Trẻ Nhật động viên bạn và bài học giáo dục về thất bại
“Xem clip đoàn kết của trẻ em Nhật Bản, nhiều người lập tức chê ngành giáo dục Việt Nam. Mấy ai nghĩ chính cha mẹ cũng dạy con hạ bệ người khác”, TS tâm lý Vũ Thu Hương viết.
Bệnh thành tích ăn sâu vào lòng mỗi thành viên trong gia đình, phá hỏng những thứ quý giá như tình cảm bạn bè, cha mẹ và con cái, làm cho lũ trẻ trở nên xấu chơi hơn.
Trẻ dễ dàng cười nhạo khi thấy bạn thất bại. Trẻ cũng dễ dàng nghĩ đến những hành vi xấu chơi với bạn. Điều đó xảy ra nhiều, khi nặng nề trở thành bạo lực học đường. Cũng có khi đơn giản chỉ là lườm nguýt nhau tí chút, nhưng hậu quả mà lũ trẻ phải gánh chịu ở xa hơn thế. Đó chính là sự cô độc.
Trong chúng ta, không ai không biết rằng, thất bại, khổ đau mới là lúc cần sự trợ giúp tinh thần lớn. Nhưng rõ ràng, bệnh thành tích đã khiến cho chúng ta xử nhau nhiều hơn là chia sẻ khi thất bại.
Một câu chuyện thú vị từng được chia sẻ rất nhiều trong cộng đồng Việt là những người đang ở dưới hố. Người Nhật thì chung tay đẩy một người lên để người đó kéo những người khác thoát khỏi hố, còn người Việt thì không để ai lên vì hễ ngoi lên một chút là đám đông hò nhau dìm xuống.

Thói quen thích "dìm hàng" người khác là biểu hiện vô cùng xấu xí mà chúng ta quá quen thuộc. Điều này có thể nói đem lại sự hả hê lớn cho những người chứng kiến cảnh người khác đau khổ. Nhưng nếu chúng ta là người đang gặp thất bại thì sao? Rõ ràng cảm giác cô độc đến mức đau đớn khiến chúng ta đôi khi không dám khóc, không dám thể hiện nỗi đau đớn của mình.
Mới đây, cộng đồng mạng chia sẻ clip một buổi trình diễn thể dục của các em nhỏ người Nhật. Khi một cậu bé không thể vượt qua phần thi nhảy cừu, các bạn nhỏ lập tức chạy xuống và thể hiện thái độ đoàn kết, động viên bạn. Kết quả là nam sinh nhí đã vượt qua chướng ngại vật của sự tự ti và hoàn thành xuất sắc bài thi.
Điều này khiến nhiều bạn đọc tỏ thái độ ngưỡng mộ người Nhật và lập tức lên tiếng chê bai ngành giáo dục. Tuy nhiên, có mấy ai nghĩ rằng, chính cha mẹ cũng đang là những người dạy con hạ bệ người khác, khuyến khích con không trợ giúp bạn bè khi thất bại?
Tại sao tôi dám nói vậy? Xin nêu một vài hiện tượng để các cha mẹ cùng suy nghĩ nhé.
1. Cách đây gần một tuần, một thanh niên đã nhảy xuống sông tự tử ở Đà Nẵng. Thay vì tìm cách cứu thanh niên đó, những nhân chứng đứng trên bờ cười nói, chỉ chỏ và gần như đồng loạt bật điện thoại để quay lại khoảnh khắc cuối cùng của người bị nạn.
Thái độ vô cảm đến mức máu lạnh của những nhân vật này sẽ là gương vô cùng xấu cho những đứa trẻ. Chúng có thể học được rằng: Khi nào thấy người gặp nạn, tốt nhất là bỏ mặc họ và... quay clip để còn đăng lên Facebook.
Chúng ta cũng biết rằng, thái độ vô cảm này không chỉ có ở Đà Nẵng mà còn có ở khắp nơi.
2. Các cha mẹ hãy nhớ lại và tự vấn lương tâm xem chúng ta đã bao giờ nói với con phải xếp thứ nhất lớp chưa? Đã bao giờ chúng ta mắng con khi thấy điểm học của bé thấp hơn bạn nào đó? Tôi nhiều lần vô tình nghe thấy những câu mắng dạng: Con phải học giỏi hơn nó chứ, bố mẹ nhà mình đều hơn đứt nhà đó. Con không thể ngu hơn nó được.
Những câu mắng này nghe tưởng chừng rất ổn, đám trẻ sẽ có động lực phấn đấu, nhưng không phải vậy. Tạo áp lực cho trẻ học tập không giúp chúng tìm ra niềm vui và sự đam mê, mà chỉ khiến các bé thấy việc học tập vô cùng mệt mỏi. Chưa kể điều đó còn làm các bé ghét bạn bè và luôn cảm thấy rõ sự cạnh tranh.
Sống với sự cạnh tranh đó, tình bạn của trẻ không bao giờ thực sự thuần khiết. Giữa chúng luôn có sự cạnh tranh và đôi khi sẵn sàng dìm nhau nếu có cơ hội.

3. Phụ huynh có so bì con mình với bạn khác? Đây là cách dạy dỗ xúc phạm trẻ nhất. Điều này thể hiện cha mẹ đánh giá con mình theo thành tích, ước vọng cá nhân. Nó sẽ gây cảm giác khó chịu cho trẻ với chính cha mẹ mình và với người được đem ra ca ngợi. Chúng sẽ vô cùng bực bội và đôi khi trút giận lên “tấm gương soi”. Và nếu có cơ hội, trẻ sẽ lập tức lên tiếng chê bai và dìm “tấm gương” đó.
4. Các cha mẹ có nói xấu ai đó trước mặt con không? Đừng nghĩ trẻ con không biết, chúng cảm nhận rất tốt. Đó là chưa kể đôi khi niềm vui đắc thắng trong lòng chúng ta không kìm nén được bộc lộ ra ngoài khi đối phương gặp nạn, sẽ được lũ trẻ tiếp nhận rất nhanh. Từ đó, thái độ vô cảm với đồng loại, tìm cách hạ bệ bạn bè sẽ được đám trẻ học hỏi ngay.
5. Các mẹ đã bao giờ dạy con trợ giúp khi bạn gặp khó khăn chưa? Nếu chưa dạy thì con vô cảm trước người khác cũng là bình thường. Đôi khi, chúng ta đưa tay ra giúp người khác cũng có thể sẽ vướng vào hiểm họa cho chính mình. Điều này cũng có thể gây mâu thuẫn khi chẳng may lại thành dạy con vô cảm.
Vì thế, theo tôi, cách giải quyết chính là dặn con: Nếu thấy ai gặp nạn, con biết mình không thể cứu được hoặc hoàn cảnh đó có thể khiến con gặp nguy hiểm, thì không nên lao vào cứu, nhưng hãy nhấc máy gọi cho cấp cứu hoặc cảnh sát. Đó chính là cách cứu giúp tốt nhất cho người bị nạn.
6. Khi một đứa trẻ gặp khó khăn, thái độ của cha mẹ thế nào? Theo tôi quan sát, 99% là phụ huynh sẽ lao ra làm hộ ngay. Nếu người lớn đứng đó quan sát, cổ vũ, động viên trẻ thực hiện, rồi vỗ tay reo mừng khi chúng thành công, rõ ràng các em sẽ học hỏi được rất nhiều. Thái độ coi thường trẻ, luôn tính cách làm hộ chúng cũng sẽ khiến con trẻ không cảm thấy cần động viên, chia sẻ với ai.
7. Khi con không làm tốt việc gì đó, cha mẹ sẽ làm gì? Hầu hết người lớn tự đánh giá trẻ chưa thể làm được và đôi khi còn nói xúc phạm chúng. Điều trẻ cần là sự động viên kịp thời và nếu cha mẹ làm thế, lần sau bạn bè chưa hoàn thành tốt công việc, lũ trẻ cũng sẽ học theo mà động viên bạn.
Nuôi dạy một đứa trẻ không đơn giản. Việc đó không chỉ đòi hỏi phương pháp dạy dỗ đúng cách, mà cần sự điều chỉnh hành vi và cảm xúc của chính cha mẹ. Nếu thật sự yêu thương và sống vì con, chắc chắn chúng ta phải làm nhiều hơn là nói một câu đơn giản.
TS Vũ Thu Hương, khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội, có kinh nghiệm gần 10 năm tư vấn giáo dục trẻ em, bao gồm các hoạt động: Mở lớp dạy kỹ năng sống cho trẻ, tổ chức tư vấn giáo dục cho phụ huynh, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội chợ, ngày hội giáo dục đạo đức…
Bà có những cuốn sách đã xuất bản: "Dạy con ngoan có khó lắm không?”, “Cha mẹ là số phận của con cái”, “Cùng học cùng chơi”, sách kỹ năng sống “Câu chuyện của bé Đa”.
Theo Zing

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng
Đời sống - 6 giờ trướcHình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách
Đời sống - 7 giờ trướcNghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay
Giáo dục - 8 giờ trướcNhững năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 9 giờ trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc
Thời sự - 9 giờ trướcThông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng
Pháp luật - 10 giờ trướcNhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả
Đời sốngGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.