Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 loại bệnh ung thư có khả năng di truyền, hãy đặc biệt cẩn trọng, nhất là phụ nữ sắp hoặc đang mang thai

Thứ sáu, 09:31 21/01/2022 | Mẹ và bé

Nhắc đến ung thư chắc chắn bất cứ ai trong chúng ta đều cảm thấy sợ hãi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loại bệnh chết chóc này có thể di truyền.

Bản thân ung thư là bất thường của tế bào do đột biến ở 1 hoặc nhiều bộ gen, dẫn đến hình thành các khối u ác tính nhanh chóng, di căn và khó kiểm soát. Các đột biến gây bệnh trên gen có thể gây ra nhiều loại ung thư và cũng có thể di truyền cho thế hệ sau, dẫn đến di truyền ung thư.

Có tới hơn 100 loại bệnh ung thư khác nhau, bao gồm rất nhiều bệnh có thể di truyền, nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là 5 loại sau:

1. Ung thư vú

Ung thư vú được xem là căn bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm trong tốp đầu đối với phụ nữ dù ở lứa tuổi nào. Nếu bà, mẹ hoặc chị em gái của bạn bị ung thư vú, nguy cơ phát triển bệnh này ở bạn cao hơn người bình thường đến vài lần.

Nếu đang phải điều trị ung thư vú, tốt nhất bạn không nên mang thai. Các chuyên gia cũng nhắc nhở rằng bệnh này rất dễ tái phát và tỷ lệ di truyền cao. Nên chờ 5 năm sau khi điều trị bệnh để sinh con, lúc này sức khỏe của mẹ đã hoàn toàn ổn định và thuốc điều trị cũng đã hết tác dụng, không còn ảnh hưởng đến thai nhi.

2. Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là 1 căn bệnh phụ khoa cực nguy hiểm. Việc mắc ung thư buồng trứng biểu mô có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng và ung thư vú thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng là rất cao. Tốt nhất là bạn nên đi tầm soát sớm và khám bệnh định kỳ, nhất là khi có ý định sinh con.

May mắn là bệnh này có tỷ lệ mắc ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tương đối thấp. Trong khoảng 90% các trường hợp, ung thư buồng trứng ít xảy ra sau tuổi 40 và phần lớn các trường hợp khởi phát bệnh sau tuổi 60.

3. Ung thư đại trực tràng

Khoảng 5% bệnh nhân ung thư đại trực tràng có yếu tố di truyền về gen, với 2 hội chứng chính hay gặp. Thứ nhất là hội chứng Lync, tức ung thư đại trực tràng di truyền không phải đa polyp. Hội chứng này là nguyên nhân của 2 - 4% ca ung thư đại trực tràng, thường do di truyền sự khiếm khuyết ở 1 gen MNH1 hoặc MSH2... Sự đột biến ở những gen khác cũng có thể gây hội chứng này.

 - Ảnh 1.

Nhóm thứ 2 là hội chứng đa polyp có tính chất gia đình. Nguyên nhân do đột biến gen APC, di truyền từ bố mẹ sang con. Gen APC ức chế sự hình thành của khối u sinh ra ở đại tràng và có sự đột biến. Nó chiếm khoảng 1% ca ung thư đại trực tràng. Nên nếu có 1 người mắc hội chứng đa polyp thì hầu hết thành viên trong gia đình đều có nguy cơ mắc bệnh, cả nhà nên đến viện để tầm soát ung thư.

4. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến. Có khoảng 10% các trường hợp ung thư dạ dày có nguồn gốc từ gia đình hay còn gọi là có tính chất di truyền. Có nghĩa là cứ 10 trường hợp thì có khoảng 1 trường hợp bị ảnh hưởng hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Về nguyên lý, đột biến gen gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày bao gồm: khiếm khuyết gen CDH1; Hội chứng Lynch (khiếm khuyết gen MLH1, MSH); đột biến gen BRCA1, BRCA2; Hội chứng Li – Fraumeni ( đột biến gen TP53); Hội chứng Peutz – Jeghers (đột biến gen STK11) hay Hội chứng đa polyp tuyến có tính gia đình (FAP).

5. Ung thư phổi

Mặc dù có tới khoảng 90% ca ung thư phổi trên thế giới là do khói thuốc nhưng gen di truyền cũng là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh. Các báo cáo thống kê cho thấy có khoảng 8% số ca ung thư phổi là do di truyền.

Nếu những thành viên thế hệ đầu như bố, mẹ, anh, chị, em ruột của bạn bị ung thư phổi thì nguy cơ bạn có thể mắc bệnh cao gấp 50% so với người bình thường. Còn nếu những thành viên thế hệ 2 như cô, dì, chú, bác, ông, bà mắc bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn người bình thường 30%.

Để giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư do di truyền, các chuyên gia nhắc nhở có 2 việc bắt buộc phải làm. Đó là thực hiện sàng lọc di truyền và sàng lọc sớm, tầm soát định kỳ. Ngoài ra, hãy xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 2 ngày trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đáng nói đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nhưng trên thế giới vẫn có khoảng 600.000 trẻ tử vong vì Rotavirus mỗi năm.

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa xuân khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột và có tâm lý muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

Việc giữ sức khỏe khi mang thai thường liên quan đến việc duy trì lượng nước, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thường xuyên, thăm khám định kỳ... Dưới đây là 7 lời khuyên đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu này ngày càng phổ biến ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

SKĐS - Da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, những hạt mụn li ti trên da hầu như bé nào cũng gặp. Vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trong những ngày Tết, có một số lý do dễ khiến trẻ khó duy trì thói quen ăn uống tốt. Dưới đây là một số gợi ý để trẻ có những ngày nghỉ Tết đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Tai nạn thương tích hay gặp ở trẻ dịp Tết và cách sơ cứu, phòng tránh

Tai nạn thương tích hay gặp ở trẻ dịp Tết và cách sơ cứu, phòng tránh

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Dịp Tết trẻ được nghỉ học dài ngày, nhiều trẻ cùng bố mẹ về quê đón Tết, tiềm ẩn nguy cơ bị tai nạn thương tích. Cha mẹ cần biết những tai nạn trẻ hay gặp và cách phòng tránh, sơ cứu để gia đình đón Tết an toàn.

Top