Trẻ dưới 6 tháng tuổi đã nên tập“xi” tè?
GiadinhNet - Tập vệ sinh cho con yêu là thói quen của hầu hết các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng về thời điểm “xi” cho trẻ và việc tập “xi”này có ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thận, bàng quang, cơ hậu môn hay khung xương của trẻ hay không?

“Cuộc chiến” tập “xi” hay dùng bỉm?
Bé Bon con chị Quỳnh Anh (25 tuổi, ở phố Lê Trọng Tấn, Hà Nội), tháng 6 này bé tròn 6 tháng tuổi, nặng 8kg. Sinh con đầu lòng nên chị Quỳnh Anh “mạnh tay” chi rất nhiều cho khoản quần áo, tã bỉm… “Mỗi ngày cu cậu tè tới 20 lần, thay quần liên tục, có người còn trêu cháu tè “lụt nhà”. Ngày nắng còn đỡ, phải những ngày mưa ẩm, tôi cứ phải “nạp” thêm quần vì không “quay vòng” kịp. Bà nội rất ít khi cho cháu dùng bỉm vì sợ bé bị hỏng “hàng”, chân vòng kiềng, hăm tã. Với cả đóng bỉm nhiều bé sẽ không có phản xạ vệ sinh, sau này khó kiểm soát được lại tè dầm, ị đùn”, chị Quỳnh Anh than thở.
Ngay từ 4 tháng tuổi, khi bé chỉ mới tập lẫy, chị Quỳnh Anh đã tập “xi” tè bằng cách cho cu cậu dựa vào người mẹ, hai chân dạng rộng, có khi cho con nằm, mẹ dùng chai nhựa để “xi” rồi “hứng”. Ngặt nỗi có khi mẹ “xi” tè mỏi miệng mà bé không “nhúc nhích” dù đã có dấu hiệu, nhưng cứ đặt xuống giường, bé lại “phun phì phì”. Quần ướt, nệm ướt, căn phòng luôn có mùi khai khai của trẻ. “Bà nội Bon nhất quyết bắt tôi “xi” tè cho cháu, nhưng tôi đọc được trên mạng nói không nên “dạng chân” trẻ ra mà “xi” như thế, sẽ ảnh hưởng đến khung xương, cột sống của bé vì con chưa biết ngồi, đã thế lại còn ảnh hưởng bàng quang, “nó” không điều tiết được vì đã căng hết mức đâu mà xả. Sắp tới tôi đi làm trở lại, con ăn dặm, thay đổi nếp sinh hoạt. Tôi đang sốt ruột không biết nên tiếp tục tập “xi” cho con, hay “chiến đấu” cho cu cậu dùng bỉm để con “thả” thoải mái, phát triển bình thường đây!”, chị Quỳnh Anh lo lắng.
Cùng chung ý tưởng chiến đấu “bỉm – xi” với chị Quỳnh Anh là chị Hoài Thương (ở Cầu Giấy, Hà Nội). Không giấu sự lo lắng, chị nói: “Không biết dưới 6 tháng trẻ đã có ý thức về phản xạ khi nghe khẩu lệnh “bô, xi” của người lớn hay chưa? Bé nhà mình là con gái, cứ “dạng chân” cháu ra để “xi” là mình đã thấy không văn minh rồi. Bé trai còn có “dấu hiệu” để “đón ý” chứ bé gái thì chịu! Với lại, tập “xi” như thế, có sợ con bị ảnh hưởng không nếu con mót tè mà vẫn chưa được mẹ “xi” hoặc ngược lại? Không tập xi, cho con đóng bỉm hoặc “đi” tự do thì sợ sau này con không “vào khuôn khổ” vì cứ quen tự do. Tập “xi” thì nhiều vấn đề quá!”.
Tạo thói quen phản xạ có điều kiện
Thực tế, không ít phụ huynh cho rằng, không nên “xi” vệ sinh cho bé sớm. Trên các diễn đàn thu hút nhiều “bà mẹ bỉm sữa” như webtretho, lamchame…. nhiều thành viên đã đưa ra các lý do như bàng quang của trẻ vẫn tiếp tục lớn lên, hoàn chỉnh, sẽ phát triển khỏe hơn và nhanh hơn nếu được tích đầy và xả rỗng tự do. Khi người lớn can thiệp vào quá trình này bằng cách tập “xi” hoặc cho trẻ ngồi bô sớm là đã phá vỡ quy trình đó. Ngoài ra, khi bàng quang trẻ chưa tích đầy, chưa có áp lực mạnh, cha mẹ lại thường xuyên “xi” có thể dẫn tới những sự cố khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, một lý do khác cũng được đưa ra, củng cố cho quan điểm không nên “xi” vệ sinh sớm là con còn quá bé, xương còn yếu, nếu cho con ngồi bô hoặc bế bé ở tư thế “dạng chân” cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển khung xương. Tốt nhất là cha mẹ nên để trẻ đi vệ sinh tự do cho đến khi bé sẵn sàng.
Không đồng tình với những quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng: Việc “xi” tè cho trẻ là để tạo thói quen phản xạ có điều kiện đi tiểu theo những thời điểm tốt, không làm ảnh hưởng đến thận, bàng quang hay khung xương như một số người quan niệm.
Theo các chuyên gia nhi khoa, với trẻ quá nhỏ, dưới 6 tháng tuổi, nếu “xi” tè cũng không tạo được thói quen. Để tập được phản xạ có điều kiện trên thì trẻ phải trên 1 tuổi. Trẻ sơ sinh có thể tiểu tiện cả ngày lẫn đêm là do bàng quang rất nhỏ khiến bé tiểu tiện một cách không kiểm soát, não bé chưa phát triển đầy đủ và sự phản xạ kém dù chỉ tích một lượng nhỏ nước tiểu. Khi bé lớn dần (1-2 tuổi), hệ thần kinh phát triển, não bắt đầu hiểu được tín hiệu nhu cầu cần tiểu tiện. Bé có thể trữ nhiều nước tiểu hơn do khả năng lưu trữ của bàng quang tăng lên. Bàng quang có thể gửi tín hiệu đã “đầy” đến não, não sẽ dẫn truyền tín hiệu “đã đến lúc tiểu tiện” và ngược lại.
BS Nguyễn Văn Học, Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, quan trọng là người lớn phải nắm bắt được “lịch sinh học” của con mình để “xi”. Thường thì người lớn phải đợi sau khi cho trẻ bú, uống nước hoặc sữa một khoảng thời gian nhất định để bé có đủ nước tiểu trong bàng quang. Với trẻ từ 1-2 tuổi, từ sáng đến tối đi tiểu 4-5 lần, ban đêm đi thêm 1-2 lần. Như vậy, cứ 3-5 tiếng, tùy theo lượng nước đưa vào cơ thể của trẻ mà phụ huynh “xi” tè 1 lần là tốt nhất. Và thời gian này, cha mẹ có thể “cai” tã ngủ buổi trưa cho con là phù hợp nhất.
Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo, việc tập“xi”ban đầu cho trẻ sẽ rất khó, đòi hỏi người lớn phải kiên trì!
Có khi bé “trót” tè mà chưa kịp “xi”, người lớn vẫn phải nói “xi” cho đến lúc bé “giải quyết” xong. Việc này sẽ giúp bé có phản xạ nghe tín hiệu sau này. Dần dần, người lớn sẽ ước lượng được thời gian hợp lý để “xi” cho trẻ để đến khi nghe khẩu lệnh, trẻ sẽ quen để tè. Ngoài ra, khi cho bé ngồi bô, cha mẹ cũng nên luyện tập cho bé một cách nhẹ nhàng chứ không gay gắt, căng thẳng. Cha mẹ có thể rủ rỉ chuyện trò và cho bé cầm đồ chơi để bé không cảm thấy khó chịu khi ngồi bô. Việc bạn tập cho bé đi vệ sinh sớm không có nghĩa là bé có thể ngưng tã sớm hơn.
Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Những điều cần biết về các giai đoạn ung thư vú
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcHiểu được giai đoạn ung thư sẽ giúp bác sĩ xác định phác đồ điều trị lý tưởng và dự đoán triển vọng của người bệnh ung thư.

Người phụ nữ 30 tuổi vừa mang thai vừa có khối u xơ tử cung 'khủng' trong bụng
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi mổ lấy thai, khối u xơ khổng lồ bám chặt vào thân tử cung và nằm sát động mạch tử cung, diện bóc u rộng khiến quá trình xử lý cực kỳ phức tạp.

Đề xuất tăng thời gian nghỉ thai sản lên 7 tháng với người sinh con thứ 2
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo Bộ Y tế, việc ban hành Luật Dân số tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, góp phần thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số.

Cảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tật
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTrong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng bận rộn, nhiều người không còn chú ý đến cách ăn uống đúng đắn. Dưới đây là những thói quen phổ biến nhưng lại gây hại cho sức khỏe.

9 điều cần tránh trong kỳ kinh nguyệt để giảm đau và thoải mái hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMột số thói quen có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên khó chịu và tồi tệ hơn. Dưới đây là 9 điều phụ nữ nên tránh trong thời kỳ kinh nguyệt.

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNghiên cứu cho thấy, một số thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và chống ung thư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung.

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcMỗi người lớn tuổi mắc từ 3 đến 4 bệnh lý nền và có khoảng 10 năm mắc bệnh tật, làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNhững thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.