Hà Nội
23°C / 22-25°C

15 năm lăn lộn với công tác dân số

Thứ bảy, 06:06 06/06/2009 | Gương sáng CTV dân số

Giadinh.net - Chúng tôi không khó khăn khi hỏi nhà chị Nguyễn Thị Gạo (xã Tiên Lương,huyện Cẩm Khê, Phú Thọ), bởi ở đây khá nhiều người biết đến nữ chuyên trách dân số có gương mặt hiền lành nhưng rất xốc vác với công việc xã hội, đặc biệt là công tác dân số.

Công tác dân số là một nghệ thuật

Người dân nơi đây vẫn thường gọi những người nhiễm HIV bằng cái tên ngắn “nhiễm H”. Chị Gạo kể về những ngày “H” tràn về xã nghèo này mà lòng rưng rưng. Tất cả là do sự thiếu hiểu biết của những thanh niên đi làm than ở Quảng Ninh. Họ truyền nhau tiêm thứ thuốc gì đó để cho có sức khoẻ bốc than được nhiều hơn. Không ngờ đó lại là thứ thuốc giết người. Không ít thanh niên đã ra đi vì “căn bệnh thế kỷ” khi tuổi còn rất trẻ, để lại vợ con nheo nhóc, cũng mang trong mình căn bệnh đó.
 

Chị Gạo chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của mình (Ảnh: PV).

Tuyên truyền đến những người vợ “có H” là một công việc nhạy cảm, đòi hỏi phải tế nhị. Chị Gạo đã cùng 10 chị em CTV lân la đến từng nhà, tỉ tê trò chuyện… Ban đầu chỉ là chuyện làm sắn, làm ngô, chuyện chăn nuôi, làm lúa… Nếu thấy họ nhiệt tình, mặn mà thì bắt đầu nói sang chuyện giữ gìn để căn bệnh đó không lây lan trong cộng đồng. Nhưng cũng  không dễ gì mà lái được câu chuyện theo đúng kế hoạch. Có những lần chị đến, ngồi cả buổi tối mà không tài nào nói được vào chủ đề vì chủ nhà khép mình, không muốn chia sẻ. Chị lại ra về, trong đầu vạch ra những câu chuyện để tối hôm sau dễ dàng tiếp xúc hơn. Khi chúng tôi hỏi về kinh nghiệm, chị chỉ cười: “Kinh nghiệm là ở tình cảm của mình với những chị em có hoàn cảnh éo le, mình phải thực sự đồng cảm và làm cho họ tin mình”.

Bắt đầu làm ở Hội Phụ nữ xã từ năm 1994, kiêm cộng tác viên dân số xã, 15 năm qua đi với chị là bao nhiêu kỷ niệm vui có, buồn có. Chị vẫn nhớ như in đợt phát động Chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2005. Hồi ấy ở làng quê nghèo như Tiên Lương, người dân vẫn có cái nhìn lạc hậu và vô cùng kỳ thị với những người mang căn bệnh thế kỷ. Hôm đó, chị sơ suất mời tất cả các chị em phụ nữ trong tuổi sinh đẻ đến UBND xã vào buổi sáng. Họ đến đầy đủ, rồi bắt đầu thấy những tiếng xì xèo, một số người chỉ vào những phụ nữ “có H”  bàn tán. Chị Gạo giữ bình tĩnh và ghé tai “những người đặc biệt” bảo buổi chiều đến gặp riêng chị. Và những phụ nữ ấy bao giờ cũng được ưu tiên dành nhiều thời gian trò chuyện, chia sẻ.

Cái khó ở vùng quê này chính là tư tưởng phong kiến, cổ hủ “muốn có con trai nối dõi” của những ông chồng. Không ít ông chồng tức giận khi thấy chị liên tục đến nhà thuyết phục họ áp dụng các biện pháp tránh thai. Họ bực bội: “Chị về mà làm công tác ở nhà chị ấy”, nhưng bổn phận và trách nhiệm, chị không hề nản lòng. Niềm vui lớn nhất của chị Gạo chính là thuyết phục các gia đình đẻ ít, đẻ thưa, có điều kiện tập trung phát triển kinh tế làm giàu…
 

Phát thuốc miễn phí tại Chiến dịch (Ảnh: Dương Ngọc).

Không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác, Hội Phụ nữ xã Tiên Lương do chị Nguyễn Thị Gạo phụ trách luôn đi đầu trong những hoạt động cấp phát thuốc cho chị em và phát quà cho những trẻ em con của những người “có H”.

Góp sức xây dựng quê hương

Ở Tiên Lương giờ đây, người dân đã hiểu rõ những thuận lợi khi không sinh con thứ 3 và niềm vui khi những người “có H” được hoà nhập cộng đồng. Đó chính là nhờ lòng nhiệt tình và cần mẫn của một chuyên trách dân số như chị Nguyễn Thị Gạo. Chia tay với chúng tôi, chị cười trong niềm tin: “Năm 2009, Tiên Lương sẽ không còn gia đình sinh con thứ 3 nữa”.        

Lòng nhiệt tình, cần mẫn và những cố gắng trong 15 năm làm công tác DS - KHHGĐ của chị Nguyễn Thị Gạo đã đem lại kết quả đáng mừng. Năm 2008, xã chỉ còn 10 gia đình sinh con thứ 3, giảm một nửa so với năm 2007. Nhờ có công tác tuyên truyền, giảng giải mà người dân không còn kỳ thị đối với những người “có H”. Những người “có H” đã được hoà nhập thực sự với cuộc sống cộng đồng. Họ được quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Gạo cho biết niềm vui lớn nhất của chị chính là những phụ nữ “có H” không cô đơn trong cộng đồng của mình. Việc tuyên truyền cho những phụ nữ ấy giữ gìn để căn bệnh đó không lây lan đã thành công như đúng mong muốn của chị. Số người nhiễm HIV đang có chiều hướng giảm.

Điều đáng quý là khi chia sẻ với chúng tôi, chị rất ít nhắc tới khó khăn, mà chỉ hay nói tới niềm vui công việc, tới tình cảm chị em đồng lòng trong những đợt Chiến dịch. Chị tâm sự, vì trách nhiệm và trong đầu lúc nào cũng nghĩ sẽ làm hết mình. Chị em trong xã đẻ ít, đẻ thưa, học hỏi nhau làm kinh tế là thấy những đóng góp của mình có ý nghĩa. Nhưng trong lòng chị Gạo vẫn còn nhiều băn khoăn, không phải cho bản thân mà băn khoăn cho chị em cộng tác viên dân số ở các khu. Hàng tháng, họ chỉ được hưởng số tiền 50.000 đồng, nhưng vẫn nhiệt tình cùng chị Gạo hoàn thành tốt công việc. Chị có một nguyện vọng lớn làm sao quan tâm đến chị em hơn để chị em có cơ sở hoạt động nhiệt tình, năng nổ hơn nữa, như vậy công tác DS - KHHGĐ sẽ đạt kết quả cao. Ngồi kế bên, chị Cử, cộng tác viên khu 2, cười: “Nếu vì 50.000 đồng thì chúng tôi không thể làm đến 5- 10 năm như thế”. Bản thân họ không cần đến vật chất, chỉ muốn góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp hơn qua công tác dân số, nhưng những gì chị em bỏ ra đáng được nhận hơn thế.   

V.Thảo - C.Mai

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Từ đầu năm 2021 đến nay, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tiếp tục được triển khai đồng bộ. Việc truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ đã được chuyển tải bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác DS-KHHGĐ.

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Gương sáng CTV dân số - 3 năm trước

GiadinhNet - Tham gia công tác dân số ở cơ sở được hơn 10 năm, chị Vui đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ ấy vẫn một lòng say mê với công việc được coi là "khó nhằn" này.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

Gương sáng CTV dân số - 3 năm trước

GiadinhNet - Có hơn 17 năm công tác trong ngành dân số, chị Nguyễn Thị Lan, cán bộ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGD) tỉnh Quảng Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

Gương sáng CTV dân số - 3 năm trước

GiadinhNet - Với phương châm "Gặp đâu tuyên truyền đó","Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để vận động người dân thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, trong suốt nhiều năm qua những cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã trở thành một điểm sáng trong công tác dân số của cả tỉnh Ninh Bình.

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Những đóng góp không nhỏ của đội ngũ nam giới làm CTV dân số mang lại chuyển biến đáng kể trong việc thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Dân số và phát triển - 9 năm trước

Đó là cô H’Wil Pang Sưr, sinh năm 1960, Cộng tác viên dân số buôn Yang Lah 2, xã Đắk Liêng, huyện Lắk. Qua hơn 16 năm miệt mài với công việc, cô đã giúp người dân trong buôn nâng cao ý thức, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình.

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Gương sáng CTV dân số - 10 năm trước

Đó là cô H’Yiang Ayun, 64 tuổi, cộng tác viên dân số tổ dân phố 1, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ. Với thâm niên 11 năm công tác, cô H’Yiang đã vận động mỗi cặp vợ chồng trên địa bàn chỉ sinh 2 con để có điều kiện nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế gia đình.

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

Gương sáng CTV dân số - 10 năm trước

GiadinhNet - Đã trải qua 15 năm, cô Lê Thị A - cộng tác viên dân số khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) vẫn miệt mài với công việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Y tế - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều và Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở Tứ Hiệp đánh giá bước đầu kết quả thực hiện Đề án quá tải bệnh viện…

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Nếu chưa đến Xóm Khe Nọi xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) chưa gặp, chưa nghe, chưa được tận mắt nhìn thì có lẽ chúng tôi sẽ chẳng thể tin được, một bản vùng cao với 57 hộ dân, 201 nhân khẩu, 60 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trên 90% là người dân tộc ít người (Dao) nhưng từ nhiều năm nay mọi gia đình đều quyết tâm dừng ở 2 con.

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hàng ngày, hơn 11.600 cộng tác viên dân số cơ sở, chẳng quản ngại khó khăn vất vả tỏa đi khắp địa bàn TPHCM “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” với mong muốn giúp mỗi người dân gây dựng mái ấm ngọt ngào, hạnh phúc trọn vẹn với những kiến thức về nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản…

Top