Bài thuốc quý của đồng bào Xơ Đăng giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường
GiadinhNet - Thừa hưởng bài thuốc quý trị tiểu đường ông nội truyền lại, ông Trần Đình Tuấn (SN 1962, ở thôn An Lạc 1, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã cứu chữa thành công cho hàng trăm ca bệnh.
![]() |
Ông Tuấn chia sẻ về bài thuốc quý trị tiểu đường học được |
Cơ duyên với bài thuốc quý
Vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông Trần Đình Tuấn sống trong vòng tay bảo bọc, che chở của ông bà nội. Lớn lên ở mảnh đất nghèo khó và nhiều bom đạn của chiến tranh nhưng ông Tuấn vẫn cố gắng học lấy cái chữ để làm gương cho con cháu đời sau. Năm 1990, ông Tuấn theo ông nội (cụ Trần Phước – SN 1920) đi làm thợ mộc ở các tỉnh Tây Nguyên kiếm tiền phụ giúp gia đình. “Đợt xẻ gỗ làm nhà rông cho đồng bào Xơ Đăng tại làng Cúc (tỉnh Gia Lai), ông nội tôi phát hiện bị tiểu ngọt (tiểu đường) nên người yếu đi hẳn. Thấy vậy, già làng ở đó đã lên rừng hái lá, sắc thuốc cho ông uống. Chẳng biết những loại cây rừng ấy là gì nhưng hơn hai tháng sau, bệnh tình của ông tôi thuyên giảm rõ rệt”, ông Tuấn nhớ lại.
Để trả ơn cứu mạng của đồng bào Xơ Đăng, hai ông cháu nhất quyết không lấy tiền công làm nhà. Cảm mến sự thật thà, chăm chỉ của hai ông cháu, già làng đã truyền lại nguyên gốc bài thuốc trị chứng tiểu ra đường. Sau này khi về quê, cụ Phước nhiều lần tái phát bệnh đều tự hái thuốc chữa trị. Năm 2005, ông Tuấn được ông nội truyền lại công thức bài thuốc. Biết ông nội rất tâm huyết với bài thuốc Nam này nên ông ra sức miệt mài học hỏi, lên rừng hái thuốc, chọn cây, phơi sao, ghi nhớ kỹ liều lượng.
Năm 2008, ông bắt đầu theo nghề bốc thuốc và chỉ chữa tiểu đường, lúc đầu là chữa cho bà con lối xóm, rồi đến nhân dân trong xã, huyện. Thuốc uống giảm bệnh, tiếng lành đồn xa nên bệnh nhân từ các huyện trong tỉnh cũng nườm nượp kéo về. Không những thế, nhiều người ở tận TP.HCM, Hà Nội, Đà Lạt, Kiên Giang… cũng tìm đến ông nhờ chữa bệnh. Đến nay, thuốc của ông Tuấn đã chữa khỏi bệnh cho hàng trăm bệnh nhân trong và ngoài tỉnh. Những năm gần đây, nhiều bệnh nhân tìm đến nhờ chữa trị nhưng số lượng thảo dược trong nhà có hạn nên ông không giúp được nhiều. Nhìn người bệnh lặn lội hàng trăm cây số đến nơi nhưng lại về tay không, ông vô cùng áy náy. Vậy là, ông lại lặn lội lên rừng tìm thuốc.
![]() |
Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học về Đông y của ông Tuấn do Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cấp. |
![]() |
Dây khổ qua rừng – vị chính trong bài thuốc của ông Tuấn được sử dụng để trị tiểu đường trong dân gian |
Bệnh thuyên giảm sau nửa năm dùng thuốc
Về việc hành nghề chữa bệnh của ông Tuấn, ông Lê Văn Thể, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa xác nhận: “Xã Mỹ Hòa có 12 hộ dân bốc thuốc chữa bệnh, ông Tuấn cũng là một trong số đó. Ông Tuấn không chữa bệnh theo kiểu mê tín dị đoan, không gây mất an ninh chính trị xã hội. Bệnh nhân đến nhà ông Tuấn lấy thuốc mang về chứ không lưu trú, tụ tập đông người nên không gây ảnh hưởng gì đến trật tự ở địa phương. Ông Tuấn cũng đã trình đủ các loại chứng chỉ để hành nghề y theo như quy định của pháp luật”. |
Nhận thấy việc tìm thuốc như vậy khiến công việc trở nên bị động, ông Tuấn nghĩ tới việc tìm kiếm các thảo dược thay thế. Các vị thuốc này chẳng những phải có ở miền xuôi mà yêu cầu bắt buộc phải có công dụng tương tự các thảo dược trên cao nguyên. Để làm được điều này, ông Tuấn đã phải ròng rã tìm kiếm cả năm trời. “Có loại cây thuốc chỉ có đặc điểm gần giống thôi nên sau khi lấy về nhà tôi phải sơ chế kĩ, bảo quản trong điều kiện thích hợp thì mới phát huy cái lợi và loại bỏ cái hại của vị thuốc…”, ông Tuấn cho biết.
Sau khi lấy thảo dược về, ông Tuấn trực tiếp sơ chế từng loại cây, rễ. Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh mỗi bệnh nhân mà ông có cách pha trộn thuốc theo nhiều tỷ lệ khác nhau. Tuy có sự thay đổi dược vị, liều lượng nhưng bài thuốc trị tiểu đường của ông gồm chủ yếu một số vị sau: Dây khổ qua rừng (mướp đắng): Cả dây và lá thái thành đoạn, khoảng 15g. Cây bồ ngót: Cả cành và lá thái thành lát mỏng, khoảng 20g. Dây xấu hổ (trinh nữ): Cả cành lá và rễ thái thành đoạn, khoảng 15g. Lá lốt: Cả cành và lá, thái thành đoạn, khoảng 10g. Dây lạc tiên: Cả cành lá và rễ thái thành đoạn, khoảng 20. Dây lưỡi đồng: Cả cành lá và rễ thái thành đoạn, khoảng 20g. Tất cả đều được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, trộn đều, cho vào 4 chén (bát) nước giếng, đun sôi nhỏ lửa còn lại 1 chén, uống 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn. Nước 2 cho vào 3 chén nước, đun sôi nhỏ lửa còn lại 0,8 chén, uống vào buổi trưa trước khi ăn. Nước 3 cho vào 2 chén nước, đun sôi nhỏ lửa còn lại 0,6 chén, uống vào buổi tối trước khi ăn.
Cụ thể với những bệnh nhân sức khỏe yếu, ông Tuấn cho nhiều vị thuốc có công dụng bồi bổ. Với những người mạnh khỏe thì có thể cho thêm nhiều vị thuốc trị bệnh. “Bài thuốc này làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, cải thiện thể trạng cho người bệnh và ngăn ngừa những biến chứng do tiểu đường gây ra. Đồng thời, nó giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường Tác dụng hạ đường huyết của các vị thuốc chỉ có giới hạn, tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có cách dùng thuốc thích hợp. Vì đặc điểm căn bệnh, bệnh nhân thông thường phải mất đến nửa năm dùng thuốc mới có dấu hiệu thuyên giảm. Trong quá trình dùng thuốc người bệnh kiêng ăn uống đồ ngọt và phải thường xuyên theo dõi nồng độ đường trong máu để điều chỉnh phù hợp”, ông Tuấn cho biết.
Về bài thuốc trị tiểu đường của ông Tuấn, lương y Phó Hữu Đức, Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy (Hội Đông y Hà Nội) cho biết: “Bài thuốc này có một số vị có tác dụng trong việc điều trị tiểu đường. Trong đó, tác dụng mạnh nhất là dây khổ qua rừng. Đây là loại cây mọc tự nhiên ở nhiều vùng rừng núi nước ta. Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, bệnh tiểu đường...; có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Cây bồ ngót cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Nam điều trị đái tháo đường. Còn các vị còn lại như lá lốt, dây mắc cỡ, dây lạc tiên… có tính hàn, giải độc, tiêu viêm. Có lẽ ông Tuấn sử dụng các vị thuốc này để điều trị các biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường”.
Dương An
Kỳ tới: Món canh đặc biệt của lương y xứ Huế chế biến riêng cho bệnh nhân tiểu đường

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
Y tế - 2 giờ trước500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã trải qua hơn một năm điều trị ở nhiều cơ sở y tế khác nhau do liên tục bị đau bụng, sốt và các triệu chứng bất thường liên quan đến hệ tiết niệu.

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcMỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 18 giờ trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 21 giờ trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 21 giờ trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.