Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tuyển dụng một đằng, làm việc một nẻo

GiadinhNet - Ít ai có nguyện vọng gắn bó lâu dài với công tác dân số, công việc vẫn được coi là cần sự nhiệt huyết, kiên trì này. Dù được tuyển vào viên chức hay được cử làm công tác dân số tại trạm y tế cấp xã, nhưng hầu hết những cán bộ này chỉ coi dân số là “công việc kiêm nhiệm”.

 
Chỉ coi đây là “kiêm nhiệm”, phần lớn cán bộ được giao làm công tác dân số xã như chị Nga (xã Kha Sơn, huyện Phú Bình) thường xuyên thực hiện các nội dung khác của y tế. Ảnh: V.T
 
LTS: Thời gian qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể và lòng nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ ngành dân số nên công tác DS-KHHGĐ của tỉnh Thái Nguyên đã thu được những thành tựu lớn. Năm nay, mặc dù kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia vẫn chưa được chuyển về các địa phương, nhưng tỉnh Thái Nguyên đã chủ động cấp trước để ngành dân số triển khai các hoạt động theo kế hoạch. Nhằm ổn định bộ máy tổ chức, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã thông qua Nghị quyết cho phép tuyển dụng vào biên chế 181 cán bộ dân số cấp xã.
 
Tuy nhiên, quá trình tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ này tại cơ sở còn nhiều bất cập, chưa thực hiện đúng tinh thần Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/ 10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước; Công điện số 695/CDD-TTg, ngày 09/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 05/2008/TT-BYT  ngày 14/5/2008 TƯ của Bộ Y tế; trái với chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh.
 
Loạt bài này của Báo GĐ&XH sẽ phản ánh thực trạng trên và rất mong nhận được câu trả lời thỏa đáng từ các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên.
 
 Công tác dân số - chỉ tranh thủ thôi!
 

Riêng đối với sổ sách dân số, chị Nga, chị Quyên hay rất nhiều người khác cho biết: “Rất khó khăn”! Các chị đều cho rằng: “Nhiều khi nhìn vào chẳng hiểu gì, có khi đã mở sổ ra rồi lại muốn gấp lại ngay vì tù mù quá!”.

Chiều 11/5, chúng tôi đến Trạm Y tế xã Kha Sơn (huyện Phú Bình, Thái Nguyên). Lúc chúng tôi đến, chị Đinh Thị Nga – cán bộ trạm y tế vừa khám xong cho một số bệnh nhân. Chị cho biết: Mỗi ngày riêng chị tiếp nhận khoảng trên dưới 30 bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Trạm. Đó là chưa kể đến những đợt cao điểm thực hiện tiêm chủng cho trẻ em, làm bảo hiểm hay thực hành dinh dưỡng, con số này có thể lên đến hàng trăm...
 
Chị Nga sinh năm 1982, dân tộc Tày, là viên chức làm công tác dân số tại Trạm Y tế xã Kha Sơn từ tháng 1/2012, theo Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 29/1/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Là cán bộ làm dân số nhưng công việc hàng ngày của chị Nga lại là tiếp nhận bệnh nhân, khám và tư vấn các mặt bệnh thông thường. Bận rộn với công tác y tế, nên khi chúng tôi hỏi: “Vậy thời gian đâu để chị làm dân số?”, chị Nga chỉ cười đáp: “Chỉ tranh thủ thôi! Bận lắm!”.
 
Huyện Phú Bình có 21 xã, thị trấn. Riêng xã Kha Sơn của chị Nga có 20 xóm với 20 cộng tác viên cơ sở. Địa bàn rộng với hơn 8.000 dân, xóm xa trung tâm xã nhất là hơn 3km. Chị Nga kể: Là cán bộ dân số nhưng đến nay chị vẫn chưa thể đi quá nửa số xóm trong xã cũng vì lý do “quỹ thời gian eo hẹp”. Thậm chí, việc ghi chép sổ sách dân số, chị cũng phải tranh thủ khi có lịch trực đêm. “Mình cũng muốn đọc thêm sách, báo hoặc hỏi chị cán bộ chuyên trách đi trước về dân số nhưng bận quá. Việc nhà, việc trạm đã chiếm hết ngày rồi!” – chị Nga giãi bày. Đã làm được gần nửa năm nhưng chị chưa được học lớp tập huấn chính thức nào về dân số mà mới chỉ được học một lớp tập huấn 2 ngày do Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Phú Bình tổ chức vào tháng 11 năm ngoái.
 
Câu chuyện của chị Nga trên đây không phải là hiếm, thậm chí là việc bình thường xảy ra ở gần 100% xã, thị trấn huyện Phú Bình. Chị Nga kể thêm: “Mình chưa là người bận nhất đâu. Có một số chị em cùng vào đợt với mình, kiêm thêm các nhiệm vụ về sản – nhi, hay bảo hiểm... còn bận tối mặt. Hầu như không dành được mấy thời gian cho dân số!”.
 
Cũng vì thời gian quá bận, chị cũng khó để thường xuyên đến từng xóm, gặp gỡ cộng tác viên. Do đó, việc đến tận nhà dân để tuyên truyền nhóm hay hộ gia đình cũng rất ít khi thực hiện, chủ yếu dựa vào 20 cộng tác viên lâu năm.
 
“Cởi bỏ cho chúng tôi công việc kiêm nhiệm này!”
 
Nếu cán bộ làm công tác Dân số cấp xã có điều gì hạn chế hoặc sai sót, chúng tôi rất khó “chấn chỉnh, bổ sung”, hoặc tập huấn hoặc làm gì đó về chuyên môn vì họ không phải là người của mình”.
 
Ông Bùi Xuân Sỹ - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ thành phố Thái Nguyên
Đó là nguyện vọng chung của 16/16 cán bộ trạm y tế thực hiện công tác dân số tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
 
Trong khi chưa tuyển dụng được cán bộ dân số mới thì hàng loạt cán bộ dân số cũ, có nhiều năm cống hiến cho công tác dân số, giàu kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết đã bị cho nghỉ việc, nhận chế độ “một cục” hoặc “chờ tuyển dụng” để các trạm y tế phân công các cán bộ y tế “kiêm nhiệm”. Thậm chí có 5 cán bộ có bằng trung cấp, đủ các tiêu chuẩn hẳn hoi vẫn phải “thất nghiệp” từ đầu năm đến nay (vì đã có các cán bộ y tế trẻ “làm thay kiêm nhiệm” rồi).
 
Trong số 16 người nói trên tại Phú Lương, có 6 người mới tuyển vào là viên chức làm công tác dân số, 10 người được trạm trưởng Trạm y tế xã phân công “làm thêm dân số”. Khi được hỏi về nguyện vọng “làm dân số”, 100% số người này thẳng thắn rằng: “Chúng tôi không ai có nguyện vọng”.
 
Cán bộ trạm y tế xã Động Đạt, huyện Phú Lương, chị Hoàng Thị Quyên thừa nhận: Năm ngoái, trạm y tế có tuyển một viên chức về làm công tác Dân số nhưng chưa được 1 năm, chị ấy lại chuyển sang xã khác. Tôi mới được cắt cử sang làm. Một ngày, tôi phải đảm nhiệm chương trình dinh dưỡng, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, HIV/AIDS... nếu làm dân số nữa thì tôi không còn sức! Thậm chí với một số người, khối lượng công việc tại trạm cộng thêm công tác chuyên môn, khiến họ “bù đầu, quá tải”. Thời gian dành cho công tác dân số chỉ được “trích quỹ” khoảng 10-15% mà thôi!
 
Riêng đối với sổ sách dân số, chị Nga, chị Quyên hay rất nhiều người khác cho biết: “Rất khó khăn”! Các chị đều cho rằng: “Nhiều khi nhìn vào chẳng hiểu gì, có khi đã mở sổ ra rồi lại muốn gấp lại ngay vì tù mù quá!”. Chị Nga cho biết: Chị cũng biết hàng năm có các đợt chiến dịch nhưng bản thân chưa tham gia một chiến dịch nào.
 
Số phận trớ trêu của Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện
 
Hầu hết 181 cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã mới làm đều là người tỉnh khác đến, chưa quen địa bàn, chưa nắm được đối tượng quản lý.
 
Ông Nguyễn Văn TrườngPhó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Nguyên
Toàn tỉnh Thái Nguyên có 181 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thị, thành phố. Theo ông Nguyễn Văn Trường – Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh: Hầu hết 181 cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã mới làm đều là người tỉnh khác đến, chưa quen địa bàn, chưa nắm được đối tượng quản lý.
 
Ông Nguyễn Văn Hợi – Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Phú Bình chia sẻ: “21 xã, thị trấn của toàn huyện đến nay đã tuyển được 12 người là viên chức làm công tác dân số tại trạm y tế xã, một số khác là cán bộ trạm y tế được cắt cử đảm nhiệm làm dân số. Gần 90% là người Bắc Kạn, một số là người huyện khác đến”.
 
Theo BS. Bùi Xuân Sỹ – Giám đốc Trung tâm DS – KHHGĐ thành phố Thái Nguyên: Hiện cán bộ làm dân số do Trạm y tế xã quản lý. Xét về nguyên tắc hành chính, nếu chúng tôi muốn giao ban với các cán bộ làm công tác dân số tại các trạm y tế xã, chúng tôi phải có công văn gửi đến Trung tâm Y tế huyện, trạm trưởng các trạm y tế các xã, phường ghi rõ nội dung. Mỗi đợt thực hiện Chiến dịch, chúng tôi sẽ soạn kế hoạch trình Phó Chủ tịch UBND thành phố (Trưởng Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thành phố), nếu chúng tôi ký sẽ theo chức danh là “Thay mặt Trưởng Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ” chứ không ký theo Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ.
 
Một khó khăn nữa, theo ông Sỹ, là: “Nếu cán bộ làm công tác Dân số cấp xã có điều gì hạn chế hoặc sai sót, chúng tôi rất khó “chấn chỉnh, bổ sung”, hoặc tập huấn hoặc làm gì đó về chuyên môn rất khó bảo vì họ không phải là người của mình”.
 
Bà Hoàng Thị Ba – Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Phú Lương chia sẻ: Tại Phú Lương, nếu muốn mời các cán bộ phụ trách dân số tại các xã phải xin ý kiến của Giám đốc Trung tâm y tế. Thậm chí, Giám đốc Trung tâm y tế còn “quán triệt chặt chẽ” rằng cán bộ dân số xã muốn phát ngôn về bất cứ vấn đề gì phải được sự đồng ý của Trung tâm y tế. “Chúng tôi không thể quản lý nổi” – bà Ba bộc bạch.
  
(Còn nữa)
Võ Thu
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 1 năm trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 10 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 10 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top