Ưu tiên hoạt động truyền thông
Giadinh.net - Ngày 9/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 - 2020 (gọi tắt là Đề án 52 - PV).
> Khánh Hòa: Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được ưu tiên
28 tỉnh thực hiện Đề án
Theo TS. Dương Quốc Trọng, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, khi thực hiện hoạt động đề án, đề nghị địa phương xây dựng các đội lưu động phục vụ các hoạt động đặc thù của biển, đảo. Vì hoạt động của dự án biển có đặc thù do đó công tác tổ chức thực hiện, triển khai phải phù hợp. Công tác giải ngân của Đề án 52 từ nay đến cuối năm 2009 là thách thức lớn các địa phương trong việc lựa chọn nội dung triển khai, định mức tài chính. Quan trọng hơn, các văn bản hướng dẫn của Trung ương phải quan tâm đến đặc thù hoạt động vùng biển, đảo nhằm tạo hành lang pháp lý cho các địa phương triển khai thuận lợi. |
Đề án 52 sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân vùng biển (Ảnh: Chí Cường). |
Phạm vi thực hiện Đề án là tại 148 quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (102 huyện, 8 quận, 9 thị xã, 17 thành phố ven biển trực thuộc tỉnh và 12 huyện đảo) của 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương.
Đối tượng của Đề án là những người làm việc và người sinh sống trên đảo, ven biển, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế thuộc khu vực đảo, ven biển và trên biển; ưu tiên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, người dân sống, làm việc tại cửa sông và ven biển. Quyết định có hiệu lực từ ngày 25/5/2009.
Không chỉ là đề án đơn thuần chuyên môn...
Ông Đỗ Ngọc Tấn, Giám đốc BQL Đề án nhấn mạnh, thực hiện Đề án 52, theo lộ trình từ nay đến năm 2010, các đơn vị cần tập trung tốt công tác truyền thông nhằm làm thay đổi thái độ, hành vi, phấn đấu năm 2010 có 70% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (tại 28 tỉnh thuộc Đề án) thực hiện các biện pháp tránh thai; 60% người dân sinh sống, làm việc trên đảo, ven biển, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch... được tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKBMTE/SKSS/KHHGĐ. Mỗi năm giảm 5% số trẻ bị dị dạng, dị tật, thiểu năng trí tuệ... |
|
Truyền thông dân số tại vùng sông nước (Ảnh: HH). |
Để Đề án 52 hoạt động có hiệu quả, Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy đề nghị khi triển khai hoạt động và xây dựng kế hoạch năm 2010, các địa phương không làm chồng chéo với các chương trình dân số. Đề án 52 không chỉ là một đề án đơn thuần chuyên môn về SKSS/KHHGĐ mà còn là một hoạt động hết sức quan trọng, qua đó nâng cao đời sống người dân, kích thích kinh tế xã hội phát triển tại vùng biển đảo đất nước.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 1 năm trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.
Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.
Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.
Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.
Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách
Dân số và phát triển - 9 năm trướcGiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.
Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.
Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam
Xã hội - 10 năm trướcGiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.
Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể
Dân số và phát triển - 10 năm trướcNhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.
Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng
Đường lối - Chính sách - 10 năm trướcGiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.
Cơ cấu “dân số vàng” – cơ hội và thách thức
Dân số và phát triểnDân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triệu người – đứng thứ 14 trên thế giới và đứng thứ 8 ở châu Á. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết được những thách thức cũng như tận dụng được cơ hội vàng mà cơ cấu “dân số vàng” mang lại.