Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Xã trường thọ” với gần 600 cụ già trên 80 tuổi

Thứ năm, 11:00 28/08/2014 | Chất lượng cuộc sống

Nằm cách thành phố Phủ Lý gần 30km về phía Bắc, xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, Hà Nam không chỉ nổi tiếng với làng ươm tơ Từ Đài mà còn được biết đến là “xã trường thọ” nhất vùng đồng bằng chiêm trũng Hà Nam.

Trong một lần về xã Chuyên Ngoại, chúng tôi được ông Phạm Văn Đình, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã “tiết lộ”, xã Chuyên Ngoại vốn được mệnh danh là xã “trường thọ”.

Xã Chuyên Ngoại nằm cách thành phố Phủ Lý 30km về phía Bắc, dọc theo đê sông Hồng. Được sông Hồng ban tặng những dải phù sa màu mỡ, nơi đây được nhiều người biết đến với nghề ươm tơ tằm lâu đời. Nơi đây cũng chính là vừa cung cấp tơ tằm cho làng dệt lụa nổi tiếng Nha Xá. Nhưng từ nhiều năm nay, xã Chuyên Ngoại còn nổi tiếng “trường thọ”, trong xã nhiều cụ đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn đốn tre, đan rổ. Có cụ đã hơn 100 tuổi nhưng vẫn đọc truyện Kiều bằng chữ nôm vanh vách…

Chúng tôi tìm đến nhà cụ Nguyễn Thị Quyền (sinh năm 1914). Năm nay cụ đã 101 tuổi nhưng vẫn còn rất minh mẫn và khỏe mạnh. Cụ Quyền thuộc hết mặt chữ Hán và chữ Nôm nên vẫn đọc Truyện Kiều bằng chữ Nôm vanh vách khiến mọi người ai cũng nể phục.

Cụ Quyền sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà Nho trí thức, cụ thân sinh ra cụ Quyền là ông đồ Thụy nổi tiếng hay chữ trong vùng. Nhưng thời ấy thân phận nữ nhi như cụ Quyền làm gì dám mơ đến “con chữ”! Mỗi khi cha dạy học, ở nhà bế em, cụ Quyền lén đứng bên ngoài học mót cha dạy, nhớ được chữ nào thì cụ lấy que làm bút, nền đất làm vở rồi nắn nón viết từng chữ. Thế nên cụ mới học thuộc làu làu mặt chữ Hán và Nôm trong khi không biết chữ Quốc ngữ.

“Xã trường thọ” với gần 600 cụ già trên 80 tuổi 1
Cụ Nguyễn Thị Quyền (101 tuổi) vẫn đọc truyện Kiều vanh vách mà không cần kính.

Đã sống tròn một thế kỷ nhưng trông cụ vẫn còn minh mẫn và rất khỏe mạnh. Thậm chí đọc truyện Kiều cụ cũng không cần phải mang kính. Cụ Quyền tâm sự: “Cũng nhờ trời phú cho tôi sức khỏe, con cái trong gia đình cũng hết mực chăm sóc cho tôi. Quan trọng nhất là cái tâm phải được thanh thản, sống phải lạc quan chứ đừng quá bi quan. Thường thì trước khi đi ngủ tôi cũng đọc cuốn Kinh viết bằng chữ Nôm, để lòng thanh thản hơn”.

Hàng ngày cụ Quyền vẫn tự mình vệ sinh cá nhân, giặt giũ quần áo, cụ xem đó là một cách để rèn luyện sức khỏe.

Ngoài cụ Quyền, trong xã Chuyên Ngoại còn có 3 cụ khác trên 100 tuổi là các cụ Nguyễn Thị Nga (104 tuổi) ở xóm 8, thôn Yên Lệnh; cụ Lương Thị Mỵ (103 tuổi) và cụ Ngô Thị Hòa (100 tuổi).

Ở thôn Từ Đàm còn có đôi vợ chồng cao tuổi là cụ Nguyễn Văn Đàm (93 tuổi) và cụ Nguyễn Thị May (95 tuổi). Năm 2013, thôn Từ Đàm tổ chức “đám cưới vàng” cho 11 cặp vợ chồng trong thôn sống với nhau trên 60 năm, trong đó có vợ chồng cụ Đàm. Hai cụ lấy nhau năm 1948, đến nay vẫn khỏe mạnh và hạnh phúc.

“Xã trường thọ” với gần 600 cụ già trên 80 tuổi 2
Vợ chồng cụ Nguyễn Văn Đàm đã sống với nhau 66 năm.

So với các cụ cao tuổi khác, cụ Đàm vẫn được người trong xã mệnh danh là “ông thanh niên”. Đã sống gần 1 thế kỷ nhưng cụ vẫn khiến đám thanh niên làng “trố mắt” khi thường xuyên chặt tre tự vác về, rồi chẻ ra tự đan rổ rá; tự tay đẩy xe rùa đầy đá mỗi ngày...

Chị Lê Thị Phương - con dâu cụ Đàm - cho biết: “Hôm vừa rồi có đưa cụ đi thăm lăng Bác Hồ, tôi còn trẻ khỏe mà đi theo cụ thấy đến mệt! Cụ không hề kêu than gì, ở nhà cụ còn tự tay đi chặt tre về đan rổ rá, thằng cháu lớn nhà tôi nó ra vác cây tre không xuể, thế mà cụ nhấc cứ như không”.

“Xã trường thọ” với gần 600 cụ già trên 80 tuổi 3
Sống gần 1 thể kỷ, nhưng cụ Đàm vẫn minh mẫn và khỏe mạnh.

Theo thống kê của Hội Người cao tuổi xã Chuyên Ngoại, hiện xã có 1.381 cụ thuộc Hội, trong đó có đến 577 cụ ở độ tuổi 80 - 99 và có 4 cụ trên 100 tuổi; còn lại là các cụ dưới tuổi 79.

Khi được hỏi “bí quyết sống lâu trăm tuổi” của người dân nơi đây, ông Phạm Văn Đình - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Chuyên Ngoại - dí dỏm: “Chắc đó là trời ban phúc thôi, chẳng có bí quyết gì gọi là bí mật cả. Người dân quê chúng tôi vốn thuần nông, quanh năm nghèo đói, trước đây chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, họ quen lao động mà chỉ có lao động thì mới có sức khỏe dẻo dai. Nói các anh không tin chứ bây giờ nhiều cụ còn khỏe hơn đám thanh niên trong làng ấy chứ”.

Nếu ai đó đến Chuyên Ngoại một lần không quá khó để thấy cảnh các cụ già đi bộ hàng cây số quanh sườn đê sông Hồng vào mỗi buổi sáng sớm tinh mơ hay buổi chiều tà. Nhiều người đến với Chuyên Ngoại thấy cuộc sống của người dân nơi đây còn khó khăn, nhưng lại có nhiều cặp vợ chồng sống với nhau đến “bách niên giai lão”, thì đều nhận xét rằng nơi đây quả là một vùng đất đáng sống!
 
Theo Dân trí
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top