Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp

Thứ tư, 20:06 09/07/2025 | Sống khỏe

GĐXH – Theo các bác sĩ, sốc nhiệt trong mùa nắng nóng là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não, các cơ quan nội tạng, thậm chí tử vong.

Nhiều người nhập viện sau khi làm việc dưới trời nắng nóng

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, vừa qua, các bác sĩ đơn vị này đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp nhập viện do bị say nắng, say nóng, thậm chí sốc nhiệt nguy hiểm trong thời tiết nắng nóng.

Điển hình là trường hợp bệnh nhân nữ N.T.H (65 tuổi, trú tại Cẩm Khê, Phú Thọ). Bệnh nhân được đưa đến viện do bị ngất xỉu khi đang lao động ngoài đồng dưới trời nắng gay gắt.

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp- Ảnh 1.

Người bệnh bị sốc nhiệt do làm việc liên tục dưới trời nắng nóng. Ảnh: BVCC.

Tại thời điểm tiếp nhận, người bệnh trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, huyết áp phụ thuộc thuốc vận mạch, sốt 39°C. Các bác sĩ tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc nhanh chóng triển khai các biện pháp điều trị tích cực như: Hạ thân nhiệt bằng phương pháp chườm mát, truyền dịch, duy trì thở máy và ổn định huyết động.

Sau khoảng 6 giờ điều trị tích cực, người bệnh đã có dấu hiệu cải thiện: hạ sốt, tiểu được trở lại, dừng được thuốc vận mạch. Hiện tại, người bệnh đã ổn định và được ra viện.

Theo các bác sĩ, mùa hè nắng nóng, nhất là trong những ngày nắng nóng gay gắt hơn 40 độ C, không chỉ gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Trên thực tế, tại các bệnh viện, cơ sở y tế, số người phải nhập viện vì say nắng, say nóng, sốc nhiệt có xu hướng gia tăng.

Ngay trước đó không lâu, một người đàn ông 42 tuổi ở Bắc Ninh cũng được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch sau một ngày làm việc ngoài trời giữa thời tiết nắng nóng cực đoan.

Khai thác tiền sử được biết, người này bắt đầu cảm thấy mệt lả vào khoảng 15–16h sau nhiều giờ lao động liên tục dưới trời nắng gay gắt. Ông trở nên thẫn thờ, không giao tiếp, sau đó xuất hiện các biểu hiện bất thường như co giật, rối loạn ý thức và mất kiểm soát hành vi. Khi được người nhà đưa đến cơ sở y tế, bệnh nhân đã trong tình trạng co cứng toàn thân, cắn vào lưỡi gây chảy máu khoang miệng và sốt cao tới 42 độ C.

Các bác sĩ cho biết, đặc điểm chung của các bệnh nhân nhập viện mùa nắng nóng đa phần đều là những người lao động ngoài trời trong thời gian dài, sau đó xuất hiện các triệu chứng mệt lả, thân nhiệt tăng cao, co rút cơ toàn thân, tay chân co quắp, lơ mơ, co giật. Đặc biệt, khi bị sốc nhiệt, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, người bệnh có thể nhanh chóng rơi vào hôn mê sâu, suy gan cấp, hoại tử cơ, suy đa cơ quan và tử vong.

Dấu hiệu nhận biết sốc nhiệt

Theo ThS.BS Nguyễn Đức Lịch, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, sốc nhiệt là một tình trạng y tế nghiêm trọng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao và không thể hạ nhiệt độ, thường là do tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao, hoặc làm việc, hoạt động thể chất mạnh trong thời tiết nóng.

Sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn liên quan tới nhiệt như chuột rút, khát nước, chóng mặt, nhiệt độ tăng hơn 40 độ C. Khi bị nặng hơn, người bị sốc nhiệt thường lú lẫn, lo lắng, nói lắp, cáu kỉnh, mê sảng, co giật và nếu nặng có thể hôn mê.

"Sốc nhiệt là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não và các cơ quan nội tạng. Do đó, người dân cần nâng cao nhận thức, chủ động phòng ngừa để bảo vệ chính mình và người thân trong mùa nắng nóng cực đoan như hiện nay", BS Lịch nhấn mạnh.

Những ai dễ bị sốc nhiệt?

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp- Ảnh 2.

Mùa hè nắng nóng gia tăng nguy cơ bị say nắng, say nóng, sốc nhiệt. Ảnh minh họa.

- Những người hay tập thể dục, thể thao, vận động viên bóng đá hoặc công nhân, người lao động làm việc dưới trời nắng nóng với cường độ cao, kéo dài.

- Những người thường xuyên uống rượu: rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, làm nhiệt độ tăng cao. Đặc biệt khi uống rượu lại đi ra ngoài trời nắng nóng khiến cơ thể càng dễ sốc nhiệt.

- Những người mắc bệnh tim, tăng huyết áp, mắc các bệnh mãn tính… khi gặp nhiệt độ cao là yếu tố thuận lợi khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, dễ tái phát bệnh, sốc nhiệt thậm chí đột quỵ. 

- Những người đang sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng huyết áp,… cũng có nguy cơ bị sốc nhiệt và đột quỵ cao hơn người bình thường trong thời tiết nắng nóng.

Làm gì để phòng tránh sốc nhiệt mùa nắng nóng?

Để tránh sốc nhiệt, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Che kín cơ thể, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời nắng.

- Uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát.

- Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi lao động, làm việc dưới trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, kính râm…

- Khi vừa đi nắng về, không vào phòng điều hòa ngay hoặc đi tắm ngay vì sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.

- Ưu tiên chọn trang phục, quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

Trong trường hợp phát hiện người bệnh sốc nhiệt, việc quan trọng nhất là làm mát ngay lập tức. Hãy chuyển người đó đến nơi mát hơn, cởi bớt quần áo, chườm nước mát và tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp.

Người đàn ông 42 tuổi nguy kịch khi làm điều này dưới trời nắng nóngNgười đàn ông 42 tuổi nguy kịch khi làm điều này dưới trời nắng nóng

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng co cứng toàn thân, cắn vào lưỡi gây chảy máu khoang miệng và sốt cao tới 42 độ C.

Thời tiết cực đoan: Từ nắng nóng 40 độ đến mưa giông bất chợt – Sức khỏe của bạn đang bị đe dọa thế nào?Thời tiết cực đoan: Từ nắng nóng 40 độ đến mưa giông bất chợt – Sức khỏe của bạn đang bị đe dọa thế nào?

GĐXH - Nắng nóng cực đoan khiến người dân dễ bị kiệt sức, say nắng, sốc nhiệt, thậm chí đột quỵ.

Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích

Sống khỏe - 9 giờ trước

Mọi người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng nhưng không phải giờ nào cũng phù hợp.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

Mẹ và bé - 12 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

Sống khỏe - 14 giờ trước

Chạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

Sống khỏe - 16 giờ trước

Thiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Top