua mô tả trong Kinh sách.
Chữ Hán (Ưu đàm hoa). Nếu giải mã theo từ điển văn tự Hán Nôm thì chữ Ưu = xuất sắc, thừa thãi, số nhiều. Chữ Đàm = mây chùm, đám mây. Hoặc chữ Đàm (?) khác = lan tới, ơn lây, sâu rộng. Hoặc chữ Đàm? khác nữa = to lớn, bàn bạc, trễ tràng, họ Đàm... Hoặc chữ Đàm hoa = Cây hoa quỳnh, hoa cây sung... (nếu so sánh chữ Đàm trong ngôn ngữ Việt mở rộng).
Trong tiếng Phạn nói hoa Ưu đàm là Udumbara, Hán tự dịch là Ô- đàm, gọi đầy đủ là Ưu-dam- bát- la, Ô- đàm-bạt-la, Ô- đàm- bát-la, Uất-đàm, Ưu- đàm- bát hoa, gọi tắt là đàm hoa, dịch nghĩa là hoa Linh thụy (điềm lành linh thiêng), hoa Thụy ứng (hoa ứng hiện điềm lành), hoa Không khởi (cái không - bắt đầu - khởi sự)...
Theo từ điển Phật học Hán- Việt thì cây Ưu đàm không thuộc loại hoa quả, cây mọc ở các nơi như núi Himalaya, cao nguyên Đê-can... (xứ sở đất Phật) thì thân cây cao hơn một trượng (1 trượng = 3,33 m) lá có hai loại: Một loại phẳng trơn, một loại thô nhám, cả hai đều dài khoảng 4,5 tấc (1 tấc = 3,33 cm), đều có lá nhọn đầu. Hoa thuộc loài lưỡng tính rất bé, mọc kín ở lõm sâu trong đài hoa nên thường nhầm là loại cây không hoa. Hoa ấy xếp như búp ngón tay, thành chùm hơn chục đóa, ăn được nhưng vị không ngon.
Song ở Trung Quốc và Việt Nam thì nhiều người ví loài hoa này là hoa sung hay hoa cây quỳnh thì thật là "loạn" về định nghĩa. Có lẽ muốn hiểu sao cũng được, bảo rằng không có loài hoa ấy cũng chẳng ai "đánh thuế", các nhà khoa học thì lại càng không bận tâm về cái thứ không có, chưa thấy. Vì hoa là "câu chuyện trong Kinh sách Phật" nên để nó tồn tại trong "tưởng tượng" của khát vọng lành Thiện, định hướng tốt cho người yêu hoa thì... cũng hay, khi nó chỉ mang tính biểu tượng mà thôi.
Vô vàn biểu tượng, ước lệ phi phàm
Thiển nghĩ, hiện tượng Đức Phật xuất hiện cách đây 2.556 năm được kể trong Kinh sách thì luôn gắn bó với hoa sen "xuất hiện trên cạn" như biểu tượng "mỗi bước đi của Đức Phật là một đóa sen nở".
Ngay từ thời cổ, người ta đến chùa lễ Phật là để mong muốn học tập, noi gương đạo đức của Phật chứ không phải để ham hố cầu lợi tài lộc, sức khỏe và muôn điều may mắn đi kèm như không ít người hiện nay!
Xung quanh Phật, trong kinh Phật có vô vàn hiện tượng mang tính biểu tượng, ước lệ phi phàm về cuộc sống. Và ngày hôm nay là biểu tượng nhỏ nhoi về hoa Ưu đàm đang "bật dậy", tạo ra một phong trào để người lành thì ước đoán "bát ngát", người có tâm không tốt thì toan tính lợi dụng để trục lợi tài lộc.
Nên chăng từ các sự đồn thổi này ta hãy nói về đạo đức con người là thứ không bao giờ nói đủ, nói hết về hiện tượng tôn giáo với thực tế cuộc sống, cho nên Liên Hợp Quốc và UNESCO mới đưa ra tiêu chí "Thập kỷ Giáo dục và Phát triển Bền vững" (2005 - 2015) và coi năm nay là năm con người hướng tới "Đạo đức toàn cầu", âu cũng là một cách định hướng biến đổi nhận thức, mỗi quốc gia phải xem lại nền văn hóa của mình khi mà "các phong trào dị tín" tăng lên, trong đó có hình ảnh hoa Ưu đàm đang bị lợi dụng...
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2012
Trước thông tin "hoa Ưu đàm" nở rộ, nhiều ý kiến cho rằng đó là sự lầm lẫn giữa trứng của một loại côn trùng có tên green lacewing (Chrysopa) với hoa Ưu đàm. Khi đẻ trứng, con cái tiết ra một chất keo dính và nâng bụng của nó lên để tạo thành một cuống mỏng. Các trứng màu trắng được đẻ vào những cuống mỏng này để giữ cho các ấu trùng không ăn thịt lẫn nhau sau khi nở. Loại hoa được cho là hoa Ưu đàm cũng có kích thước tương tự như trứng green lacewing và cũng nằm trên một cuống mỏng. Tuy nhiên, thông tin này đã không thuyết phục được nhiều nhà khoa học. Giáo sư Khuất Đăng Long, Tổng Biên tập Tạp chí Sinh học - một chuyên gia về côn trùng học, cho biết: "Nếu các vật thể xuất hiện trên các chất liệu như nhôm, gỗ... thì không thể là trứng côn trùng. Vì côn trùng chỉ thường đẻ trứng lên các vật chất hữu cơ (như cây, lá...). Tôi nghĩ đây là một loại nấm nào đó". |
Diễn biến mới vụ nhóm người lao vào đánh tài xế ô tô và hỏi "Mày biết tao là ai không?"
Pháp luật - 1 phút trướcNhóm người đánh hội đồng tài xế ô tô ở Bình Dương đã đến đầu thú, hiện đang bị tạm giữ hình sự.
Bên trong xưởng chế tác linh vật Tết Ất Tỵ được hỗ trợ bởi cánh tay robot
Đời sống - 3 phút trướcNhằm rút ngắn thời gian thực hiện sản phẩm, xưởng chế tạo ở Đồng Nai đã dùng "cánh tay robot" để sản xuất linh vật rắn Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tình tiết mới vụ tài xế Mercedes bẻ hoa rồi rút kiếm "dọa" nhân viên môi trường
Pháp luật - 3 phút trướcCông an đã làm việc và thu giữ thanh kiếm còn để ngay trên xe Mercedes sau khi xảy ra vụ người đàn ông rút kiếm dọa nhân viên môi trường Nha Trang
Nhộn nhịp làng hoa xứ Nghệ
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán nhưng không khí rộn ràng đã bao phủ khắp các ngả đường ở làng hoa xã Nghi Ân (TP Vinh, Nghệ An). Các ki-ốt dọc đường tràn ngập đủ loại hoa với đủ màu sắc.
Huế tìm nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội gần 1.800 tỷ đồng
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Theo quyết định, dự án Khu nhà ở xã hội ở phường Hương Sơ (quận Phú Xuân, TP Huế) có tổng mức đầu tư gần 1.771,8 tỷ đồng, xây dựng khoảng 1.581 căn hộ.
2 người mẹ hiến tạng cứu người được vinh danh tại WeChoice Awards 2024
Đời sống - 1 giờ trướcĐội tuyển bóng đá Việt Nam trở thành đại sứ truyền cảm hứng tại WeChoice Awards 2024. Bà Cấn Thị Ngần và bà Nguyễn Trần Thuỳ Dương đã hiến tạng con cứu thêm nhiều người được vinh danh, tri ân vì hành động cao cả.
Tử hình kẻ mua bán số lượng ma túy lớn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Trong khoảng thời gian từ tháng 2/2001 đến tháng 4/2001, Tuấn đã 6 lần mua bán trái phép 6,5 bánh heroine và 400 viên ma túy hồng phiến. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Tuấn mức án tử hình về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Dự án điện gió đầu tiên của T&T Group tại Lào sẽ xuất khẩu điện về Việt Nam từ cuối năm 2025
Xã hội - 3 giờ trướcSau khi đi vào khai thác, vận hành, điện từ dự án điện gió Savan 1 – dự án điện gió đầu tiên của T&T Group tại Lào sẽ được xuất khẩu bán về Việt Nam, qua đó góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa hai nước láng giềng.
Ô tô Mercedes chở nhiều người lao xuống biển Nha Trang
Thời sự - 3 giờ trướcĐang chạy trên đường phố ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), xe ô tô hiệu Mercedes bất ngờ lao xuống biển khiến nhiều người bị thương.
Chưa được xóa án tích, gã thanh niên Hải Dương tiếp tục vướng vào lao lý
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hoàng Văn N. là người có nhân thân xấu, bản thân có một tiền án về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và chưa được xoá án tích. Tuy nhiên, bị cáo không rút ra bài học cho bản thân, không chịu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức mà lại tiếp tục phạm tội...
Điểm mới về thẻ căn cước công dân năm 2025, nhiều quy định thay đổi người dân nên biết
Đời sốngGĐXH - Không được dùng CMND, giảm lệ phí làm thẻ căn cước online, những trường hợp bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước… là những điểm mới về thẻ căn cước từ năm 2025.