Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực phẩm tăng giá đột biến: Hàng bình ổn ở đâu?

Thứ bảy, 07:09 09/07/2011

GiadinhNet - Sự tăng giá đột biến của lương thực, thực phẩm tại Hà Nội những ngày qua hoàn toàn nằm ngoài dự báo của các chuyên gia.

Diễn biến bất thường này, một lần nữa cho thấy sự bất ổn trong việc thực hiện “bình ổn giá” của Hà Nội. Hàng trăm tỷ đồng “bình ổn giá” bỏ ra, nhưng lại chỉ một nhóm nhỏ người dân được hưởng lợi!
 

Giá thực phẩm tại Hà Nội tăng mạnh một cách bất thường. Ảnh: Chí Cường

 
Đột biến về giá

Trong tất cả dự báo của các chuyên gia thì thời điểm cuối tháng 6, chỉ số giá đều được nhận định là “đang có xu hướng giảm”.
 
Ngay tại buổi họp báo ngày 29/6 công bố các số liệu kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và dự báo về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm, lãnh đạo Tổng cục Thống kê cũng không thể ngờ đến diễn biến này. Khi đó, ông Đỗ Thức - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - tỏ ra lạc quan cho rằng, diễn biến chỉ số giá phụ thuộc vào điều hành của Chính phủ, không loại trừ khả năng, chỉ số giá 6 tháng cuối năm chỉ dừng ở mức 1 - 2%, tức là vẫn đảm mục tiêu 15% như đã xảy ra với năm 2008.

Những ngày đầu tháng 7, không có một biến động mạnh nào về vĩ mô của nền kinh tế, không có những đột biến về tiền lương, giá vàng, ngoại tệ hay đầu tư. Những ngày này cũng không có thêm đợt tăng giá nào của các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu hay điện nước, không có cả những đột biến về thiên tai, khí hậu. Thế nhưng, giá thực phẩm lại đột biến tăng mạnh tại Hà Nội.
 
Theo khảo sát của phóng viên báo Gia đình&Xã hội, tăng giá mạnh nhất là các loại rau, củ, quả. Rau tăng giá gấp đôi, gấp 3 mỗi loại, ngang bằng với dịp tăng giá do mưa lớn cuối tháng 6. Đơn cử như rau mồng tơi bán tại chợ Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội) đã tăng giá từ 4.000 lên 7.000 đồng/mớ, các loại củ quả khác như cà chua, dưa chuột, su hào... cũng tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg. Tại nhiều chợ nội thành khác, các loại thịt lợn, bò, gà... cũng đồng loạt tăng với mức từ 5.000 - 10.000 đồng/kg.
 
Nguyên nhân chính của đợt tăng giá này là, do khan hiếm đầu vào. Các chủ hàng đều than không lấy được hàng và bị nâng giá từ đầu mối mà không có lý do cụ thể. Nhiều chủ nhà hàng ở các quận như Long Biên, Hai Bà Trưng thậm chí còn phải tìm đến các cửa hàng rau nhỏ lẻ để lấy lại.
 
Hàng bình ổn giá  khó tìm!
 

Tại Hà Nội, 10 nhóm hàng thiết yếu trong Chương trình Bình ổn giá gồm: Gạo tẻ; thịt lợn; thịt gà, vịt; trứng gà, vịt; thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm, cá; thủy hải sản tươi, đông lạnh; dầu ăn; đường RE; rau củ tươi; giấy vở học sinh.

Trong tình trạng mặt hàng lương thực thực phẩm tại các chợ truyền thống tăng cao, nhiều người đã nghĩ đến việc tìm các điểm bán hàng bình ổn giá ở Hà Nội. Tuy nhiên, cũng như tình trạng đã được báo GĐ&XH phản ánh từ chương trình Bình ổn giá năm 2010, đa phần các điểm bán hàng bình ổn giá ở Hà Nội, lại nằm trong các siêu thị và trung tâm thương mại lớn, việc tìm kiếm điểm bán hàng bình ổn giá là không dễ.
 
Khi đó, trả lời phỏng vấn báo GĐ&XH (15/11/2010), ông Nguyễn Văn Đồng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đã hứa sẽ cho công khai danh sách điểm bán hàng bình ổn trên website chính thức của Sở để người dân dễ tìm kiếm. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 7 tháng, danh sách này vẫn chưa thấy xuất hiện?

Cũng cần nói thêm rằng, số tiền Hà Nội chi ra để thực hiện bình ổn giá mỗi năm không hề nhỏ. Năm 2011, dự kiến thành phố sẽ chi khoảng 475 tỷ đồng cho các doanh nghiệp để dự trữ và bán hàng bình ổn giá.
 
Trong tháng 6, thành phố đã trích từ Quỹ dự trữ tài chính thành phố hơn 319 tỷ đồng để phục vụ bình ổn giá trên địa bàn. Trước đó, trong năm 2010, UBND TP Hà Nội cũng đã tạm ứng 400 tỷ đồng, lãi suất 0%, trong 10 tháng để doanh nghiệp dự trữ 9 mặt hàng thiết yếu, thực hiện mục tiêu bình ổn giá.
 
Thử hỏi, nếu chỉ hạn chế số các điểm bán hàng nơi các siêu thị, trung tâm thương mại, thì sẽ có bao nhiêu người dân Hà Nội, trong tổng số gần 6,5 triệu dân được hưởng lợi từ số tiền 475 tỷ đồng ngân sách bỏ ra để bình ổn giá?

Trong khi đó, cũng thực hiện bình ổn giá, nhưng TP Hồ Chí Minh lại tỏ ra năng động hơn trong việc triển khai chương trình với các điểm bán hàng lưu động, tại các xã vùng ven, các khu công nghiệp, chế xuất.
 
Theo thống kê, mỗi năm TP Hồ Chí Minh tổ chức được hơn 500 chuyến bán hàng lưu động đến 77 điểm tại các KCN-KCX, khu lưu trú công nhân, khu ký túc xá, các khu vực ngoại thành để phục vụ nhu cầu của bà con nông dân, công nhân, sinh viên. Trong đợt tăng giá đột biến lương thực, thực phẩm mới đây, rõ ràng Hà Nội đã tỏ ra bị động khi không thể tổ chức được các điểm bán hàng bình ổn lưu động như vậy.
 
Đắc Kiên
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Nghe tiếng động lạ, hai vợ chồng chạy ra chuồng trại để xem thì phát hiện cả đàn lợn 19 con bị điện giật nằm la liệt dưới sàn.

Tối nào cũng thấy chó cưng canh cho chủ ngủ, biết lý do người đàn ông xúc động muốn khóc

Tối nào cũng thấy chó cưng canh cho chủ ngủ, biết lý do người đàn ông xúc động muốn khóc

Chuyện đó đây - 5 giờ trước

Câu chuyện này đã từng nổi đình nổi đám vào năm 2017 và nhận được sự đồng cảm và yêu thích của nhiều người yêu thú cưng.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Thời sự - 6 giờ trước

Người dân phát hiện thi thể người đàn ông chết trong vườn cao su ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) nên báo cho cơ quan công an.

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Chuyện vợ chồng - 6 giờ trước

Tạm thời tôi chưa biết phải làm sao cho tròn vẹn, để tất cả chúng tôi cùng được thoải mái, bình yên. Tôi thấy mệt mỏi khi suy nghĩ hiện tại trong lòng chỉ toàn là tiêu cực.

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 6 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội - 7 giờ trước

Những "bóng hồng" trong Khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Đây là cách thức và thời điểm để kiểm tra cân nặng của bản thân chính xác nhất

Đây là cách thức và thời điểm để kiểm tra cân nặng của bản thân chính xác nhất

Giảm cân - 7 giờ trước

Ai cũng muốn biết cân nặng của bản thân đang ở mức nào, nó biến động ra sao. Tuy nhiên, việc kiểm tra cân nặng đúng cách và đúng thời điểm lại là điều rất quan trọng mà ít ai để tâm tới.

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được biết đến là dự án trọng điểm của Thủ đô được khởi công từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang dần hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Lộ 'bí kíp' làm món thịt ba chỉ chao riềng mẻ siêu ngon mà nhiều mẹ đảm đang săn lùng công thức

Lộ 'bí kíp' làm món thịt ba chỉ chao riềng mẻ siêu ngon mà nhiều mẹ đảm đang săn lùng công thức

Mẹo nấu nướng - 7 giờ trước

GĐXH - Ba chỉ chao riềng mẻ là món ăn mang hương vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt và vô cùng đưa cơm. Nếu các mẹ còn đang băn khoăn chưa biết công thức nào tạo nên món ăn kì diệu này thì tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Top