Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vùng kín nổi... gai

Thứ ba, 17:45 21/09/2010 | Chất lượng cuộc sống

Không lâu trước ngày cưới, Hiền phát hiện "chỗ ấy" có nhiều nốt mẩn tròn nhỏ, lốm đốm, sờ vào thấy gợn tay. Cô sợ hãi không hiểu sao mình "trong sạch" mà vẫn có bệnh.

Thu Hiền - 27 tuổi (Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) đang chuẩn bị kết hôn với Thắng, người mà cô đã yêu được hơn 3 năm. Nhưng có một sự cố bất ngờ xảy ra khiến Hiền bị người yêu nghi oan và suýt nữa thì đám cưới hoãn vô thời hạn.

Oan ức vì... gai sinh dục

Thực ra, dù chưa làm đám cưới nhưng Hiền và Thắng đã “ăn cơm trước kẻng”. Trước đám cưới ít lâu, Hiền phát hiện vùng kín của mình có biểu hiện khác lạ, xuất hiện nhiều nốt mẩn tròn nhỏ, lốm đốm, khi sờ vào thấy gợn tay. Tất nhiên là Thắng cũng nhanh chóng phát hiện ra điều này. Kiểm tra lại mình, Thắng không thấy có gì khác lạ nên nghi ngờ Hiền không chung thủy với mình, dẫn đến bị lây bệnh. Còn bản thân Hiền cũng không biết giải thích ra sao ngoài câu "em không làm gì có lỗi với anh".

Hiền đi khám và thở phào khi bác sĩ thông báo kết quả là cô bị gai sinh dục, một dạng dị tật tự phát, không phải là bệnh lây qua đường tình dục. Nỗi oan được giải, đám cưới tiến hành theo đúng dự kiến.

Sợ lây bệnh qua… tay người yêu

Tương tự là trường hợp của Việt Thi - 21 tuổi, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội. Thi có bạn trai được hơn một năm nay. Tuy hai người chưa có quan hệ tình dục nhưng những lần đi chơi, Thi đã để cho bạn trai "âu yếm" bằng tay. Gần đây, cô bỗng thấy vùng kín xuất hiện các nốt sần lấm tấm giống như mọc rôm, không thấy có biểu hiện đau hay ngứa. Thi rất lo lắng, nghĩ mình đã bị lây bệnh tình dục qua… tay của người yêu nên đã vội vàng vào bệnh viện khám. Bác sĩ cho biết, hiện tượng này được gọi là gai sinh dục.

Không chỉ ở nữ mà gai sinh dục còn có cả ở nam giới. Trường hợp của anh Trí (35 tuổi) sau đây là một ví dụ. Một ngày, Trí thấy “dụng cụ” của mình xuất hiện từng đám gai li ti màu đỏ, trông rất “có vấn đề”. Dù anh khẳng định  chưa bao giờ phản bội nhưng vợ không tin. Để chứng minh,Trí vội vàng đi khám và cũng được chẩn đoán là gai sinh dục. Tuy cuối cùng cũng chứng minh được sự trong sáng của mình nhưng anh cũng mất một thời gian dài lo lắng khiến chuyện chăn gối bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cả hai vợ chồng đều cảm thấy không tự tin mỗi lần "gần gũi" nhau.

Có thể sống chung với… “gai”

Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế Thái Hà, Hà Nội), gai sinh dục không phải bệnh truyền qua đường tình dục. Nó là một dạng quá phát các tế bào gai ở cơ quan sinh dục và không có khả năng lây từ người này sang người kia.

Có thể giải thích hiện tượng “mọc gai” này thông qua hình dung về cấu tạo da như sau: Phần thượng bì (là lớp ngoài cùng của da) gồm lớp tế bào sừng, lớp hạt, lớp gai và lớp đáy. Trong các tế bào gai ở trên cùng của lớp gai có các tổ chức hạt. Đây là cơ quan có chức năng bài tiết lipid, giúp tránh khô da.
 
Tế bào gai có hình đa giác, nhân tròn. Hiện tượng “gai” sinh dục xuất hiện khi các tế bào gai này phát triển đột biến (nguyên nhân chưa được giải thích rõ ràng), vượt lên bề mặt của da, tạo các nốt mụn nhỏ, khi sờ thấy gợn tay. Khi hiện tượng này xuất hiện ở cơ quan sinh dục, nhiều người tưởng nhầm là bệnh hoa liễu như mụn rộp, sùi mào gà…

Bác sĩ Dung cho biết, gai sinh dục có thể gặp ở cả nam và nữ với các biểu hiện: xuất hiện các nốt nhỏ màu trắng hoặc đỏ ở một phần hoặc toàn bộ vùng sinh dục. Các nốt gai này không gây đau đớn hay bất kỳ cảm giác nào khác ngoài việc ảnh hưởng đến tâm lý. Bản thân người bị gai sinh dục mất tự tin trong "chuyện ấy", và “đối tác” cũng có cảm giác “sợ” hay ngại ngần, dẫn đến làm giảm chất lượng và sự thành công trong sinh hoạt tình dục.

Đi khám với các biểu hiện “bất thường” này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho làm xét nghiệm VA để phân biệt với bệnh lây lan qua đường tình dục khác. Nếu đúng chỉ là gai sinh dục, bác sĩ sẽ tư vấn tâm lý để bệnh nhân yên tâm “sống chung với…gai” vì nó không phải là bệnh. Nó hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản và mọi chức năng khác của cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, nếu vẫn không thoải mái với những chiếc gai đáng ghét này thì các bác sĩ có thể xử lý chúng bằng một số phương pháp như đốt nóng, đốt lạnh để hủy chúng đi.

Tuy nhiên bác sĩ Dung cũng lưu ý, nếu ngoài việc xuất hiện gai còn có thêm một số biểu hiện khác như đau rát, ngứa ngáy hay có mùi khó chịu ở vùng sinh dục thì nên nghĩ đến khả năng có bệnh, cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
 
Theo BĐV
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top