Ăn Tết quê chồng (4): Chẳng bù cho "ông kễnh" về quê vợ!
GiadinhNet - Tết quê anh nửa đêm chưa vãn khách, vợ hết bưng mâm lên nhà trên lại lúi húi trong căn bếp, ngoài giếng nước. Tết quê vợ mới 9h tối đã thấy các dì các cậu chủ động đóng cửa sớm...
Năm nào hết "nghĩa vụ" với cái Tết nhà chồng, được về nhà bố mẹ đẻ thì cả gia đình anh chị cứ gọi là "lúc bấy giờ mới Tết".
Chưa biết con gái, con rể sửa soạn được gì cho bố mẹ nhưng hai đứa cháu nhỏ vừa rời khỏi vòng tay mẹ đã được bà ngoại, các dì xoắn xuýt người lo rửa mặt mũi, người chuẩn bị đồ ăn và bày cả loạt trò chơi cho cháu đỡ nhớ nhà. "Ông con rể" (quê chị người ta quen gọi thế thì các chàng rể về quê vợ có "thế" hẳn hoi) chuyện trò thăm hỏi bố mẹ vợ đôi câu đã xin phép rút êm vào phòng ngủ ngả lưng trong khi bố vợ ý tứ "lệnh" cho đại gia đình: "Đừng ai làm ồn, để cho anh ấy nghỉ".
Cùng là quê hương, cùng phận con cái nhưng sao cái "vai vế" con dâu, con rể về quê lại khác nhau đến thế? Lẽ nào bởi cái tâm lý ăn sâu vào tâm thức người Việt bao đời "dâu là con, rể là khách"?. Đã là "khách" thì phải được chiều chuộng, ý tứ...
Anh em họ hàng bên vợ đông đúc, gia thế chẳng kém gì bên chồng nhưng bao giờ con cái về nghỉ Tết, bố mẹ chị cũng "chốt" sẵn nghĩa vụ Tết của con cái trong đầu mình, cố gắng sao cho con cháu vừa giữ được lễ nghi phép tắc mà không quá mệt mỏi.
Nghĩ vậy, từ trước Tết mẹ chị đã lân la "đánh tiếng" khắp cô dì chú bác ở quê: "Các cháu gọi điện về thăm hỏi nhà mình suốt và cũng sốt ruột vì chỉ về nghỉ được mỗi vài ngày, sợ không đến thăm hỏi, thưa chuyện với các ông các bà trong họ ta nên nhà cháu định sửa soạn bữa cơm để cả họ mạc thêm lần sum họp".

Ảnh minh họa (st)
Mẹ vợ anh được tiếng khéo léo, tế nhị. Bà vừa nhẹ nhàng mở lời vừa lắng nghe, tham khảo "các cụ" chỉ dạy rồi đỡ lời thay con "mong các cụ thông cảm". Để có bữa cơm sum vầy, bà huy động con cháu cùng chuẩn bị, trước bữa cơm chia con gái, con rể và cháu chắt đi mời khắp lượt. Nhờ thế, mọi lễ lạt, chào hỏi, lì xì của gia đình con gái gần như gói gọn trong bữa cơm chung.
Những ngày còn lại, anh chẳng khác nào "ông kễnh". Cơm nước, nhà cửa, con cái... đã có ông bà ngoại lo. Cả nhà muốn đi lễ Tổ, lễ chùa... bố mẹ vợ đều dò ý con rể xem có còn mệt không, có thấy tiện không... bởi "thuyền theo lái, gái theo chồng" chứ mấy ai bảo "trai theo vợ". "Ông con rể" mà vui vẻ chấp thuận thì cả nhà đi, bằng không lại phải thu xếp theo hướng khác.
Bữa cơm ngày Tết, những cốc rượu lý ra ở quê mình anh kiểu gì cũng rót tràn cung mây, phải "dốc thẳng cổ họng" để "tỏ rõ khí phách" thì nay không cần câu nệ, uống được bao nhiêu thì tùy! Điều bố mẹ vợ quan tâm là những đứa cháu nhỏ có được ăn đầy đủ hay không, con gái con rể ngày Tết thiếu rau nay "tăng gia" thêm món ấy có vừa miệng không... Và câu trước câu sau chỉ giục con ăn "để lên thành phố có sức đi làm".
Tết quê anh nửa đêm chưa vãn khách, vợ hết bưng mâm lên nhà trên lại lúi húi nấu nướng, dọn dẹp trong căn bếp, ngoài giếng nước. Tết quê vợ mới 9 giờ tối đã thấy các dì các cậu chủ động đóng cửa sớm. Anh nằm bên hai đứa con đã say sưa ngủ chợt nghe tiếng vợ rì rầm nói chuyện với mẹ trong căn bếp nhỏ về kí ức, về họ mạc, gia đình...

Ảnh minh họa (st)
Đã mấy mùa xuân trở về nhà, chị động viên bố mẹ để con cái sắm thêm bếp ga, máy giặt... như mẹ chị cứ hồ hởi gạt đi. Trong họ có ông bác cả tuổi đã cao, cứ trái gió trở trời lại đau ốm, bố chị lén ngâm một bình rượu thuốc, thỉnh thoảng chắt một cút con con mang sang với lời nhắn nhủ: "Vợ chồng các cháu trên ấy nó gửi biếu ông"...
"Ngày xưa, mẹ làm dâu, cách nhau một con sông mà tưởng chừng xa xôi vạn dặm. Ngày Tết còn chẳng được về quê mình ấy con ạ. Nếu chịu khó thu vén cho cửa nhà êm ấm, sống được lòng bên chồng thì trước Tết thể nào bố con cũng đưa qua đò, về bên ấy Tết ông bà một buổi. Trời ngả sang chiều lén gạt nước mắt mà về. Bây giờ thế này đã tiến bộ lắm rồi, anh ấy còn thuê cả chuyến xe riêng, mấy mẹ con mưa không đến mặt nắng chẳng đến đầu...", mẹ chị rủ rỉ tâm sự. Và hình như anh thoáng nghe giọng vợ nói điều gì đó, rưng rưng trong nước mắt.
"Ơ bố! sao bố còn chưa ngủ?", giọng chị khe khẽ khi thấy bố đứng sau mình. Ông bảo, nãy ông kêu đau lưng đi nghỉ sớm để "ông con rể" vào nằm với con cho đỡ mệt chứ thực ra con cái ở xa, cả năm mới về được đôi lần, vui quá làm sao ngủ nổi.
Bố mẹ không bao giờ hỏi chị về cái Tết ở quê chồng cụ thể phong tục, tập quán ra làm sao, rườm rà mệt mỏi thế nào, đứa con mình yêu thương, uốn nắn từ thơ bé có khiến ai phật lòng, ghét bỏ... nhưng trong câu chuyện, bao giờ bố chị cũng răn dạy con gái: "Còn có bố mẹ chồng để mà chăm lo, còn có họ hàng bên chồng người tới người lui để mà mệt mỏi, đãi đằng... đôi khi còn là hạnh phúc đó con à. Mỏi mệt rồi, con lại về với bố mẹ, nhà mình có gì ăn nấy, chia sớt cho nhau. Rồi con cái con sẽ lớn lên, chúng có đời sống khác, như các con bây giờ khác bố mẹ xưa. Còn bên nhau để mà sum họp đã là mừng".
Bên anh, đứa con đang cười mơ. Mấy ngày Tết từ quê mình đến quê vợ, anh không hề biết chúng đã ăn những gì, chạy chơi ở đâu, ho hắng cáu bẳn thế nào... Bên quê nội thì lo khách khứa, rượu chè, chúc tụng... quê ngoại thì xả hơi, được duỗi ra mà gặm nhấm cái nỗi "mệt quá thân ta này". Nhưng đến bây giờ, thực sự anh không thể nào chợp mắt, cũng chẳng dám cựa mình thành tiếng. Câu chuyện của ông bà ngoại lũ trẻ và người vợ gần như anh bỏ quên suốt những ngày lễ Tết nghe sao mà thương quá!
(còn nữa...)
Thành Nam

Cưới chàng phi công ngoại quốc, cô gái Việt theo chồng trên những chuyến bay
Chuyện vợ chồng - 2 giờ trướcKhám phá bầu trời qua những chuyến bay mà chồng mình ngồi trong buồng lái, cô gái Việt luôn có cảm giác khó tả.

Tài tán gái thần sầu giúp cụ ông 102 cưa đổ cụ bà 85 tuổi
Chuyện vợ chồng - 14 giờ trướcCụ ông 102 tuổi ở Trung Quốc tán đổ cụ bà 85 tuổi tại viện dưỡng lão bằng nhiều tài lẻ, chuyện tình của họ khiến các cư dân mạng trẻ ngưỡng mộ.

Vợ chọn im lặng khi chứng kiến chồng ngoại tình, có con với người phụ nữ khác, biết lý do, ai cũng đau lòng
Gia đình - 15 giờ trướcGĐXH – Thời điểm ấy, chồng chị nhiều lần hỏi chị, sao không đánh, không mắng, không nổi giận như những người vợ khác, chị chỉ khẽ mỉm cười mà không đưa ra bất cứ câu trả lời nào.

'Con ai thì người nấy chăm' – lời nói lạnh lùng của mẹ chồng khi con dâu sinh mổ khiến bà phải trả giá lúc nằm viện
Gia đình - 17 giờ trướcGĐXH - Giữa lúc con dâu đang đau đớn vì vết mổ, mất ngủ vì con quấy khóc, mẹ chồng lại vô tư check-in ở những điểm du lịch nổi tiếng.

Người mẹ gọi điện cho con trai đã khuất và cái kết kỳ diệu
Gia đình - 22 giờ trướcQuá nhớ thương đứa con trai đã chết, bà Trịnh thường gọi vào số di động của con và một ngày có người bắt máy, chuyện kỳ diệu xảy ra sau đó khiến mọi người cảm động.

Bị ghét vì quá thẳng thắn gọi tên 5 chòm sao này
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Với 5 chòm sao này, họ sống rất thành thật và thẳng thắn. Nhưng cũng chính bởi tính cách này, mà họ thường bị mất lòng người khác, gặp một số khó khăn, cản trở trên đường đời.

Đồng nghiệp con rể đến nhà khen tôi là bảo mẫu giỏi: Câu trả lời của con khiến tôi sững sờ bỏ về quê
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Sống cùng gia đình con gái nửa năm, tôi hiểu ra mình không khác gì người làm thuê.

Cha ăn trộm để có tiền chữa ung thư cho con, con mất khi cha đang ở tù
Gia đình - 1 ngày trướcTro cốt của đứa trẻ qua đời vì ung thư được rải xuống hồ cạnh nhà tù nơi giam giữ người cha; anh bị kết án vì ăn trộm để kiếm tiền chữa bệnh cứu sống con.

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, đầu bếp 41 tuổi bật khóc tìm mẹ đẻ
Gia đình - 1 ngày trướcBị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, khi trưởng thành, người đàn ông đã đi tìm mẹ đẻ. Anh hạnh phúc khi được đoàn tụ với gia đình của mình sau hơn 40 năm.

EQ cao không phải bẩm sinh: Chỉ cần học được 5 điều này, bạn sẽ khác biệt hẳn số đông
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Không cần tài năng xuất chúng, người EQ cao vẫn có thể sống thuận lợi, được yêu mến và tôn trọng bởi họ luôn ghi nhớ và thực hành 5 nguyên tắc sau trong mọi mối quan hệ.

Trốn trong cốp xe theo dõi vợ ngoại tình, chồng nhận hậu quả cay đắng
Chuyện vợ chồngNgười đàn ông trốn trong cốp xe để theo dõi vợ nhưng không ngờ khiến tình cảm vợ chồng tan nát. Vợ anh bỏ đi cả tháng không hề có tin tức gì.