Hà Nội
23°C / 22-25°C

Triệt phá đường dây "xuất khẩu”... thiếu nữ

Thứ năm, 10:48 24/12/2009 | Pháp luật

Nhiều cô gái trẻ từ các vùng quê Tây Ninh cứ nối nhau xuất ngoại... lấy chồng, dư luận bất bình, lực lượng CA nghi vấn có những kẻ buôn bán phụ nữ. Sau thời gian điều tra, một đường dây chuyên đưa gái quê sang xứ người... bán làm vợ bị bóc gỡ.

 
Chặn đứng tội lỗi

Là sân bay quốc tế lẫn nội địa nên lúc nào Tân Sơn Nhất (TP HCM) cũng nhộn nhịp người đưa, kẻ đón. Hòa trong dòng người đông đúc trên, 16h ngày 27/11/2008 có ba người đàn ông đang hướng dẫn cho các cô gái trẻ Ngô Mộng Linh (SN 1988, quê Bạc Liêu), Lê Kim Phụng (SN 1983, quê Long An) và Trần Thị Mai (SN 1979, quê Tây Ninh) làm thủ tục xuất cảnh sang Malaysia. Bất ngờ, CA tỉnh Tây Ninh phối hợp với Cục CSĐTTP về TTXH Bộ CA và An ninh sân bay xuất hiện, đình chuyến bay của các cô, tạm giữ Nguyễn Thiện Ngôn (SN 1973), Đỗ Bảo Thuận (SN 1971) và Trần Vĩ Hùng (SN 1955, cùng ngụ Q5, TP HCM).
 
Ngay sau đó cơ quan công an tiến hành bắt khẩn cấp bốn đối tượng, gồm: Nguyễn Thị Ngọc Yến (SN 1956), Phạm Thị Phỉ (SN 1959, cùng quê Bến Tre, tạm trú P1Q5), Nguyễn Thị Khuân (SN 1948, quê Tây Ninh), Nguyễn Thế Phong (SN 1978, quê Cần Thơ, tạm trú P2Q8) về hành vi “Tổ chức đưa phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài bán cho người khác nhằm thu lợi bất chính”.
 
Tại chỗ ở của Nguyễn Thị Ngọc Yến, lực lượng CA phát hiện còn 7 cô gái quê Tây Ninh, Bạc Liêu đang chờ được... “xuất khẩu”. Khám xét nơi này, CA thu giữ 9 hộ chiếu, 21 giấy khai sinh, 9 giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, 13 CMND, 3 hồ sơ xuất cảnh của các cô gái, cùng nhiều sổ sách, tài liệu liên quan đến hoạt động của đường dây...
 

Một phiên toà xét xử những bị cáo buôn bán phụ nữ ở Tây Ninh.

 
Hành trình buôn người
Nguyễn Thị Ngọc Yến (tên thường gọi khác là Dì Ba, SN 1956, ngụ ấp Thanh Phước, xã Thanh Phong, H. Thạnh Phú, Bến Tre) thuê căn nhà trong hẻm 835 Trần Hưng Đạo, P1Q5 để quản lý và cho các cô gái có nhu cầu ra nước ngoài lấy chồng tá túc.
 
Từ đầu năm 2006 đến giữa năm 2007, Yến tổ chức cho phụ nữ các tỉnh và du khách đến từ Hàn Quốc, Đài Loan xem mặt, mai mối được 15 cô kết hôn với người ngoại quốc. Giữa năm 2007, sau khi quen biết Min Ly (người Malaysia), Yến mở rộng thêm thị trường sang quốc gia này.
 
Theo thỏa thuận, khi tìm được “hàng”, Yến sẽ điện thoại để Min Ly gởi tiền sang (500USD/người) làm thủ tục, mua vé máy bay cho các cô gái xuất cảnh. Đến Malaysia, Min Ly sẽ đưa họ về nhà, tổ chức cho đàn ông đến “coi mắt”. Nếu cô nào được đàn ông Malaysia mua về làm vợ, Min Ly sẽ trả công cho Yến 1.000USD, còn trong trường hợp "hàng ế" Yến phải lo tiền vé máy bay đưa họ trở về Việt Nam.
 
Trường hợp phụ nữ dưới 21 tuổi kết hôn, Yến và Min Ly mỗi người chịu một nửa chi phí vé máy bay khứ hồi cho cha mẹ các cô dâu qua Malaysia dự đám cưới. Tính từ giữa năm 2007 đến ngày 28/11/2008, Yến đã tiếp nhận khoảng 400 phụ nữ quê Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bến Tre... do các “đầu mối” cung cấp... Yến đảm nhiệm việc đưa họ đi làm hộ chiếu và lo chi phí học ngoại ngữ, ăn uống.
 
Theo sổ sách lưu lại thì đến ngày bị bắt, Yến đã đưa được khoảng hơn 220 phụ nữ ra nước ngoài bán cho người khác làm vợ thu lợi bất chính nhiều triệu đồng. Yến trả công cho mạng lưới cung cấp với giá 2 triệu đồng/người nên nhận được sự hợp tác tích cực.
 
Khoảng tháng 5/2008, do thường xuyên đi nước ngoài nên Yến nhờ Phạm Thị Phỉ (người cùng quê lên TP HCM chữa bệnh, ở nhờ nhà Yến) giúp quản lý số phụ nữ đang ở tại nhà Yến chờ đi “xuất khẩu”. Nhiệm vụ của Phỉ là ghi tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại của các cô gái mới đến rồi thông báo cho Yến. Ba tháng đầu, Yến trả công cho Phỉ 500.000 đồng/tháng, những tháng còn lại mỗi tháng là 1 triệu đồng.
 
Thường chở nhiều phụ nữ Việt Nam đi làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài nên Nguyễn Thế Phong biết rõ cách thức làm ăn kiểu này. Đầu năm 2007, thông qua gợi ý của hai người đàn ông Singapore tên Phong và Tô (Tô là em rể Thế Phong, chủ một công ty môi giới hôn nhân tại Singapore, có chi nhánh tại Malaysia), Thế Phong bắt đầu tham gia tuyển phụ nữ đưa ra nước ngoài làm vợ.
 
Hai bên thống nhất: Mỗi cô gái muốn được Cty bên Malaysia tuyển dụng phải có giấy cam kết của cha mẹ đồng ý cho con kết hôn với người nước ngoài; Phải ứng trước 9 triệu đồng mua vé máy bay và các chi phí khác. Thế Phong lo thủ tục xuất cảnh tại Việt Nam.
 
Đến Malaysia, người của Tô và Phong sẽ ra sân bay đón các cô về nhà. Cô nào được đàn ông ưng ý, bỏ tiền ra mua làm vợ, Tô - Phong sẽ lo thủ tục kết hôn tại Malaysia. Chi phí mua vé máy bay Cty của Tô - Phong sẽ hoàn trả lại cho các cô gái sau đó. Mỗi trường hợp kết hôn thành công, Thế Phong được trả công 6 triệu đồng, trừ các chi phí, công môi giới còn lại từ 2 đến 3 triệu đồng.
 
Đến ngày bị bắt, Phong đã đưa đi nước ngoài 29 phụ nữ, trong đó có 6 người lọt vào “chung kết”.
 
Do thường xuyên đi lại buôn bán giữa Tây Ninh và TP HCM nên Nguyễn Thị Khuân (SN 1948, thường trú ấp Thuận Hòa, xã Truông Mít, H. Dương Minh Châu, T. Tây Ninh) quen với Nguyễn Thị Ngọc Yến. Biết Yến có nhu cầu tuyển gái quê đưa sang Malaysia bán cho người khác làm vợ, Khuân đề nghị phối hợp “làm ăn”.
 
Theo thỏa thuận, cứ mỗi phụ nữ kết hôn được với người nước ngoài, Yến sẽ trả công cho Khuân 2 triệu đồng. Thấy việc “buôn người” dễ kiếm lời nên từ đầu năm 2006 đến khi bị bắt, lợi dụng các mối quan hệ trong buôn bán, Khuân đã tìm và giới thiệu cho Yến 40 phụ nữ Tây Ninh có nhu cầu “xuất ngoại”, qua tuyển chọn có 12 cô được làm dâu xứ người.
 
Không chỉ làm ăn với Yến, Khuân còn hợp tác với Phong từ đầu năm 2007. Tính đến ngày bị bắt, Khuân đã giới thiệu cho Phong năm cô gái Tây Ninh nhưng chỉ... một cô mãn nguyện!
 
Cơ quan CSĐT CA tỉnh Tây Ninh vừa kết thúc điều tra vụ án này, chuyển hồ sơ và đối tượng cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh, đề nghị truy tố các đối tượng Nguyễn Thị Ngọc Yến, Phạm Thị Phỉ, Nguyễn Thị Khuân và Nguyễn Thế Phong về tội “Mua bán phụ nữ”, tội phạm và hình phạt được quy định tại điều 119 Bộ luật Hình sự.
 
Theo Công an TP HCM
phuoclong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Pháp luật - 3 giờ trước

Bản án sơ thẩm chia đôi khối tài sản giữa cựu siêu mẫu Ngọc Thúy và đại gia nhưng cả 2 người không chấp nhận phán quyết trên.

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Pháp luật - 18 giờ trước

Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Pháp luật - 22 giờ trước

GĐXH - Một đêm tháng 4/2017, đường Ngô Gia Tự (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) chìm trong những ánh đèn đường vàng oạch, mờ ảo. Từ phía góc khuất bất ngờ xuất hiện 1 người đàn ông loạng choạng, vừa chạy vừa lấy tay đè vào vết thương chảy máu xối xả. Trong đêm tối, vang lên nhưng tiếng hò hét, khuấy động cả một con phố nhỏ.

Những trường hợp cần sang tên sổ đỏ mà mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của chính mình

Những trường hợp cần sang tên sổ đỏ mà mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của chính mình

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Theo chuyên gia, có thể hiểu sang tên sổ đỏ là việc thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. Những trường hợp phải thực hiện đăng ký biến động đất đai được quy định rất cụ thể tại Điều 133, Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025).

Thủ đoạn của ông trùm website 'lầu xanh' 'thiên địa' với hơn 19 triệu nội dung đồi trụy

Thủ đoạn của ông trùm website 'lầu xanh' 'thiên địa' với hơn 19 triệu nội dung đồi trụy

Pháp luật - 1 ngày trước

Qua khám xét nhiều địa điểm, công an phát hiện hàng triệu ảnh, truyện đồi trụy, nhiều file video đồi trụy, quan hệ tình dục trên diễn đàn “Thiên địa”.

Lừa cho thuê tàu thuyền, bán vật liệu, gã thanh niên Hải Dương chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng

Lừa cho thuê tàu thuyền, bán vật liệu, gã thanh niên Hải Dương chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Theo cơ quan công an, từ tháng 8/2022 đến tháng 4/2024, Cường đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 7 người ở các địa phương trên cả nước với số tiền hơn 317 triệu đồng...

Hé lộ tình tiết mới gây bất ngờ vụ thi thể khô trên sofa ở Hà Nội

Hé lộ tình tiết mới gây bất ngờ vụ thi thể khô trên sofa ở Hà Nội

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ quan chức năng vừa thông tin thêm một số tình tiết quan trọng liên quan đến vụ việc thi thể khô trên sofa khu căn hộ ở Hà Nội.

Công an Đồng Nai kiểm tra  loạt quán bar, vũ trường, beer club 'trá hình'

Công an Đồng Nai kiểm tra loạt quán bar, vũ trường, beer club 'trá hình'

Pháp luật - 1 ngày trước

300 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Đồng Nai chia làm 9 tổ công tác đồng loạt kiểm tra 9 quán bar, vũ trường, beer club “trá hình”, phát hiện nhiều vi phạm.

Tước bằng lái xe 3 tháng, phạt 15 triệu tài xế limousine đánh võng trên cao tốc

Tước bằng lái xe 3 tháng, phạt 15 triệu tài xế limousine đánh võng trên cao tốc

Pháp luật - 1 ngày trước

Lực lượng chức năng phạt tiền 15 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng với tài xế xe limousine điều khiển ô tô chuyển làn không có tín hiệu báo trước trên đường cao tốc, điều khiển xe lạng lách khi chạy trên đường.

Top