Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiếp bài “Bến phà “tử thần” Vĩnh Thịnh”: Thu phí gấp đôi, cấm vẫn hoạt động

Thứ tư, 10:39 02/10/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Không chỉ gây mất an toàn giao thông đường thủy trên sông Hồng (đoạn qua cầu Vĩnh Thịnh), bến phà Vĩnh Thịnh còn lạm thu phí “khủng”. Rất nhiều loại phương tiện khi lưu thông qua phà đều bị “chặt chém” với số tiền gấp rưỡi, gấp đôi quy định của Bộ Tài chính.

Tiếp bài “Bến phà “tử thần” Vĩnh Thịnh”: Thu phí gấp đôi, cấm vẫn hoạt động  1

Hàng trăm lượt ô tô “đè” biển cấm của Sở GTVT Hà Nội để xuống phà. Vé dành cho xe tải được nhân viên phà Vĩnh Thịnh bán cho ô tô dưới 7 chỗ  để “ăn” gấp đôi phí theo quy định của Bộ Tài chính (ảnh nhỏ).  Ảnh: M. Anh

Thu tiền gấp đôi quy định

Đây là tình trạng diễn ra phổ biến ở hai đầu bến phà Vĩnh Thịnh. Thậm chí ở đầu bến Đường Lâm, mặc dù đã bị Sở GTVT Hà Nội thu hồi giấy phép, cắm biển cấm xe ôtô nhưng tới nay mọi hoạt động vận tải vẫn diễn ra như thường(?!). Còn nữa, trong những ngày thực địa tại hiện trường, PV Báo GĐ&XH đã phát hiện mức thu phí “khủng” mà nhân viên bến phà Vĩnh Thịnh áp dụng đối với hành khách.

Cụ thể, tại Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí qua phà Vĩnh Thịnh, Bộ Tài chính đã thống kê và quy định chi tiết giá vé cho từng đối tượng tham gia giao thông. Theo đó, người đi bộ trả phí 1.000 đồng/vé/lượt, xe máy 3.000 đồng/vé/lượt, ô tô dưới 7 chỗ ngồi là 15.000 đồng/vé/lượt, xe chở hàng trọng tải từ 3 tấn trở xuống là 30.000 đồng/vé/lượt.

Quy định là vậy, nhưng nhân viên bến phà Vĩnh Thịnh bán vé một cách tùy tiện khiến người tham gia giao thông phải chịu mức phí cao gấp đôi. Ngày 23/9, PV vào mua vé cho xe ô tô 4 chỗ, nhân viên bán vé xé vé giá 30.000 đồng. Cùng lúc, một chủ xe ô tô 4 chỗ cũng vào mua vé và cũng được nhân viên bến phà Vĩnh Thịnh xé vé 30.000 đồng. Lái xe này hoan hỉ: “Giá bên này rẻ hơn bên Đường Lâm 20.000 đồng. Bên đó không có vé nhưng mỗi lần qua phà, họ thu 50.000 đồng”. Cũng như hàng vạn lượt người khác, lái xe này không hề biết rằng, ngay tại thời điểm tưởng được “hời” đó… anh đang bị nhân viên bán vé tại đây “chém” gấp đôi số tiền phải trả theo quy định.

Việc thu tiền vé gấp đôi quy định của Nhà nước tiếp diễn liên tục tại đây. Ngày 26/9, PV tiếp tục khảo sát việc bán vé tại bến phà này và việc bán vé trái quy định Nhà nước vẫn diễn ra như cũ. Xe 4 chỗ bán vé 30.000 đồng/lượt, xe tải dưới 3 tấn phải mua vé 40.000 đồng/lượt.

Bộ GTVT có dám ký cam kết đảm bảo an toàn?

Trước sự “cố thủ” của cơ quan chủ quản phà Vĩnh Thịnh là Sở GTVT Vĩnh Phúc, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Anh, Trạm trưởng Trạm quản lý đường sông Sơn Tây cho biết: “Không ai dám ký cam kết an toàn nhưng vẫn để cho phà hoạt động”. Dư luận cho rằng, là cơ quan chủ quản, liệu Bộ GTVT có biết và Bộ này sẽ lựa chọn phương án ký cam kết an toàn rồi cho phà Vĩnh Thịnh hoạt động, chịu trách nhiệm nếu xảy ra thảm họa hay sẽ “ra lệnh” đóng cửa bến phà “tử thần” này?

Khi chúng tôi mang những bằng chứng vi phạm về giá vé cung cấp cho ông Nguyễn Thế Đại, Trưởng bến phà Vĩnh Thịnh thì ông này thanh minh là do “sự nhầm lẫn của nhân viên”(!?). Tuy nhiên, ông Đại cũng từ chối cung cấp thông tin về số vé bán ra mỗi ngày. Còn nữa, ngay sau khi chúng tôi vừa rời phòng làm việc của ông Đại, ra bến để mua vé về Hà Nội thì các nhân viên tiếp tục “chém” vé 30.000 đồng cho xe ô tô 4 chỗ dù quy định của Bộ Tài chính chỉ là 15.000 đồng/vé cho loại phương tiện này. Mức giá 30.000 đồng/lượt mà người đi ô tô 4 chỗ được bán là vé của xe chở hàng trọng tải từ 3 tấn trở xuống. Việc vi phạm về giá có hệ thống này liệu đơn vị quản lý là Tổng cục Đường bộ có biết? Khi có những bằng chứng xác thực nêu trên, dư luận đang chờ động thái cụ thể của Tổng cục Đường bộ đối với nhân viên bán vé, quản lý phà Vĩnh Thịnh.

“Xé” cả lệnh cấm của Sở GTVT

Như đã thông tin, ngày 5/4/2012, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội đã ký văn bản Số 28/QĐ-GTVT quyết định đình chỉ hoạt động đối với bến khách ngang sông Đường Lâm của Công ty TNHH Đường Lâm. Sở GTVT Hà Nội đã cắm biển báo cấm xe ô tô xuống phà. Thế nhưng, từ phản ánh của người dân và thực tế tại hiện trường của PV Báo GĐ&XH cho thấy, mọi hoạt động tại bến phà này vẫn bình thường như chưa có lệnh cấm(?!). Nhân viên tại bến này không bán vé nhưng thu tiền trực tiếp của hành khách, giá cả ở đây thậm chí còn “chát” gấp bội bến Vĩnh Thịnh. Nhân viên thu tiền mặc đồng phục có in tên của Công ty Đường Lâm.

Tại đầu bến Đường Lâm, trung bình 20 phút có một chuyến đổ và nhận khách. Hành khách đi bộ, ô tô, xe tải, xe máy sắp hàng dài, nhân viên tại đây phải tất tả phân luồng để khỏi ùn tắc. Điều đáng nói là ngay trước barie xuống bến, Sở GTVT Hà Nội cắm biển cấm ô tô xuống phà nhưng phương tiện bị cấm vẫn ùn ùn vi phạm. Cách đó không xa hướng ra đường 32, Sở GTVT đã cắm biển chỉ dẫn có nội dung “Cấm ôtô đi xuống phà” song liên tục trong các ngày từ 15/9 đến cuối tháng 9, PV Báo GĐ&XH đã thực địa, ghi hình cho thấy ô tô vẫn đi lại như thường. Thậm chí, trong các ngày 14/9, 23 và 26/9, tư liệu ghi hình của PV cho thấy ô tô vẫn vô tư “đè” biển cấm, nhân viên bến phà mặc đồng phục vẫn thản nhiên thu tiền công khai. Dù vi phạm tràn lan như vậy song không hề thấy bóng dáng các lực lượng như Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông Sơn Tây xử lý hành vi “đè” biển cấm. Dư luận đặt câu hỏi có hay không việc “làm ngơ” hay “bảo kê” cho bến cấm hoạt động công khai?

 Về lực lượng tổ chức thu tiền phía bến Đường Lâm, ông Nguyễn Thế Đại chỉ nói là “bên kia” và không liên quan đến phà Vĩnh Thịnh. Người dân đi phà thì cho biết do tư nhân đứng ra thu phí. Còn Trung tá Nguyễn Tuấn Long, Đội phó Đội CSGT đường thủy số 1 phụ trách an toàn giao thông thủy trên tuyến sông này thì cho rằng toàn bộ phà, nhân viên Đường Lâm đã ngừng hoạt động. Số phà của Đường Lâm được bến phà Vĩnh Thịnh thuê lại.

Nói về biển cấm do Sở GTVT Hà Nội cắm ở dốc bến Đường Lâm, ông Nguyễn Thế Đại cho rằng… rất bất cập và hạn chế. Nguyên nhân là do “hạn chế về năng lực” (!?). Hoá ra ông bến trưởng này đang mắng lãnh đạo Sở GTVT và cơ quan chức năng ra văn bản cấm, cắm biển cấm để ngăn chặn tai nạn, bảo vệ tính mạng người dân, tài sản của Nhà nước là… việc làm “bất cập” và hạn chế “năng lực”!
 
Minh Anh
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
TPHCM chi gần 19.400 tỷ đồng mở tuyến đường rộng 60m nối Long An

TPHCM chi gần 19.400 tỷ đồng mở tuyến đường rộng 60m nối Long An

Đời sống - 7 giờ trước

Dài gần 15km, quy mô mặt cắt ngang 60m, vận tốc thiết kế 80km/h cho làn xe cơ giới và 60km/h cho làn xe hỗn hợp... là những thông số nổi bật của dự án xây dựng tuyến đường Võ Văn Kiệt nối dài từ quốc lộ 1 đến địa phận tỉnh Long An, dự kiến sẽ được TPHCM triển khai trong giai đoạn 2026 - 2030.

Hà Nội phê duyệt phương án hộ đê, bảo vệ điểm xung yếu trước mùa mưa bão

Hà Nội phê duyệt phương án hộ đê, bảo vệ điểm xung yếu trước mùa mưa bão

Đời sống - 8 giờ trước

Qua kiểm tra, đánh giá cũng như thực tế xử lý sự cố đê điều trong các mùa lũ, Hà Nội xác định còn 5 trọng điểm xung yếu cấp thành phố trong công tác phòng chống lụt bão năm 2025.

'Đẳng cấp thời 4.0': Thêm một công cụ biến ảnh tĩnh thành video sinh động chỉ trong vài giây

'Đẳng cấp thời 4.0': Thêm một công cụ biến ảnh tĩnh thành video sinh động chỉ trong vài giây

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - TikTok ra mắt AI Alive công cụ trí tuệ nhân tạo giúp người dùng biến ảnh tĩnh thành video có chuyển động và âm thanh. Không cần kỹ năng dựng phim, bạn vẫn có thể tạo nội dung Story sống động và thu hút.

MC Khánh Vy và những chia sẻ thú vị trong Ngày hội tuyển sinh khối các ngành Khoa học và Công nghệ

MC Khánh Vy và những chia sẻ thú vị trong Ngày hội tuyển sinh khối các ngành Khoa học và Công nghệ

Giáo dục - 9 giờ trước

Sáng 18/5, hàng ngàn học sinh của 30 trường đại học, học viện, học sinh và phụ huynh có mặt tại Ngày hội tuyển sinh khối các ngành Khoa học và Công nghệ đã vô cùng phấn khích trong phần giao lưu với MC Khánh Vy.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này nếu không muốn bị phạt lên đến hàng tỷ đồng

Hàng triệu người cần lưu ý điều này nếu không muốn bị phạt lên đến hàng tỷ đồng

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Một bản dự thảo đang thu hút sự chú ý khi đề xuất tăng gấp đôi hình phạt đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Nếu được thông qua, pháp nhân vi phạm có thể bị phạt tới 6 tỷ đồng - mức xử lý cao nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.

Triệt phá đường dây sản xuất, mua bán khí cười quy mô lớn

Triệt phá đường dây sản xuất, mua bán khí cười quy mô lớn

Pháp luật - 10 giờ trước

Công an Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây liên tỉnh sản xuất, mua bán khí N2O để phục vụ làm bóng cười tại các quán bar, karaoke trên cả nước.

Sau lũ quét ở Bắc Kạn: Nỗi đau quặn thắt giữa núi rừng Ba Bể

Sau lũ quét ở Bắc Kạn: Nỗi đau quặn thắt giữa núi rừng Ba Bể

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Người dân vùng lũ quét ở Ba Bể, Bắc Kạn kể lại: "Tôi chỉ kịp hô hào cả nhà chạy ra ngoài, đồ đạc, tài sản bị cuốn trôi, lấp toàn bộ. Chỉ một lúc sau, căn nhà đã bị đất đá vùi lấp, một thành viên trong gia đình do tuổi cao không thể chạy kịp".

Xử lý tài xế điều khiển xe tải chạy lấn đường gây nguy hiểm

Xử lý tài xế điều khiển xe tải chạy lấn đường gây nguy hiểm

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Người dân đã quay lại clip xe tải chạy lấn làn trên quốc lộ 7, đoạn qua địa bàn huyện Anh Sơn (Nghệ An) gửi cơ quan chức năng.

Giải cứu cô gái bị kẹt trong thang máy lúc rạng sáng

Giải cứu cô gái bị kẹt trong thang máy lúc rạng sáng

Đời sống - 11 giờ trước

Cô gái 19 tuổi kẹt trong thang máy, hoảng hốt cầu cứu. Tổ cứu nạn cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ đã tiếp cận hiện trường trấn an và giải cứu cô gái thành công…

Để xe 'trôi' tự do cán tử vong người đi xe máy, lái xe tải bị tạm giữ hình sự

Để xe 'trôi' tự do cán tử vong người đi xe máy, lái xe tải bị tạm giữ hình sự

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Trong lúc dừng chờ đèn đỏ trên quốc lộ 20, đoạn qua TP. Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), người đàn ông điều khiển xe máy bị xe tải phía sau "trôi" tự do tông trúng, cuốn vào gầm, tử vong thương tâm.

Top