Vì sao cha mẹ giàu, có thế lực thường bất chấp để chạy trường cho con?
Con đi học bị áp lực phải giỏi bằng bạn bè thì cha mẹ cũng thế. Luôn có một cuộc đua ngầm giữa các bậc phụ huynh để bảo vệ địa vị xã hội của mình.
Chuyên gia tâm lý
Twitter Website
Giáo sư David Mayer hiện là giảng viên Đại học Michigan, Mỹ. Ông Mayer có hơn 20 năm nghiên cứu về tâm lý học đạo đức với hàng loạt các nghiên cứu được Hiệp hội Tâm lý học Mỹ trao thưởng. Ông cũng là một trong những thành viên tích cực của hiệp hội này.
Trong cuốn sách phơi bày những mảng tối của giáo dục đại học Mỹ xuất bản năm 2018, hai tác giả Greg Lukianoff và Jonathan Haidt đã chỉ ra: Cha mẹ, đặc biệt là tầng lớp thượng lưu, ngày càng lo lắng về việc con cái họ có được vào các trường đại học danh tiếng hay không.
Theo cuốn sách này, nền kinh tế thế giới đang đứng trước nhiều thách thức. Kinh tế chững lại, tiền lương không tăng, tự động hóa lên ngôi, robot tương lai có thể thay thế con người - những viễn cảnh này đang khiến cha mẹ ngày càng bất an về tương lai của con cái.
Do vậy, tốt nghiệp từ một ngôi trường hàng đầu có thể là sự đảm bảo con cái họ có công việc, lương thưởng tốt trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt.
Trong vụ bê bối chạy trường lớn nhất lịch sử Mỹ mới bị phanh phui hồi tháng trước, các bậc cha mẹ giàu có đã chi tổng cộng 6,5 triệu USD để “mua” chỗ cho con mình ở một truờng đại học danh tiếng.
Tại sao các bậc phụ huynh sẵn sàng vung tiền để thực hiện hành vi sai trái đó? Câu trả lời thường gặp: Cha mẹ nào cũng sẵn sàng làm mọi thứ để đem lại điều tốt nhất cho con.
Có thể đúng một phần, nhưng vẫn chưa đủ.
Kinh nghiệm 20 năm nghiên cứu của tôi cho thấy có rất nhiều lý do người ta sẵn sàng giẫm đạp lên đạo đức để đạt được mục tiêu. Lý do chủ yếu xoay quanh việc mong muốn duy trì địa vị, danh tiếng xã hội cũng như tư duy đặc quyền đã ăn sâu của một nhóm người.
Động cơ của việc chạy trường cũng không nằm ngoài những yếu tố trên.
Cha mẹ cũng ganh đua với bạn bè
Lợi ích cá nhân luôn là khởi nguồn của những việc làm sai trái. Và một khi đã vi phạm đạo đức, con người thường có xu hướng tìm cách biện minh cho hành động của mình. Nghiên cứu năm 2012 của tôi và cộng sự về các lý do bao biện cho hành vi sai trái đã chỉ ra: Khi người ta càng sai, lý lẽ của họ càng hùng hồn.
Quay trở lại bê bối chạy trường, rõ ràng đưa hối lộ để chạy điểm, làm giả hồ sơ hòng đưa con em mình đại học - thậm chí đại học danh tiếng - là hành động phi đạo đức. Điều này đồng nghĩa với việc vì lợi ích của bản thân mà người ta sẵn sàng tước đi cơ hội của người khác.
Thế nhưng, những bậc làm cha mẹ lại không hề cảm thấy tội lỗi hay hối hận.
Việc chà đạp lên đạo đức để đưa con mình vào ngôi trường danh giá bằng lối cửa sau cũng xuất phát từ việc cha mẹ muốn bảo vệ hình ảnh của chính mình.
Họ cho rằng mình chấp nhận nhúng chàm vì tương lai của con, mong muốn con có tương lai rộng mở. Tình yêu vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái là cái cớ tuyệt vời để hợp lý hóa hành động sai trái kia.
Thế nhưng, đằng sau tình yêu này còn một động cơ khác, xuất phát từ việc cha mẹ muốn bảo vệ hình ảnh của chính mình.
Con đi học bị áp lực phải giỏi bằng bạn bè thì cha mẹ cũng thế. Luôn có một cuộc đua ngầm giữa các bậc phụ huynh. Thực chất, cha mẹ rất quan tâm đến việc những phụ huynh khác đánh giá, nhìn nhận mình thế nào.
Trong khảo sát cuối năm 2015 trên 2.200 cặp vợ chồng có con từ 5 tuổi trở lên trên toàn nước Mỹ do Zero To Three - một tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ quyền lợi của trẻ em và gia đình - thực hiện, hơn 50% cha mẹ cảm thấy mình lúc nào cũng bị chỉ trích về cách nuôi dạy con. Ngạc nhiên hơn, hơn 90% số bà mẹ thấy mệt mỏi khi phải gồng mình lên “thể hiện” với người khác.
Khảo sát đúc kết: Thành công hay thất bại của đứa trẻ cũng chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Con cái đạt được thành tích cao, cha mẹ hãnh diện và ngược lại.
Ngoài ra, hành vi của các cha mẹ chạy trường cho con phần lớn không diễn ra đơn lẻ mà có tổ chức, đường dây rõ ràng. Trong nghiên cứu năm 2011 của tôi về hành vi phi đạo đức, những người làm sai có tổ chức thường cảm thấy đỡ tội lỗi khi nhiều người cùng phá luật. Lý do họ đưa ra là dù phá luật nhưng lại “giúp ích” cho nhiều người.
Với lập luận đó, sẽ có cha mẹ cho rằng họ đưa hối lộ để chạy vào trường danh giá là mở đường cho phụ huynh khác cùng làm theo. Kết quả là con của tất cả đều được học trường danh giá.
Bảo toàn địa vị xã hội bằng mọi giá
Những vị phụ huynh dính líu đến bê bối chạy trường phần lớn đều thuộc tầng lớp thượng lưu, có quyền lực. Những người này nghĩ đến chuyện dùng tiền để đạt được mong muốn. Họ luôn ý thức được địa vị xã hội của mình và mang suy nghĩ: Mình xứng đáng được hưởng nhiều đặc quyền hơn, kể cả nếu phải vi phạm những chuẩn mực xã hội.
Những cá nhân này có xu hướng hành động để bảo vệ địa vị của mình, chẳng hạn như đảm bảo con cái họ theo học các trường đại học danh tiếng. Con không vào được trường danh giá thì cũng đồng nghĩa với việc địa vị xã hội của cha mẹ bị lung lay.
Những người có địa vị xã hội càng cao càng lo sợ mất đi vị thế của mình. Người giàu và có thế lực sẵn sàng vung tiền để bảo toàn địa vị xã hội. Những người được xếp vào “tầng lớp thượng lưu” dựa trên thu nhập cũng thường có xu hướng dễ nói dối, gian lận nhiều hơn để đạt được điều họ muốn.
Con không vào được trường danh giá thì cũng đồng nghĩa với việc địa vị xã hội của cha mẹ bị lung lay. Những người có địa vị xã hội càng cao càng lo sợ mất đi vị thế của mình.
Nghiên cứu công bố cuối năm 2017 của các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Harvard chỉ ra: Một bộ phận người để đạt được những gì mình muốn, và xa hơn là vươn lên tầng lớp thượng lưu, thường đi đường vòng, đút lót, làm đủ chuyện phi pháp.
Theo đó, đối với nhiều người, phá luật trở thành thói quen và họ không cảm thấy khó khăn khi để tay nhúng chàm thêm nhiều lần nữa. Dễ quan sát nhất là tỷ lệ người thuộc giới thượng lưu vi phạm luật giao thông cao hơn hẳn người thuộc “tầng lớp dưới”.
Những người cảm giác mình có quyền lực, vốn thường đi kèm với danh tiếng và tiền bạc, thường có xu hướng ít tin mình sẽ phải chịu hậu quả từ các hành vi sai trái. Cảm giác có quyền lực dễ làm con người lầm tưởng họ có thể kiểm soát mọi thứ. Nó cũng dẫn tới những hành vi liều lĩnh và giảm khả năng cảm thông với người khác.
Có thể một số yếu tố nói trên đã khiến những bậc cha mẹ giàu, thế lực cho phép mình “thay mặt” con để hành xử sai trái.
Mong muốn làm hết sức mình để hỗ trợ con cái luôn đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, khi những hành vi đó vượt qua ranh giới luật pháp và đạo đức thì đó rõ ràng là một bước đi quá xa.
Theo Tri thức trực tuyến
Hà Nội: Danh tính 4 nạn nhân trong vụ xe máy lao xuống mương nước ở Chương Mỹ
Đời sống - 33 phút trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.
Mất 2 tỷ vì tham gia tuyển dụng vào ngân hàng
Pháp luật - 48 phút trướcGĐXH - Công an quận Long Biên (Hà Nội) đang xác minh, điều tra vụ giả danh ngân hàng tuyển dụng nhân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Lũ dâng nhanh, hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế nghỉ học
Thời sự - 1 giờ trướcCác hồ chứa thủy điện, thủy lợi tăng mức điều tiết nước về hạ du do mưa rất lớn ở thượng nguồn, nước lũ trên các sông dâng nhanh khiến hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phải nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Công an phát hiện bí mật động trời trong thùng thuốc nam
Pháp luật - 1 giờ trướcLượng lớn chất ma túy được đối tượng ngụy trang cẩn thận trong thùng thuốc nam nhưng vẫn không qua mặt được công an.
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 3 giờ trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối
Đời sống - 3 giờ trướcLực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.
Tin sáng 25/11: Đạt bao nhiêu điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025? Từng về nhà chờ chết, chàng trai trẻ hồi sinh kỳ diệu sau 2 tháng nằm viện
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Thông tư 65/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết kết quả kiểm tra đạt yêu cầu để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025; Sau 2 tháng điều trị ở bệnh viện, sự hồi phục của chàng trai bị tai nạn như một "kỳ tích".
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 12 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.