Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Chủ nhật, 17:19 13/07/2025 | Y tế

Một ca vi phẫu kéo dài từ 19h đến 1h sáng đã giúp giữ lại hai bàn tay của Tiktoker Hà List. Bác sĩ Ngọc Sơn Tùng chia sẻ đây là trường hợp đa chấn thương cực kỳ phức tạp, đòi hỏi tính toán khẩn cấp và chính xác.

Ca mổ xuyên đêm giữ lại đôi tay

Mạng xã hội gần đây xôn xao câu chuyện của bác sĩ Ngọc Sơn Tùng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên khi đã cứu sống tính mạng và giữ lại đôi tay cho Tiktoker Hà List (tên thật là Ngọc Hà).

Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam, bác sĩ Ngọc Sơn Tùng cho hay, ngay khi tiếp nhận, bệnh nhân được xác định đang trong tình trạng sốc, mất máu nghiêm trọng, toàn thân suy kiệt, nguy cơ tử vong nếu không xử trí khẩn cấp.

“Tổn thương của bệnh nhân rất phức tạp, cùng lúc ở cả hai tay và chân. Tay phải gần như cụt hoàn toàn ở cổ tay, chỉ còn dính một phần da rộng khoảng 1,5 cm nhưng phần da này cũng buộc phải cắt bỏ vì gây khó khăn trong quá trình tìm mạch máu để nối. Bàn tay phải đã mất hoàn toàn nguồn cấp máu”, bác sĩ Tùng kể lại.

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ - Ảnh 1.

Bàn tay của nam Tiktoker trước và sau khi được phẫu thuật. Ảnh: BSCC

Phía tay trái bị vết thương cắt xẻ dọc qua kẽ ngón 4 và ngón 5, làm đứt các gân, mất một phần xương khối tụ cốt, tổn thương các cung mạch gan tay, đồng thời làm đứt thần kinh trụ chạy vào mô út, khiến ngón 5 đối diện nguy cơ hoại tử cao.

Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có vết thương ở vùng bờ ngoài hố khoeo chân phải. Vị trí tổn thương sát ngay thành động mạch khoeo nhưng rất may chưa bị thủng. Dù vậy, toàn bộ gân cơ khu ngoài đã bị đứt, thần kinh hông khoeo ngoài cũng bị tổn thương nặng, khiến bệnh nhân không thể gấp mu bàn chân hay xoay ngoài bàn chân được nữa.

Bác sĩ Tùng nhận định: "Đây là tình trạng đa chấn thương cực kỳ phức tạp, đòi hỏi xử trí song song nhiều vị trí, nhưng vẫn phải đảm bảo không kéo dài thời gian mổ vượt quá giới hạn an toàn để tránh nguy hiểm tính mạng”.

Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển thẳng lên phòng mổ để kịp nối lại bàn tay và các ngón tay hai bên, kiểm soát chảy máu và hồi sức tích cực.

Theo bác sĩ Tùng, tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, quy trình phẫu thuật nối chi vi phẫu đã được thực hiện thường quy nhiều năm nay.

Tổn thương phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật vi phẫu cao

Trước tiên, các bác sĩ cố định lại phần xương cổ tay phải, sau đó nối 22 gân vùng cổ tay, tiếp tục khâu vi phẫu các dây thần kinh quan trọng gồm thần kinh trụ, thần kinh giữa và nhánh cảm giác của thần kinh quay. Phần mạch máu cũng được xử lý tỉ mỉ, nối hai động mạch lớn là động mạch quay và động mạch trụ, đồng thời khâu nối bốn tĩnh mạch để đảm bảo lưu thông máu, duy trì hồi lưu tốt cho bàn tay phải.

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ - Ảnh 2.

Bác sĩ Ngọc Sơn Tùng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Ảnh: BSCC

Với tay trái, ê-kíp kết hợp lại phần xương, khâu phục hồi các gân bị đứt, nối thần kinh và các cung mạch để đảm bảo nuôi dưỡng ngón 5, hạn chế nguy cơ hoại tử.

Riêng vùng khoeo chân, các bác sĩ tiến hành phục hồi các gân và bao khớp gối, thần kinh hông khoeo ngoài được đánh dấu và cố định để tiếp tục xử trí ở thì mổ thứ hai.

"Với bệnh nhân đa chấn thương nặng nề, việc kéo dài thời gian mổ vượt quá ngưỡng an toàn có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, đội ngũ phẫu thuật phải tính toán rất kỹ lưỡng, chia thành nhiều thì phẫu thuật hợp lý", bác sĩ Tùng giải thích thêm.

Ca mổ nối chi cho bệnh nhân được ê-kíp bắt đầu từ 19h và hoàn tất lúc 1h sáng hôm sau. Sau phẫu thuật, các bác sĩ rất vui mừng khi hồi lưu máu ở cả hai tay đều diễn tiến tốt, các ngón tay bắt đầu có phản xạ cử động nhẹ, toàn trạng bệnh nhân ổn định, tỉnh táo, có thể nói chuyện bình thường.

Dự kiến sau khoảng 10 ngày, khi thể trạng chung và hai bàn tay thực sự ổn định, các bác sĩ sẽ tiến hành nối lại dây thần kinh ở chân để khôi phục vận động cho bàn chân.

Bác sĩ Tùng cho biết, với đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện, những ca chấn thương phức tạp như vậy không hiếm gặp. Tuy nhiên, suốt cả ngày sau ca phẫu thuật, anh và đồng nghiệp bất ngờ khi thấy thông tin về bệnh nhân lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.

Vị bác sĩ cho biết ê-kíp không tập trung tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thương tích. Các bác sĩ ưu tiên đánh giá chính xác tình trạng tổn thương và thể trạng bệnh nhân để đưa ra phương án phẫu thuật tối ưu, giảm thiểu thương tật, vừa bảo toàn tính mạng cho người bệnh.

"Đây là ca bệnh đặc biệt không chỉ đòi hỏi kỹ thuật vi phẫu hiện đại, sự phối hợp khéo léo của nhiều ê-kíp mà còn cần tinh thần khẩn trương, chính xác tuyệt đối để giành giật từng cơ hội giữ lại đôi tay và hy vọng phục hồi tốt nhất cho bệnh nhân", bác sĩ Tùng nhấn mạnh.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Công Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, bác sĩ Ngọc Sơn Tùng vốn là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, nhưng anh lại đặc biệt đam mê phẫu thuật vi phẫu mạch máu và thần kinh, lĩnh vực đòi hỏi tay nghề và sự kiên nhẫn rất lớn.

"Nhiều trường hợp chi thể đứt rời thường sẽ phải bỏ đi, nhưng với bác sĩ Tùng, đó luôn là cơ hội để cố gắng cứu giữ. Tôi còn nhớ ca hy hữu của một bé 18 tháng tuổi, bị đứt lìa bàn tay vì thò tay vào máy xay đá lạnh. Nhờ phẫu thuật vi phẫu kéo dài 8 tiếng, bàn tay của cháu đã được cứu sống, phục hồi vận động gần như bình thường. Lần khác, bác sĩ Tùng nối lại hai chân cho hai cháu nhỏ bị máy cắt cỏ chém đứt", bác sĩ Hoàng chia sẻ.

Ông cho biết những ca mổ nối chi không chỉ đòi hỏi kỹ thuật khéo léo mà còn rất tốn sức lực. Có ca mổ, bác sĩ Tùng phải thức trắng 24 giờ đồng hồ, chỉ kịp uống vài hộp sữa, nhưng vẫn tập trung để kịp nối mạch, ghép gân và thần kinh cho bệnh nhân.

Bên cạnh những ca nối chi phức tạp, bác sĩ Tùng và các bác sĩ còn đảm nhận nhiều ca tạo hình phức tạp khác như điều trị loét lâu năm cho người già, hoặc xử lý các di chứng chấn thương nặng mà trước đây nhiều bệnh nhân đành chấp nhận cắt bỏ chi.

Về ca phẫu thuật nối lại hai bàn tay cho "Hà List", vị lãnh đạo bệnh viện đánh giá đây là trường hợp đặc biệt, phức tạp. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân ổn định, một tay phục hồi rất tốt, tay còn lại - phần bị xẻ dọc - cũng hồi lưu máu tốt và cử động được.

Tiktoker "Hà List" sống ở Thái Nguyên, bị một nhóm người truy đuổi và chém trọng thương. Người này có gần 25.000 người theo dõi trên TikTok và thường đăng video nói về mâu thuẫn, nợ nần. Khoảng một tháng trước, anh từng quay cảnh nhóm người kéo đến nhà riêng đòi nợ, dẫn đến cãi vã, xô xát. Trước khi xảy ra vụ chém, anh cũng đăng clip bị nhóm người đuổi theo trên đường.

Công an phường Phan Đình Phùng, tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Y tế - 1 ngày trước

Sốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Y tế - 2 ngày trước

Mong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

Top