Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ 13 tuổi nhức đầu, giảm thị lực… đi khám phát hiện mang căn bệnh vốn chỉ gặp ở người lớn

Thứ hai, 14:02 01/08/2022 | Bệnh thường gặp

Có hiện tượng nhức đầu, mặt đỏ bừng, giảm thị lực, thừa cân…, bé gái 13 tuổi được cha mẹ đưa đi khám bệnh thì phát hiện ra căn bệnh vốn chỉ gặp ở người lớn.

Bất ngờ với căn bệnh của con 

Bé N.T.T.H. (13 tuổi, trú tại Tân Bình, TP.HCM) thường xuyên than thở với cha mẹ nhức đầu, giảm thị lực. Mẹ của H. còn cho rằng con chơi điện thoại nhiều nên giảm thị lực và có hiện tượng trên.

Mẹ H. cấm điện thoại nhưng hiện tượng mờ mắt, nhức đầu của bé không giảm. Khi đưa con đi viện khám, cả ba mẹ H. đều bất ngờ khi bác sĩ cho biết bé bị tăng huyết áp tiềm ẩn - căn bệnh vốn chỉ gặp ở người lớn tuổi.

Hay trường hợp của bé Đỗ Q.C. (12 tuổi, trú tại Phú Nhuận, TP.HCM) được ba mẹ đưa đi khám vì C. thường xuyên đánh trống ngực, vã mồ hôi.

Mẹ của C. cho biết con trai chỉ cần đi bộ 100 mét là mệt, đánh trống ngực. Gần đây, bé còn có hiện tượng thi thoảng muốn ói nên gia đình đưa đi khám.

Với chẩn đoán tăng huyết áp, cả bố và mẹ bé đều bất ngờ. C. 12 tuổi nhưng nặng hơn 70 kg. Cậu nghiện các thực phẩm là đồ ăn nhanh, nước ngọt. Buổi sáng, ba mẹ đi làm, đồ ăn sáng của C là chai nước ngọt và bánh mì kẹp thịt.

Bác sĩ cho rằng thói quen ăn uống không lành mạnh chính là tác nhân gây nên tăng huyết áp dù tuổi còn rất trẻ. C. được bác sĩ kê đơn thuốc đồng thời đảm bảo thay đổi lối sống, tập luyện thể dục nhiều hơn.

Trẻ 13 tuổi nhức đầu, giảm thị lực… đi khám phát hiện mang căn bệnh vốn chỉ gặp ở người lớn - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

BS.CKI Vũ Năng Phúc, Trưởng khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, bệnh tăng huyết áp có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ, thậm chí ở trẻ sơ sinh, đặc biệt nguy cơ cao ở trẻ béo phì.

Nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ

BS Phúc cho biết tăng huyết áp ở trẻ sơ sinh có thể do các nguyên nhân: dị dạng cấu trúc thận bẩm sinh, huyết khối tĩnh mạch thận, bệnh lý mạch máu, hẹp eo động mạch chủ, chấn thương thận cấp tính, nhiễm rubella bẩm sinh, vôi hóa động mạch vô căn,...

Tăng huyết áp ở trẻ lớn có liên quan đến bệnh lý tim mạch, bệnh thận mãn tính, đái tháo đường type 2, tiền sử gia đình có thành viên mắc bệnh tăng huyết áp; thói quen ăn uống chưa khoa học (nhiều muối & dầu mỡ), ít vận động, thừa cân, béo phì…

Theo BS Phúc, bệnh tăng huyết áp ở trẻ không có dấu hiệu đặc trưng nhất định. Một số dấu hiệu như chóng mặt, nhức đầu, nôn ói, hồi hộp, đánh trống ngực, nhìn kém,... có thể cảnh báo tình trạng tăng huyết áp.

Nếu trẻ đã xuất hiện các triệu chứng tim đập nhanh, giảm thị lực, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, vã mồ hôi… nghĩa là trẻ đang ở trong tình trạng tăng huyết áp khẩn cấp.

'Với tăng huyết áp kéo dài không triệu chứng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm như suy tim, suy thận, đột quỵ hay mất thị lực' BS Phúc cho biết.

Với trẻ tăng huyết áp, bác sĩ khuyến cáo trẻ cần có dinh dưỡng hợp lý: ăn nhiều trái cây, rau xanh, sữa ít béo, các loại hạt và đậu. Hạn chế tối đa sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường, chất béo có hại hay muối (chỉ dùng 1 - 2 g/ngày cho trẻ 4 - 8 tuổi; 1,5 g/ngày cho trẻ lớn hơn).Tăng cường vận động: nâng cao sức khỏe, giải tỏa căng thẳng, giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Trẻ có tiền sử gia đình tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, thường xuyên tiếp xúc khói thuốc lá…

Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn có nhiều muối hoặc đồ ăn ngọt, hạn chế các món rán, xào nhiều dầu mỡ. Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol và axit béo bão hoà như mỡ động vật (trừ mỡ cá), da, lòng phủ tạng, lòng đỏ trứng. Tránh thức ăn chiên xào quá nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, trẻ cần được nghỉ ngơi, vui chơi vận động vừa sức, dùng thuốc đúng giờ và đúng liều lượng, khám đều đặn ở bác sĩ chuyên khoa.

Cách đo huyết áp cho trẻ: Máy đo huyết áp phải có kích thước bóng hơi (dùng để quấn quanh tay) phải phù hợp với trẻ, không quá lớn, cũng không quá bé. Trẻ cần nghỉ ngơi thoải mái 10-15 phút trước khi đo HA. Khi đo huyết áp cho trẻ nên để trẻ nằm yên tĩnh, không khóc. Thông thường, cần tiến hành đo ở cả hai tay vì ở những trẻ bị hẹp eo động mạch chủ, huyết áp tay trái thường bị giảm hơn.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Tập thể dục là cách tốt nhất để phòng bệnh đau vai gáy cổ cho dân văn phòng, những người ngồi nhiều, ít vận động.

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Móng tay, chân cùng với da, tóc thuộc lớp ngoài của cơ thể. Đôi khi màu sắc, thay đổi của móng tay, chân cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, có thể sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được.

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Rối loạn trầm cảm nặng có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào, thường nhất trong lứa tuổi 20 -50. Theo các nhà nghiên cứu, tần suất rối loạn trầm cảm nặng bệnh ngày càng gặp nhiều ở nhóm người dưới 20 tuổi có lẽ liên quan đến lạm dụng rượu hoặc ma tuý.

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Đột quỵ sau khi ngủ dậy vào sáng sớm có thể gây ra rất nhiều các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.

Chú rể ở Nam Định nhập viện ngay trong ngày cưới vì chấn thương tinh hoàn

Chú rể ở Nam Định nhập viện ngay trong ngày cưới vì chấn thương tinh hoàn

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Trong lúc vui chơi và nhảy cùng bạn bè trong ngày cưới, chú rể có trèo lên ghế nên bị ngã đập vùng hạ bộ vào thành ghế...

Top