Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn tết quê anh hay quê em?

Chủ nhật, 07:00 15/02/2015 | Gia đình

GiadinhNet - Tết là thời gian để gia đình sum họp, đoàn tụ. Chính vì thế, đối với những căp vợ chồng xa quê, “về quê ăn Tết” là cụm từ mang nhiều ý nghĩa. Thế nhưng, trên thực tế, ăn Tết ở quê chồng hay quê vợ hoặc về quê nào trước lại khiến nhiều cặp vợ chồng mất vui vì bất đồng.

Câu thành ngữ “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy” đã phản ánh một nét sống đẹp của người Việt. Chuyện ăn Tết ở đâu được mặc định như một quy ước. “Quy ước” này xuất phát từ nền văn hóa làng xã. Lúc này, cộng đồng dân cư sống quay quần bên nhau, thường là những người cùng chung dòng tộc nên nội ngoại cũng ở loanh quanh đầu làng, cuối xóm. Sau này, do mô hình gia đình hạt nhât phổ biến, đặc biệt hiện tượng di dân ra các thành phố lớn ngày càng phổ biến, nền văn hóa làng xã bị phân hóa. Theo đó, Tết là dịp con cái ở xa trở về sum họp gia đình, thăm viếng ông bà, cha mẹ.

Ăn Tết quê chồng, chạnh lòng nhớ quê mẹ

Hạ lấy chồng. Sài Gòn – Cần Thơ cách nhau hơn 200 cây số. Cái Tết đầu tiên ở nhà chồng là cái Tết không dễ nhạt phai trong ký ức của Hạ.

Có con dâu mới, má chồng Hạ đi đâu cũng dắt Hạ theo ngụ ý khoe với mọi người. Càng gần tết, Hạ càng như con thoi miệt mài trên cung đường từ nhà tới chợ, từ chợ về nhà rồi sau đó túi bụi với bánh mứt và hàng loạt món ăn ngày Tết. Nhưng, với Hạ, kinh khủng nhất vẫn là cảm giác nhớ nhà, nỗi nhớ da diết, cồn cào, quýnh quáng. Hạ nhớ ba mẹ, nhớ các em, nhớ bạn bè, nhớ quay quắt từng góc phố…Nỗi nhớ tràn về như cơn gió thổi thốc, lật tung từng cảm giác cô đơn trống trải. Nhìn mọi người quây quần vui vẻ, Hạ thấy tủi thân, lạc long. Ban ngày cố gượng làm vui nhưng đêm đến, Hạ lại quay mặt vô vách khóc thút thít. Chồng Hạ lúc đầu còn dỗ dành, sau cáu gắt bỏ mặc. Mấy ngày Tết trôi qua trong nỗi buồn tê tái của Hạ. Mười năm, mười cái Tết trôi qua, dù nỗi nhớ theo thời gian đã trở nên đằm thắm, lắng sâu nhưng Hạ vẫn cứ thấy chạnh lòng.

Bất đồng từ chuyện lựa chọn

Nhà Thanh tận mãi Thái Bình quê lúa còn quê Khiên lại tuốt xứ dừa Bến Tre. Hai người quen nhau từ thời sinh viên. Sau khi ra trường, họ cưới nhau rồi chọn Sài Gòn là nơi lập nghiệp. Công việc bận rộn khiến họ ít có dịp về thăm quê. Mấy ngày nghỉ Tết chính là thời gian họ tranh thủ về quê ăn Tết cùng gia đình.

Tết trở nên ấm cúng hơn khi gia đình sum họp bên nhau

Còn độc thân thì dễ, cứ khoác ba-lô lên vai và đi. Cưới nhau rồi, gần Tết mới ngớ người: “Ơ hay, ăn Tết ở đâu nhỉ?”. Thái Bình – Bến Tre ngược hai đầu đất nước, không thể hôm nay ở nhà nội, hôm sau ghé nhà ngoại. Năm đầu còn dễ vì vợ chồng mới cưới, ăn Tết ở quê anh là hợp lẽ. Bố mẹ Thanh ngoài Thái Bình cũng gọi điện động viên con gái, rằng thế mới phải đạo, rằng bố mẹ không buồn, không trách. Năm thứ hai, em bé mới ba tháng tuổi, đi xa quá ảnh hưởng tới sức khỏe của con, quyết định về Bến Tre lại được vợ chồng Khiên - Thanh thống nhất thông qua. Từ năm thứ ba, vấn đề ăn Tết nơi nào bắt đầu trở nên căng thẳng với đủ kiểu giận dỗi, khóc lóc, gây gổ, xung đột, chiến tranh “nóng”, chiến tranh “lạnh”…May mắn, kết quả đàm phán bao giờ cũng đi đến sự nhất trí, mặc dù đôi khi đó là sự nhất trí miễn cưỡng.

Mỗi năm mỗi Tết - cả đời vợ chồng

Với người Việt Nam, thời khắc tiễn năm cũ, chào đón năm mới rất thiêng liêng. Cũng vì lẽ đó, những người xa quê luôn muốn được quay về nơi “chôn rau cắt rốn” của mình để ăn Tết.

Tết đoàn viên là mong ước của những người con xa quê

Thực ra, chuyện ăn Tết ở đâu sẽ rất nhẹ nhàng nếu mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình đề ra tiêu chí cụ thể trong từng thời điểm, sao cho thấu tình đạt lý, phù hợp với hoàn cảnh, phong tục, bảo đảm thuận lợi, hợp lý. Biện pháp mà các cặp vợ chồng thường lựa chọn là “năm nội, năm ngoại”. Biên pháp này thoạt đầu tưởng công bằng, nhưng trong nhiều trường hợp lại không hợp lý. Chẳng hạn, cứ mỗi lần về quê ăn Tết, vợ chồng phải bắt đầu dành dụm, tích cóp từ tháng Giêng đến Tháng Chạp. Có khi, ăn Tết xong, vợ chồng lại “trắng tay”. Còn nếu kinh tế hai vợ chồng khó khăn thì không thể cách năm lại về. Hoặc, nếu năm trước đã về nhưng năm sau không may gia đình xảy ra biến cố ngay mấy ngày gần Tết thì không thể không về tiếp…

Tết thì mỗi năm mỗi Tết nhưng vợ chồng là chuyện cả đời. Chính vì vậy, nếu mỗi người bớt cái tôi của mình, nghĩ tới cảm giác của vợ/chồng mình hơn thì việc quyết định ăn Tết nhà ngoại hay nhà nội sẽ trở nên dễ dàng, vui vẻ, thoải mái. Khi đó, Tết mới mang đúng ý nghĩa của sự sum họp, vui vầy.

Gia Nghi

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Muốn nghỉ hưu sớm? Nghe xong chuyện của hai người phụ nữ dưới đây bạn sẽ muốn đi làm đến 60 tuổi

Muốn nghỉ hưu sớm? Nghe xong chuyện của hai người phụ nữ dưới đây bạn sẽ muốn đi làm đến 60 tuổi

Gia đình - 3 giờ trước

GĐXH - Nghỉ hưu sớm tưởng là an nhàn, nhưng những trải nghiệm thực tế từ người đi trước khiến tôi nhận ra: Về hưu không đồng nghĩa với hạnh phúc.

Bí mật làm xét nghiệm ADN vì uẩn khúc trong lòng, tôi suýt đánh mất gia đình

Bí mật làm xét nghiệm ADN vì uẩn khúc trong lòng, tôi suýt đánh mất gia đình

Chuyện vợ chồng - 3 giờ trước

Cầm tờ xét nghiệm trên tay, tôi không chỉ tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn, mà còn học được một bài học sâu sắc về giá trị của gia đình.

Sát thủ tình trường gọi tên những cung hoàng đạo nào?

Sát thủ tình trường gọi tên những cung hoàng đạo nào?

Gia đình - 6 giờ trước

GĐXH - Với trái tim nồng nhiệt luôn sẵn sàng trao đi tình cảm của mình, những cung hoàng đạo dưới đây có kinh nghiệm tình trường phong phú.

Trẻ có IQ cao thường nói những câu này trước 6 tuổi: Bạn đã từng nghe con nói chưa?

Trẻ có IQ cao thường nói những câu này trước 6 tuổi: Bạn đã từng nghe con nói chưa?

Nuôi dạy con - 7 giờ trước

GĐXH - 91% trẻ có IQ cao đều phát triển ngôn ngữ sớm và biết cách thể hiện tư duy khác biệt qua lời nói hằng ngày.

Chồng trẻ sốc nặng khi phát hiện vợ 50 tuổi: Suốt thời gian chung sống chưa từng thấy mặt mộc

Chồng trẻ sốc nặng khi phát hiện vợ 50 tuổi: Suốt thời gian chung sống chưa từng thấy mặt mộc

Chuyện vợ chồng - 8 giờ trước

GĐXH - Yêu qua mạng, kết hôn chóng vánh, rồi vỡ lẽ vì một cú lừa ngoạn mục, người đàn ông trẻ thừa nhận suốt thời gian sống chung, chưa một lần anh thấy mặt mộc của vợ.

Gái độc thân sợ nhất điều gì? Không phải ế mà là những câu hỏi 'vô duyên không chịu được'

Gái độc thân sợ nhất điều gì? Không phải ế mà là những câu hỏi 'vô duyên không chịu được'

Gia đình - 14 giờ trước

GĐXH - Không phải phụ nữ độc thân nào cũng mong lấy chồng, nhưng điều khiến họ mệt mỏi nhất lại là những câu hỏi tưởng quan tâm nhưng đầy áp lực.

Câu chuyện hôn nhân gây sốc: Vợ chồng không quan hệ, không yêu, nhưng sống cực kỳ hòa hợp

Câu chuyện hôn nhân gây sốc: Vợ chồng không quan hệ, không yêu, nhưng sống cực kỳ hòa hợp

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Không muốn yêu đương hay sinh con, lại bị gia đình giục giã hôn nhân, người phụ nữ 40 tuổi đưa ra quyết định gây tranh cãi: cưới một người đồng tính để đổi lấy cuộc sống tự do.

Tưởng đang sống thoải mái tuổi nghỉ hưu, tôi không ngờ bị thói quen 'cấp thấp' hủy hoại

Tưởng đang sống thoải mái tuổi nghỉ hưu, tôi không ngờ bị thói quen 'cấp thấp' hủy hoại

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi nghỉ hưu, tôi tưởng mình đang sống cuộc đời đáng mơ ước. Nhưng chính những thói quen tưởng vô hại lại dần bào mòn sức khỏe, tinh thần và tiền bạc của tôi.

Top