Hà Nội
23°C / 22-25°C

Viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em

Chủ nhật, 08:19 09/08/2009 | Gia đình

Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (NKHHCT) ở trẻ em là bệnh phổ biến, có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần trong 1 năm (trung bình từ 3-5 lần) do đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của trẻ, đồng thời cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới công việc của người mẹ.

Nguyên nhân

Phần lớn NKHHCT ở trẻ em là do căn nguyên virut, do đặc điểm phần lớn các loại virut có ái lực với đường hô hấp. Khả năng lây lan của virut dễ dàng, tỷ lệ người lành mang virut cao và khả năng miễn dịch đối với virut ngắn và yếu cho nên bệnh dễ có nguy cơ phát triển trong một cộng đồng thành dịch và dễ bị nhiễm lại.
 
Những virut thường gặp gây NKHHCT ở trẻ em gồm: virut hợp bào hô hấp (RSV), virut cúm, virut á cúm, virut sởi, Adenovirus (còn gọi là virut hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus... Ở các nước đang phát triển như nước ta, căn nguyên nhiễm khuẩn vẫn đóng vai trò quan trọng trong NKHHCT ở trẻ em, đứng đầu là: Hemophilus influenzae, liên cầu, tụ cầu, Bordetella, Klebsiella pneumoniae, Chlamydia trachomatis...
 

Các yếu tố nguy cơ

Khi có các yếu tố nguy cơ dưới đây trẻ thường dễ mắc NKHHCT, khi đã mắc thì bệnh thường nặng, có tỷ lệ tử vong cao, thời gian điều trị kéo dài.

- Trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 2.500g), trẻ suy dinh dưỡng;

- Trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ;

- Ô nhiễm với khói bụi trong nhà, thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ;

- Thời tiết lạnh, thay đổi là điều kiện thuận lợi gây NKHHCT ở trẻ em, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa;

- Nhà chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là các yếu tố nguy cơ gây NKHHCT ở trẻ em.

Phân loại theo vị trí tổn thương

Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia NKHHCT thành 2 loại tùy theo vị trí tổn thương. Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm các trường hợp viêm mũi - họng, VA, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. NKHH trên thường gặp và diễn biến nhẹ. NKHH dưới ít gặp hơn nhưng thường là nặng bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi.

Biểu hiện bệnh

Các biểu hiện lâm sàng của NKHHCT ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, rồi sau đó là thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật... Một đặc điểm cần lưu ý là diễn biến của trẻ từ mức độ nhẹ sang nặng rất nhanh do đó việc đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Thái độ xử trí

Điều quan trọng trong thái độ xử trí NKHHCT là lựa chọn được cách điều trị thích hợp cho trẻ. Không phải bất cứ trường hợp NKHHCT nào cũng được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hay cho nhập viện điều trị nội trú. Nhưng cũng không phải vì coi nhẹ NKHHCT mà mọi trường hợp NKHHCT đều được tự điều trị tại nhà và theo dõi qua loa. Sau nhiều nghiên cứu, các nhà chuyên môn của Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra cách điều trị NKHHCT với các mức độ khác nhau như là một phương pháp tư duy và tiếp cận. Một điều rất thú vị rằng "phương pháp tư duy" này lại rất phù hợp với chính sách phân tuyến trong điều trị của ngành y tế nước ta.

- Các trường hợp trẻ chỉ có ho, chảy mũi, không thở nhanh, không có rút lõm lồng ngực, không có các dấu hiệu nặng khác như co giật, li bì, bỏ bú... thì được nhận định là không viêm phổi. Các biện pháp điều trị bao gồm khuyến khích sử dụng các loại thuốc ho an toàn sẵn có như hoa hồng bạch hấp đường phèn, húng chanh hấp mật ong... dùng thuốc hạ sốt nếu có sốt cao. Hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách chăm trẻ tại nhà.

- Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn mức độ vừa. Trẻ có dấu hiệu thở nhanh nhưng chưa có các dấu hiệu nặng và biến chứng. Lúc này thuốc kháng sinh bắt đầu được sử dụng. Chỉ cần cho trẻ uống liều thuốc đầu tiên tại các cơ sở y tế (trạm y tế, phòng khám ngoại trú...) rồi hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách cho trẻ uống thuốc tại nhà và chăm sóc trẻ. Hẹn đưa trẻ đến khám lại sau 2 ngày.

- Trường hợp nặng. Trẻ có các dấu hiệu như rút lõm lồng ngực, thở rít hay có các dấu hiệu nặng kèm theo: li bì, co giật, bỏ bú... Đây là các trường hợp cần được cấp cứu. Cần phải tìm mọi cách đưa trẻ đến ngay bệnh viện, các trung tâm y tế có đủ phương tiện tốt để cấp cứu và điều trị hỗ trợ cho trẻ.

Theo ThS. Lê Hưng
Sức khỏe và Đời sống
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cụ ông họp gia đình chia tài sản hơn 2 tỷ đồng cho 2 người con đẻ: Anh con nuôi không được tham gia lại là người sung sướng nhất

Cụ ông họp gia đình chia tài sản hơn 2 tỷ đồng cho 2 người con đẻ: Anh con nuôi không được tham gia lại là người sung sướng nhất

Gia đình - 4 giờ trước

Người đàn ông này đã ngỡ ngàng khi luật sư công bố bản di chúc do cha để lại.

8 điều người EQ thấp thường thích đăng lên mạng

8 điều người EQ thấp thường thích đăng lên mạng

Gia đình - 4 giờ trước

GĐXH - Trong thời đại công nghệ, mạng xã hội được coi là nơi phơi bày cái tôi của nhiều người, chúng ta có thể nhận thấy một người có EQ cao hay thấp chỉ bằng điều mà họ đăng tải lên đó.

Không cần chân dài 5, cung hoàng đạo nữ này vẫn khiến đàn ông say mê

Không cần chân dài 5, cung hoàng đạo nữ này vẫn khiến đàn ông say mê

Gia đình - 7 giờ trước

GĐXH - Phụ nữ sinh dưới những cung hoàng đạo này có sức hút cực lớn, dễ dàng "hạ gục" trái tim đàn ông.

Về già mới nhận ra, 4 hành động này của cha mẹ sẽ khiến con cái mệt mỏi vô cùng

Về già mới nhận ra, 4 hành động này của cha mẹ sẽ khiến con cái mệt mỏi vô cùng

Nuôi dạy con - 10 giờ trước

Khi về già, nếu muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với con cái, cha mẹ cần lưu ý những điều này.

Thầy giáo 30 năm trong nghề nói thẳng: 2 hành vi của trẻ tưởng vô hại nhưng là dấu hiệu cảnh báo EQ thấp

Thầy giáo 30 năm trong nghề nói thẳng: 2 hành vi của trẻ tưởng vô hại nhưng là dấu hiệu cảnh báo EQ thấp

Gia đình - 22 giờ trước

Nhiều cha mẹ cho rằng những hành vi này không sai, thậm chí còn tán thưởng theo con.

Người mẹ nào thuộc 6 kiểu tính cách này sẽ khiến tương lai con mờ mịt

Người mẹ nào thuộc 6 kiểu tính cách này sẽ khiến tương lai con mờ mịt

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Trên thực tế, tính cách và quan điểm sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến một gia đình, đặc biệt là con cái.

13 năm hẹn hò, cưới về thêm 2 năm mới ngỡ ngàng: “Hóa ra mình không biết gì về chồng”

13 năm hẹn hò, cưới về thêm 2 năm mới ngỡ ngàng: “Hóa ra mình không biết gì về chồng”

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

“Có những chuyện phải đụng vào mới hiểu, bước vào hôn nhân rồi mới thấy được những điều lúc yêu chưa từng bộc lộ”, dòng tâm sự của cô gái khiến nhiều người bất ngờ.

4 cung hoàng đạo sẽ thoát cảnh nợ nần, giàu lên bất ngờ trong năm 2025

4 cung hoàng đạo sẽ thoát cảnh nợ nần, giàu lên bất ngờ trong năm 2025

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Trong năm 2025, một vài cung hoàng đạo may mắn sẽ có cơ hội thoát khỏi xiềng xích của các món nợ và mở ra một chương mới cho mình.

Con dâu biếu nhà chồng 30 triệu/tháng, cầm tiền trong tay, bố chồng vẫn càu nhàu "nông nổi": Lý do đắng chát

Con dâu biếu nhà chồng 30 triệu/tháng, cầm tiền trong tay, bố chồng vẫn càu nhàu "nông nổi": Lý do đắng chát

Gia đình - 1 ngày trước

Làm dâu vốn đã khó, để vừa lòng tất cả mọi người trong nhà chồng lại càng khó hơn.

Những bậc cha mẹ 'kém sang' thường hay khoe 3 thứ này về con

Những bậc cha mẹ 'kém sang' thường hay khoe 3 thứ này về con

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Cha mẹ càng khiêm tốn, càng là sự bảo vệ tốt nhất dành cho con.

Top