Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt
GĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...
Các bác sĩ PKĐK Medlatec Tây Hồ cho biết, mới đây, ông L.V.T. (54 tuổi) đến kiểm tra sức khỏe định kỳ, tình cờ phát hiện u đa hình tuyến nước bọt. Tại thời điểm khám, ông T. không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Trong quá trình siêu âm tuyến giáp và vùng cổ, bác sĩ phát hiện một tổn thương dạng nốt giảm âm kích thước 10x7mm tại tuyến nước bọt dưới hàm trái, có bờ đa cung, ranh giới rõ, không có dấu hiệu tăng sinh mạch hay xâm lấn, đồng thời không phát hiện hạch to bất thường vùng cổ.

Ảnh minh họa
Bệnh nhân được chỉ định chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) dưới hướng dẫn của siêu âm tại nốt ở tuyến nước bọt. Kết quả xét nghiệm tế bào học cho thấy các đám tế bào biểu mô tuyến nhân nhỏ, chất nhiễm sắc mịn, xen lẫn các tế bào cơ - biểu mô đứng rời rạc hoặc thành cụm lỏng lẻo trên nền xơ nhầy bắt màu đỏ tím. Không phát hiện tế bào ác tính. Hình ảnh tế bào học phù hợp với u đa hình tuyến nước bọt.
U tuyến nước bọt có nguy hiểm không?
U tuyến nước bọt chiếm khoảng 2-4% trong tổng số các u vùng đầu cổ, với phần lớn là u lành tính (chiếm 85-90%).
Trong đó, u đa hình tuyến nước bọt là loại u lành tính phổ biến nhất, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của tuyến nước bọt, nhưng thường gặp nhất ở tuyến mang tai và tuyến dưới hàm.
Ở giai đoạn sớm, u đa hình tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng... U tiến triển chậm, không đau, tính chất di động. Tuy nhiên, nếu khối u lớn, có thể gây ra cảm giác vướng khi nói, nuốt (đặc biệt u tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi); gây biến dạng khuôn mặt.
Mặc dù u đa hình tuyến nước bọt là u lành tính, nhưng trong một số trường hợp, u có thể chuyển ác tính sau nhiều năm. Nguy cơ này phụ thuộc vào các yếu tố như thời gian tồn tại của khối u, kích thước khối u, độ tuổi của bệnh nhân và việc điều trị xạ trị trước đó.
Tỷ lệ chuyển ác tính của u đa hình tuyến nước bọt tăng theo thời gian, với 1,5% sau 5 năm và 9,5% sau 15 năm.
Cần làm gì khi phát hiện u tuyến nước bọt?
Để ngăn ngừa nguy cơ chuyển thành ác tính, siêu âm là công cụ chẩn đoán ban đầu hiệu quả, giúp phát hiện, sàng lọc và định hướng ban đầu đối với các bệnh lý tuyến nước bọt. Phương pháp này còn hỗ trợ hướng dẫn quá trình chọc hút tế bào hoặc sinh thiết.
Cộng hưởng từ (MRI) và Cắt lớp vi tính (CT Scanner) giúp cung cấp hình ảnh rõ hơn về khối u, đặc biệt u lớn, phức tạp, ở sâu, đánh giá mối liên quan khối u với cấu trúc xung quanh, hỗ trợ cho việc lập kế hoạch phẫu thuật.
Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) hoặc sinh thiết lõi (CNB) khối u dưới hướng dẫn siêu âm giúp xác định bản chất khối u lành/ác. Phương pháp này an toàn, ít gây biến chứng và cho phép đưa ra chẩn đoán xác định từ đó giúp xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Bác sĩ khuyến cáo, u đa hình tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy việc khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng để phát hiện sớm bệnh và các vấn đề tiềm ẩn, từ đó can thiệp kịp thời, giảm nguy cơ biến chứng.

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcUng thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Bất ngờ phát hiện khối u nhỏ ở ngực, nhưng do còn trẻ, có sức khỏe tốt và không có tiền sử bệnh gia đình nên cô đã không quá lo lắng.

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh tiểu đường biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ...

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Do hệ thống cáp thang máy bị đứt, buồng thang rơi thẳng từ độ cao khoảng 4 mét khiến bà bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng ngực, thắt lưng và hai gót chân.

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.