Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiền Giang: Điều chỉnh mức sinh phù hợp đến năm 2030 - Triển vọng và thách thức

Thứ bảy, 10:18 26/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nghị quyết số 21 NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã xác định 8 mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu thứ nhất là "Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, qui mô dân số 104 triệu người".

Lúc 6 giờ 35 phút ngày 11/7/1987, cậu bé người Nam Tư tên là Matej Gašpar ra đời tại thành phố Zagreb, nay là Thủ đô của Croatia, là công dân thứ 5 tỷ của hành tinh này. Đến tháng 11/1989, Diễn đàn Dân số thế giới đã quyết định lấy ngày sinh của Matej Gašpar, ngày 11/7 làm "Ngày Dân số thế giới" nhằm nhắc nhở các quốc gia và mỗi người sống trên trái đất về nguy cơ dân số tǎng quá nhanh và những hậu quả của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như môi trường. 

Kỷ niệm ngày Dân số thế giới hàng năm là dịp để mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại nhìn lại việc kiểm soát tốc độ gia tăng dân số từ đó tiếp tục đề xuất các chính sách, giải pháp hữu hiệu để hoàn thành các mục tiêu về dân số và phát triển trong chiến lược phát triển chung kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại. Nhân ngày Dân số thế giới năm 2020, chúng ta hãy nói về điều chỉnh mức sinh hợp lý đến năm 2030 của nước ta.

Tiền Giang: Điều chỉnh mức sinh phù hợp đến năm 2030 - Triển vọng và thách thức - Ảnh 1.

Mức sinh cần phù hợp vơí từng vùng miền. Ảnh: Dương Ngọc


Trong những năm qua, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt với rất nhiều chủ trương, chính sách cũng như các văn bản định hướng, chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang có xu hướng biến động và có sự khác biệt lớn giữa các vùng miền, khu vực về mức sinh, đòi hỏi phải có điều chỉnh, hướng dẫn cụ thể kịp thời theo đặc thù từng địa phương để bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước từ công tác dân số. 

Theo kết quả cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, dân số Việt Nam tại thời điểm đó là 96,2 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. Sau 10 năm, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 1,14%/năm. 

Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con ở Việt Nam là phổ biến. Bên cạnh đó, chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt, tuổi thọ trung bình đạt 73,6 tuổi, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người; tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh; tầm vóc, thể lực người Việt Nam từng bước được cải thiện. 

Tuy nhiên, hiện tại, công tác dân số cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Chẳng hạn, mức sinh giữa các vùng có chênh lệch khá lớn. Xu thế mức sinh giảm xuống quá thấp đã xuất hiện ở nhiều khu vực. Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng. Lợi thế dân số vàng chưa được tận dụng tốt. Già hóa dân số diễn ra với tốc độ quá nhanh, song các giải pháp thích ứng chưa được triển khai. Chất lượng dân số còn nhiều hạn chế… Như vậy, một trong những thách thức là mức sinh giữa các vùng có chênh lệch khá lớn, mà mức sinh giảm xuống quá thấp một số khu vực đã có, là nguy cơ rất khó khắc phục.

Theo thống kê nêu trên và qua công tác quản lý, Tiền Giang thuộc nhóm các tỉnh có mức sinh thấp. Mức sinh hay tổng tỷ suất sinh (TFR: Total fertility rate) qua các năm như sau: năm 2014 là 1,75 con, năm 2015 là 1,62 con, năm 2016 là 2,0 con, năm 2017 là 1,99, năm 2018 là 1,68, năm 2019 là 1,82 (thống kê qua tổng điều tra dân số).

Xuất phát từ thực tế trên, ngày 28/4/2020 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 588/QĐ-TTg Phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030". Mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2030, tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2 con); giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trên 2,2 con); duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2 – 2,2 con).

Để làm được điều này, phải tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa việc chuyển hướng công tác dân số từ tập trung vào việc giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế. Thống nhất nhận thức trong lãnh đạo và chỉ đạo cuộc vận động thực hiện mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ 2 con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sinh ít con ở những địa phương có mức sinh cao, duy trì kết quả ở những nơi đạt mức sinh thay thế, sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.

Bên cạnh đó, chuyển hướng chính sách dân số từ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề dân số bao gồm quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số; điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích. Trong đó, cần cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau.

Cụ thể, đối với địa phương có mức sinh cao, tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích như khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, bao gồm phương tiện tránh thai; bồi dưỡng, hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, người vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình…

Tiền Giang: Điều chỉnh mức sinh phù hợp đến năm 2030 - Triển vọng và thách thức - Ảnh 2.

Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân tại một trạm y tế thuộc huyện Tân Phú Đông


Đối với địa phương có mức sinh thấp như tỉnh Tiền Giang, trước mắt cần rà soát, đề xuất bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con. Cán bộ, đảng viên gương mẫu sinh đủ 2 con. Từng bước ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ hai con. Khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con được mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình; từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn. 

Cụ thể là, (1) Hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình: phát triển các câu lạc bộ kết bạn trăm năm, hỗ trợ nam, nữ thanh niên kết bạn; tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn; khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi. Thí điểm, nhân rộng các dịch vụ thân thiện với người lao động như đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sỹ gia đình…(2) Hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con và sinh đủ hai con: tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình. Những giải pháp trên sẽ góp phần giúp cho tổng tỷ suất sinh chuyển dịch về mức sinh thay thế, nhằm  cân đối cơ cấu dân số, bảo đảm lực lượng lao động liên tục, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.

Tuy rằng toàn quốc duy trì ổn định ở mức sinh thay thế (2,09 con) nhưng năm 2019, còn 4 trên 6 vùng có mức sinh cao hơn mức sinh thay thế (Trung du và miền núi phía Bắc (2,43); Đồng bằng sông Hồng (3,35); Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (2.32); Tây Nguyên (2,43). Hai vùng thấp hơn mức sinh thay thế (Đông Nam Bộ (1,56), Đồng bằng sông Cửu Long (1,8). Hai vùng vẫn duy trì ở mức thấp hơn mức sinh thay thế là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Danh sách cụ thể phân loại mức sinh các tỉnh/thành phố: (1) Vùng mức sinh thấp gồm 21 tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang; (2) Vùng mức sinh cao gồm 33 tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Lai Châu, Quảng Trị, Yên Bái, Điện Biên, Nghệ An, Tuyên Quang, Ninh Bình, Sơn La, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Giang, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Kon Tum, Hòa Bình, Đắk Nông, Cao Bằng, Quảng Bình, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Thái Nguyên, Hưng Yên, Đắk Lắk, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Nam và Hải Dương; (3) Vùng mức sinh thay thế gồm 9 tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Quảng Ninh, Bình Định, Lâm Đồng, Phú Yên, Trà Vinh, Hải Phòng, Hà Nội và Bình Phước.

 BS CKII Trần Thanh Thảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top