Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ thường xuyên xem điện thoại và không xem điện thoại khác nhau như thế nào trong tương lai?

Thứ bảy, 21:20 21/09/2024 | Nuôi dạy con

Bạn sẽ không ngờ việc cho con xem điện thoại để bố mẹ không bị làm phiền lại ảnh hưởng đến tương lai của trẻ đến như vậy.

Khối lượng công việc ngày càng nặng cùng với quỹ thời gian hạn hẹp khiến nhiều phụ huynh chọn cách “giao phó” con mình cho điện thoại thông minh. Thực trạng này xảy ra ở khắp nơi, từ gia đình đến trường học, quán ăn, bệnh viện, khu vui chơi...

Điện thoại thông minh là giải pháp giúp cha mẹ nhàn rỗi hơn nhưng lại gây ra những tác hại khôn lường. Việc trẻ nghiện sử dụng điện thoại thông minh từ bé có thể gây hại đến thị lực, cột sống, thậm chí sự phát triển về thể chất của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Trên thực tế, những đứa trẻ thường xuyên xem điện thoại thông minh từ nhỏ và không sử dụng thiết bị này lớn lên cũng sẽ có sự khác biệt. Cha mẹ nên lưu ý để con có thể phát triển toàn diện nhất.

1. Ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt

Theo một nghiên cứu khoa học của ĐH Harvard, những trẻ thích xem điện thoại thông minh có khả năng diễn đạt ngôn ngữ kém hơn so với các em dành thời gian đó để vui chơi ngoài trời. Điều này dễ hiểu khi tất cả các chương trình, trò chơi đều được thiết kế màu sắc, âm thanh sống động, bắt mắt để thu hút sự chú ý trẻ. Lâu dần, trẻ khó có thể thoát ra và bị lệ thuộc vào thế giới ảo trên điện thoại, ít giao tiếp với thế giới thực nên kỹ năng diễn đạt bị kém đi.

Ngược lại, những trẻ không thích xem điện thoại thông minh có nhiều thời gian để giao tiếp với mọi người giúp khả năng diễn đạt ngôn ngữ được linh hoạt hơn.

2. Ảnh hưởng đến khả năng tập trung

Nghiên cứu của đại học Harvard cũng cho thấy những đứa trẻ thường xuyên xem điện thoại thông minh từ nhỏ có khả năng tập rất kém, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tư duy và học tập của trẻ.

Nhiều đứa trẻ có học lực tốt khi chúng còn nhỏ nhưng khi lớn lên, điểm số có xu hướng thấp dần. Cha mẹ thường sẽ nghĩ rằng do trẻ chưa nắm vững kiến thức cơ bản, nhưng thực ra tất cả là do sự tập trung.

Nguyên nhân là khi cấp học tăng lên, kiến thức sẽ được truyền tải nhanh hơn, khó hơn đòi hỏi trẻ phải tập trung và phát huy khả năng tư duy để nắm bắt được bài học. Nếu các em không tập trung theo dõi, chểnh mảng học tập sẽ khó theo kịp bài học. Dần dần, điểm số của trẻ cũng sẽ giảm sút. Nếu không sớm khắc phục, điều này sẽ tạo nên sự chênh lệch rất lớn giữa trẻ và bạn bè. Do đó, việc trẻ học hành sa sút đi không phải do IQ mà là trẻ thiếu dần sự tập trung.

Trẻ thường xuyên xem điện thoại và không xem điện thoại khác nhau như thế nào trong tương lai? - Ảnh 1.

3. Ảnh hưởng đến cột sống

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí The Spine chỉ rõ, một số bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân trẻ, những người chưa từng có vấn đề ở lưng, cổ, đã ghi nhận có tình trạng thoát vị đĩa đệm và vấn đề ở đường cong sinh lý cột sống.

Nếu sử dụng điện thoại thông minh từ năm 8 tuổi, các em sẽ có thể phải phẫu thuật cột sống cổ vào năm 28 tuổi do đường cong sinh lý tự nhiên đã bị "bẻ" ngược. Trẻ em sử dụng thường nhìn xuống khi dùng điện thoại thông minh, để cổ ở góc 45 độ. So với lúc đứng, tình trạng cổ của chúng còn tệ hơn khi ngồi.

Thậm chí nhiều trẻ có thói quen nằm sấp để xem điện thoại. Tư thế này cũng gây hại đến cột sống.

4. Ảnh hưởng đến thị lực

Những trẻ thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh thường ngồi rất lâu trước màn hình khiến mắt không được nghỉ ngơi, vận động. Ngoài ra ánh sáng từ màn hình dễ làm trẻ bị cay mắt, khô mắt, mỏi mắt,… Đây chính là những nguyên nhân cơ bản khiến nhiều trẻ bị giảm thị lực, cận thị.

Trong khi đó những trẻ không thích sử dụng điện thoại di động sẽ dành nhiều thời gian cho các môn thể thao ngoài trời hoặc chơi với các loại đồ chơi khác nhau, giúp tầm nhìn của trẻ không bị ảnh hưởng, mắt cũng không cần thiết phải hoạt động quá sức như khi tiếp xúc với màn hình điện thoại.

Bên cạnh đó, các bé thích đi chơi xa và thường xuyên được đi ra ngoài ít bị ảnh hưởng đến thị lực hơn nữa vì trẻ dành nhiều thời gian ở ngoài trời, ngắm cảnh vật giúp đôi mắt được xoa dịu và sáng khỏe hơn. Đó cũng là lý do mà thị lực của trẻ xem điện thoại kém hơn rất nhiều so với những trẻ không xem điện thoại thường xuyên.

Đinh Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giúp con từ đứa trẻ bại não trở thành thạc sĩ Đại học Harvard, mẹ đơn thân chia sẻ cách dạy con độc đáo

Giúp con từ đứa trẻ bại não trở thành thạc sĩ Đại học Harvard, mẹ đơn thân chia sẻ cách dạy con độc đáo

Nuôi dạy con - 4 giờ trước

GĐXH - Sẵn sàng bỏ chồng và bỏ ngoài tai lời bác sĩ, người mẹ dũng cảm đã giúp con trai vượt qua bệnh tật thi đỗ vào ngôi trường đại học Harvard danh giá.

Con trai 15 tuổi đưa bạn nữ về nhà chơi nhưng lại dắt nhau lên phòng riêng vì không muốn mẹ làm phiền

Con trai 15 tuổi đưa bạn nữ về nhà chơi nhưng lại dắt nhau lên phòng riêng vì không muốn mẹ làm phiền

Nuôi dạy con - 15 giờ trước

Những tương khi con lớn lên mình sẽ bớt lo lắng đi, ai ngờ chúng ta - những người mẹ chỉ đang chuyển từ nỗi lo lắng này sang nỗi lo lắng khác mà thôi!

Chuyên gia Đại học Harvard tiết lộ 3 cụm từ mình hay nói với con để giúp trẻ tăng EQ

Chuyên gia Đại học Harvard tiết lộ 3 cụm từ mình hay nói với con để giúp trẻ tăng EQ

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Là mẹ của ba đứa con, Jenny Woo, nhà giáo dục được đào tạo tại Harvard, hiểu được những khó khăn để nuôi dạy một đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao (EQ) như thế nào.

Nếu thường xuyên rỉ tai con 5 câu nói này, cha mẹ chẳng khác gì đang đầu độc trẻ: Quá nguy hiểm!

Nếu thường xuyên rỉ tai con 5 câu nói này, cha mẹ chẳng khác gì đang đầu độc trẻ: Quá nguy hiểm!

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

Đừng nghĩ rằng cho con ăn ngon mặc đẹp đã là dạy con tốt, mà từng lời nói, hành động quan tâm của cha mẹ dành cho con mới thật sự quan trọng.

6 'chữ vàng' trong việc dạy dỗ của bà mẹ có 3 con thi đỗ Đại học Harvard

6 'chữ vàng' trong việc dạy dỗ của bà mẹ có 3 con thi đỗ Đại học Harvard

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Dựa trên kinh nghiệm của mình, chị Phương đã đúc kết và viết ra cuốn sách "Tôi đã gửi ba đứa trẻ đến Harvard". Qua đó, có thể thấy rằng giáo dục gia đình có vai trò quan trọng trong tương lai của con trẻ.

6 'thói quen xấu' ở trẻ cha mẹ đừng vội sửa bởi đó là dấu hiệu con bạn có IQ, EQ cao

6 'thói quen xấu' ở trẻ cha mẹ đừng vội sửa bởi đó là dấu hiệu con bạn có IQ, EQ cao

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

GĐXH - Một số thói quen của trẻ trong mắt cha mẹ trông có vẻ rất phiền phức, nghịch ngợm, nhưng nó lại tiềm ẩn những tài năng của một đứa trẻ thông minh.

8 hành động của cha mẹ cứ nghĩ là tốt cho con nhưng lại chạm đến giới hạn của trẻ khiến chúng nổi loạn, phản kháng

8 hành động của cha mẹ cứ nghĩ là tốt cho con nhưng lại chạm đến giới hạn của trẻ khiến chúng nổi loạn, phản kháng

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

GĐXH - Mọi vấn đề của con cái đều có thể tìm thấy ở cha mẹ. Nếu bố mẹ mắc phải 8 thói quen này sẽ khiến con ngày càng nổi loạn mà thôi.

Đại học New Hampshire: Mối liên hệ giữa việc đánh vào mông trẻ và trí thông minh sẽ khiến cha mẹ giật mình

Đại học New Hampshire: Mối liên hệ giữa việc đánh vào mông trẻ và trí thông minh sẽ khiến cha mẹ giật mình

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

GĐXH - Nhiều phụ huynh cho rằng đánh vào mông con chỉ gây đau chứ không nguy hiểm gì. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu lại chứng minh điều ngược lại.

Đại học Harvard: Một câu hỏi hàng ngày giúp cha mẹ nuôi dạy con thành đứa trẻ tử tế, ngoan ngoãn

Đại học Harvard: Một câu hỏi hàng ngày giúp cha mẹ nuôi dạy con thành đứa trẻ tử tế, ngoan ngoãn

Nuôi dạy con - 6 ngày trước

GĐXH - Đây là bí quyết mà chuyên gia tâm lý hàng đầu Đại học Harvard giúp các phụ huynh nuôi dạy trẻ thành những đứa con ngoan, lớn lên thành người tử tế, biết quan tâm, tôn trọng và có trách nhiệm.

Đại học Harvard: Những người hạnh phúc ở tuổi trưởng thành thường có chung 3 đặc điểm này từ khi còn nhỏ

Đại học Harvard: Những người hạnh phúc ở tuổi trưởng thành thường có chung 3 đặc điểm này từ khi còn nhỏ

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Những đứa trẻ nào có khả năng sống hạnh phúc hơn khi lớn lên? là câu hỏi mà các chuyên gia đến từ Đại học Harvard đã nỗ lực suốt 75 năm để tìm câu trả lời.

Top