Tranh luận quanh chuyện học sinh lớp 5 được dạy về... mang thai
GiadinhNet - Trong sách Khoa học lớp 5 (tái bản lần thứ 7 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), “Bài 5: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?”, có nội dung dạy học sinh về việc phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao? Nhiều phụ huynh cho rằng, đưa các kiến thức (dù là cơ bản) về bà mẹ mang thai, mở rộng ra là SKSS/SKTD đối với học sinh tiểu học như vậy là quá sớm…
Người đồng tình, người phản đối
Sự việc này đang được các phụ huynh phản ánh theo nhiều quan điểm trái chiều. Theo ý kiến của một số giáo viên tiểu học thì việc dạy giới tính cho trẻ sớm là điều rất cần thiết. Chính vì thế, ngay trong đầu sách khoa học lớp 5 đã có 19 bài học đề cập đến chủ đề con người và sức khỏe. Ở góc độ một nhà xã hội học, theo cô Nguyễn Thị Mai Hương – Giảng viên Khoa Công tác xã hội (ĐHSP Hà Nội), cần cho các em được biết và hiểu về vấn đề ngay khi các em đã hiểu về giới, giới tính. Bởi điều đó sẽ khiến các em ý thức và tự bảo vệ bản thân mình. “Nghiên cứu cho thấy, nếu không tự bảo vệ bản thân từ lúc trước 6 tuổi, nếu gặp các vấn đề về SKSS/SKTD, các em sẽ dễ bị rối nhiễu tâm lý”, cô Mai Hương nói.
Trước đây khi nói về giáo dục giới tính thì cả cô và trò đều ngại. Tuy nhiên ngày nay thì mọi thứ đã cởi mở hơn. Trong chương trình tọa đàm “Chăm sóc SKSS/SKTD vị thành niên, thanh niên” tại Đài Truyền hình Việt Nam, sáng 21/9, ông Nguyễn Văn Tuyết – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ: Qua công tác giám sát, chúng tôi thấy rằng tại những trường THPT (trên địa bàn Hà Nội hay TPHCM) được lãnh đạo và giáo viên quan tâm, cởi mở, chủ động trong các bài giảng về vấn đề giáo dục giới tính, tỷ lệ học sinh hiểu biết về vấn đề này rất cao. Vậy nhưng, chúng tôi cũng đã từng tiếp xúc với những sinh viên các trường đại học danh tiếng tại Thủ đô Hà Nội, các em không hề có một kiến thức tối thiểu nào về SKSS/SKTD. Đó là thực trạng rất đáng buồn.
“Nhiều người hay có suy nghĩ là các em biết sớm sẽ vẽ đường cho hươu chạy. Chúng ta thà vẽ đường ra để các em đi đúng hướng còn hơn là để các em đi lạc hướng”, một giáo viên tiểu học trên địa bàn Hà Nội nói.
Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng, sách Khoa học lớp 5 đã dạy về phụ nữ mang thai thì rất “phi khoa học”. Chị Hoàng Ngân (ở Ba Đình, Hà Nội) cho rằng: Không phải cái gì cũng đưa vào học một cách ôm đồm được. Khi những điều xa vời, không thiết thực được đưa vào chương trình, chẳng những không giúp các em hiểu biết thêm, mà còn làm rối trí trẻ thơ.
Đưa vào sách lúc nào là phù hợp?
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH bên lề chương trình tọa đàm “Chăm sóc SKSS/SKTD vị thành niên, thanh niên”, ông Nguyễn Văn Tuyết cho rằng, đối với vị thành niên, thanh niên, ở mỗi một độ tuổi khác nhau lại có một trình độ nhận thức khác nhau các vấn đề về SKSS/SKTD.
“Thời gian tới, khi Bộ GD&ĐT triển khai chương trình đổi mới sách giáo khoa, vấn đề này cần hết sức quan tâm để đưa vào chương trình sinh hoạt, giảng dạy. Điều quan trọng nhất là các chuyên gia giáo dục cần tính toán một cách khoa học, nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh để đưa vào các bài học cần thiết, phù hợp. Nếu đưa nội dung này sớm quá thì nguy hiểm, bởi các em sẽ tò mò, muốn thử xem sao! Còn nếu muộn quá thì hiệu quả, tác dụng sẽ không cao...”, ông Nguyễn Văn Tuyết nói.
Từ quan điểm này, bản thân ông Tuyết cho rằng, việc đưa các nội dung về SKSS/SKTD, giới tính vào chương trình tiểu học là sớm quá!
Ông Nguyễn Văn Tuyết cũng cho rằng: Hiện nay, các nội dung về SKSS/SKTD dù đã được lồng ghép vào một số môn học trong nhà trường như Giáo dục công dân, Văn học, Khoa học, Sinh học… nhưng còn rải rác, phân tán, tính hệ thống không cao. Cũng chính vì thế nên nhiều em học sinh, sinh viên muốn tìm kiếm các thông tin về SKSS/SKTD thì chỉ biết lên mạng hỏi “ông Google”, trong khi đó, các thông tin này chưa được kiểm chứng độ chính xác và tin cậy! Trên nhiều diễn đàn trao đổi, các em rất hoang mang trong ma trận thông tin và khát khao một nguồn thông tin chính thống, kín đáo và đáng tin cậy!
Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Lê Đình Phương – Phó Chủ tịch Hội KHHGĐ Việt Nam đã cung cấp những thông tin quan trọng thu được từ diễn đàn “Vị thành niên – thanh niên với SKSS/SKTD và kỹ năng sống” do Hội phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa được tổ chức cuối tháng 8. Ông Phương cho hay: Tại diễn đàn này, các em sinh viên, học sinh bày tỏ mong muốn được tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, lập pháp, dự án, chứ không chỉ đứng ngoài và thụ hưởng! Các em cũng mong muốn có một chương trình, chính sách riêng cho các em và có cơ chế tham gia vào việc giám sát các chương trình, dự án. Việc giáo dục SKSS/SKTD, kỹ năng sống được đưa vào nhà trường phổ thông, đại học, dạy nghề cũng như đưa vào trong các buổi sinh hoạt của Đoàn thanh niên.
Ông Nguyễn Văn Tuyết- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, trách nhiệm giáo dục cho vị thành niên, thanh niên về SKSS/SKTD không thể chỉ “phó mặc” cho nhà trường, giáo viên, mà còn là của phụ huynh học sinh.
“Tôi biết có những phụ huynh “tân tiến”, chia sẻ với con cái về vấn đề này, nhưng khi con em họ trao đổi lại với bạn bè trên lớp, các phụ huynh khác khi biết chuyện lại ngăn cấm con em mình không được chơi với bạn đã có kiến thức về SKSS/SKTD, vì họ cho rằng đó là “hư hỏng”. Chúng ta rất cần có một chiến lược riêng về chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên, bởi lực lượng này chiếm tới gần 30% dân số Việt Nam. Nếu có chiến lược riêng, nguồn lực đầu tư sẽ tập trung hơn và có sự phân công rõ ràng cho các bộ, ngành, thành viên cùng chung tay chia sẻ trách nhiệm”.
Thu nguyên
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.