Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ nhỏ đổ hen vì... thời tiết

Thứ ba, 08:19 02/10/2012 | Y tế

Gần đây, trẻ con miền Bắc nhập viện vì hen cấp có xu hướng tăng hơn trước do kiểu thời tiết ngày nóng, đêm lạnh.

 
Hơn một tháng nay, cậu con trai 6 tháng tuổi nhà chị Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) cứ ra rồi lại vào bệnh viện. Mới đầu bé bị viêm phế quản co thắt, uống nhiều đợt kháng sinh, thậm chí tiêm mà cũng không khỏi hẳn, tái đi tái lại. Cứ khỏi được một tuần là chị lại thấy con ho, sốt, khó thở.

"Hôm nay đi khám, bác sĩ chẩn đoán con bị hen phế quản. Ngày nào cũng thuốc, chưa kể còn phải khí dung, mỗi lần như thế đánh vật với con. Không biết hết thuốc thì con có khỏi không hay lại thành hen mãn tính thì mệt", chị Mai nói.

Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chia sẻ, giống như con chị Mai, vài tuần nay số trẻ đến khám vì bị hen hoặc lên cơn hen có xu hướng tăng khoảng 30% vì thời tiết thay đổi đột ngột trong ngày (đêm và sáng lạnh, trưa và chiều nóng). Kiểu thời tiết này tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển, gây bệnh ở trẻ nhỏ vốn khó thích nghi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong các yếu tố nghi ngờ khởi phát cơn hen cấp ở trẻ thì đứng đầu là do thay đổi thời tiết, các viêm nhiễm đường hô hấp trên, sau đó là do các hoạt động gắng sức…
 
Khi lên cơn hen, trẻ có biểu hiện khò khè, khó thở (thở ra khó khăn, kéo dài, thở nhanh hay co lõm lồng ngực). Cơn hen cấp nguy hiểm có thể làm ngừng hô hấp và khiến trẻ tử vong. Vì thế, lúc này, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông). Nên đưa con tới bệnh viện ngay khi trẻ không bớt khó thở hoặc chỉ giảm tạm thời sau dùng thuốc cắt cơn. Đặc biệt lưu ý khi trẻ nói khó nhọc, không thể nói thành câu liên tục, phải ngồi thở, co kéo vùng chung quanh xương sườn và vùng cổ, tím tái..., phó giáo sư Dũng cho biết.

Để phòng bệnh, theo bác sĩ Dũng, cha mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố kích thích cơn hen như: phấn hoa, bụi, khói, lông thú động vật... Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, chú ý đề phòng và chữa sớm những nhiễm khuẩn hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi họng... Những bệnh nhiễm khuẩn này thường làm cơn hen tái phát.

Ngoài ra, cần cho trẻ tránh xa khói thuốc lá. Nếu người lớn hút thuốc trong nhà sẽ khiến tình trạng hen của trẻ nghiêm trọng hơn. Tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng… Phòng ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ.

Việc ăn uống cũng dễ khiến trẻ bị hen, như ăn các thức ăn nhanh có hóa chất, phụ gia... Nếu sau khi ăn thứ gì đó mà trẻ thấy khó chịu, ho, nổi mề đay, khó thở thì nghĩa là trẻ dị ứng với thức ăn đó và cha mẹ nên tránh. Còn khi bé không có biểu hiện gì thì ăn uống bình thường. Không nên kiêng hoàn toàn tôm, cua cá biển nếu trẻ không bị dị ứng, vì như thế bé sẽ bị thiếu dinh dưỡng.

Đặc biệt, cha mẹ cũng cần dự phòng hen cho trẻ, cụ thể đăng ký kiểm soát hen lâu dài cho bé tại một một cơ sở chuyên khoa (ít nhất là 18 tháng). Trong thời gian này, dù con không bị lên cơn hen thì vẫn phải được khám theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng thấy con có vẻ đỡ lại không đưa tới khám nữa. Bề ngoài trẻ không có triệu chứng gì nhưng bệnh hen vẫn tiềm ẩn trong cơ thể và có thể dễ dàng khởi phát bất cứ lúc nào.

"Hiện nay, cả Tây y lẫn Đông y đều chưa thể chữa dứt hen. Tuy vậy, có thể kiểm soát tốt bệnh, giúp bệnh nhân ít hay không lên cơn, không nhập viện, đặc biệt có thể giảm được tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra", phó giáo sư Dũng nhấn mạnh.

Cũng theo ông thì gia đình nào tuân thủ đúng chỉ định thì hiệu quả điều trị tốt. Nếu có điều kiện thì cho con đi khám 1 tháng một lần, nếu không thì 3 tháng một lần trong trường hợp bé khỏe mạnh bình thường.
 
Theo VnExpress
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Y tế - 23 giờ trước

Mắc chứng phì đại tuyến vú khiến ngực to như nữ giới, nam thanh niên phải nịt chặt, giấu kín hơn 10 năm, không dám yêu.

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Y tế - 1 ngày trước

Một ca vi phẫu kéo dài từ 19h đến 1h sáng đã giúp giữ lại hai bàn tay của Tiktoker Hà List. Bác sĩ Ngọc Sơn Tùng chia sẻ đây là trường hợp đa chấn thương cực kỳ phức tạp, đòi hỏi tính toán khẩn cấp và chính xác.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Y tế - 2 ngày trước

Sốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Y tế - 3 ngày trước

Mong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

Top