Băng tan nhanh chưa từng có, cuộc sống của 2 tỷ người bị đe dọa nghiêm trọng
Sông băng - nguồn cung cấp nước ngọt tự nhiên cho hàng tỷ người - đang biến mất với tốc độ đáng báo động do biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong báo cáo mới công bố, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cảnh báo rằng các sông băng trên toàn cầu đang tan chảy nhanh hơn bao giờ hết. Riêng năm 2024, hơn 450 tỷ tấn băng đã biến mất, đánh dấu mức giảm kỷ lục trong ba năm liên tiếp.
UNESCO nhấn mạnh, tốc độ tan băng hiện nay đe dọa nghiêm trọng tới an ninh lương thực và nguồn nước sinh hoạt của khoảng 2 tỷ người trên thế giới, đặc biệt tại các khu vực núi cao, nơi phụ thuộc vào băng tuyết như nguồn nước chính.
Theo bà Antje Boetius, chuyên gia thuộc Viện Alfred Wegener (Đức): "Mỗi tấn CO₂ thải ra là một bước lùi trong nỗ lực cứu lấy sông băng và toàn bộ sự sống gắn liền với nó. Nếu không hành động ngay, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng".
Đáp lại thực trạng đáng lo ngại này, Liên hợp quốc đã tuyên bố năm 2025 là Năm Quốc tế Bảo tồn Sông băng, như một lời kêu gọi toàn cầu nhằm khẩn cấp ngăn chặn quá trình tan chảy, bảo vệ nguồn nước quý giá đang dần cạn kiệt.

Các tảng băng trôi đang bị xói mòn. (Ảnh: Getty Images)
Tại các khu vực núi cao như Pakistan, nơi giao thoa của các dãy Hindu Kush, Karakoram và Himalaya, hậu quả của băng tan đã hiện hữu rõ rệt. Người dân địa phương vẫn chưa quên những thảm họa do lũ băng gây ra. Năm 2020, chị Zahra Ramzan mất con trai trong một trận lũ do vỡ hồ sông băng. "Mỗi khi có bão hay thiên tai, tôi lại lo sợ một đứa trẻ khác sẽ gặp nạn", chị chia sẻ.
Theo ông Matthias Huss – nhà khoa học tại Đại học Zurich: "Sông băng là những khối nước đóng băng được nén lại từ tuyết, tồn tại ở độ cao lớn. Chúng đóng vai trò như những ‘tháp nước tự nhiên’ nuôi sống hàng triệu người ở hạ lưu".
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cảnh báo, khoảng hai phần ba diện tích đất nông nghiệp có tưới tiêu trên toàn cầu đang đứng trước nguy cơ cạn nước nghiêm trọng do sự sụt giảm tuyết và băng. Hiện nay, hơn 1 tỷ người sống tại vùng núi cao, trong đó một nửa thuộc các quốc gia đang phát triển, đang rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực.

(Ảnh: Getty Images)
Ông Stefan Uhlenbrook, Giám đốc phụ trách nước và băng quyển tại WMO, nhận định: "Tác động của băng tan là đa chiều, nhưng đáng lo ngại nhất là mất an ninh nguồn nước dài hạn. Không chỉ vài triệu người, mà là hàng trăm triệu người ở khu vực dãy Himalaya đang chịu ảnh hưởng trực tiếp. Trong một thế giới kết nối, gần như tất cả chúng ta sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp".
Ngoài đe dọa nguồn nước, sự tan chảy của sông băng cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mực nước biển dâng. Dữ liệu từ Tổ chức Giám sát Sông băng Thế giới cho thấy từ năm 2000 - 2023, băng tan đã khiến mực nước biển toàn cầu tăng thêm 18 mm – tương đương 1 mm mỗi năm. Cứ mỗi milimet nước biển dâng, khoảng 300.000 người đối mặt với nguy cơ lũ lụt mỗi năm.
Ông Matthias Huss cảnh báo: "Ngay cả vài milimet mực nước biển tăng thêm cũng có thể dẫn tới những tác động nghiêm trọng tại các vùng ven biển, khi kết hợp với triều cường và lũ lụt. Đây là bài toán dài hạn mà nhân loại cần giải quyết ngay từ bây giờ".

Thần đồng gốc Việt đỗ đại học năm 13 tuổi, suýt bị trục xuất vì quá giỏi, hiện ra sao sau 5 năm nổi tiếng?
Tiêu điểm - 18 giờ trướcGĐXH - Thần đồng gốc Việt Vicky Ngô là cái tên không còn quá xa lạ với cộng đồng người Việt tại nước ngoài bởi thành tích học tập xuất sắc và hành trình học thuật ấn tượng.

Phát hiện dấu vết cổ xưa liên quan đến sự sống tại khu vực "đầm cá sấu" trên Sao Hỏa
Tiêu điểm - 1 ngày trướcTàu thám hiểm Perseverance của NASA mới đây đã ghi nhận phát hiện quan trọng tại một khu vực mới trên Sao Hỏa mang tên Krokodillen.

Kính viễn vọng phát hiện thay đổi lạ ở thiên thể nghi có sự sống
Tiêu điểm - 1 ngày trướcDữ liệu mới từ kính viễn vọng không gian James Webb có thể là tin vui cho NASA trong hành trình săn tìm sự sống ngoài hành tinh.

Hé lộ tòa nhà 6 tầng chứa đầy vàng ở Singapore
Tiêu điểm - 2 ngày trướcCảm giác bất an ngày càng tăng là nguyên nhân thúc đẩy làn sóng đưa vàng ra nước ngoài lưu trữ của giới siêu giàu.

Châu Phi bị xé toạc bởi cột đá khổng lồ đâm lên từ lòng đất?
Tiêu điểm - 2 ngày trướcThứ đang xé toạc châu Phi không phải dạng đá mà chúng ta thường thấy trên mặt đất, mà là một cột đá nóng chảy mọc lên từ dưới đáy lớp phủ hành tinh.

Vợ chết khi xe lao xuống vực, người chồng lĩnh án chung thân: Thái độ dửng dưng tố cáo hành vi tội ác
Tiêu điểm - 3 ngày trướcMột âm mưu giết người tinh vi núp bóng tai nạn giao thông đã được cảnh sát phát hiện chỉ vì thái độ "không đúng" với lẽ thường của người chồng.

Kho vàng khổng lồ đang “chảy ngược” lên bề mặt Trái Đất
Tiêu điểm - 4 ngày trướcTrái Đất đang giấu kín một kho báu khổng lồ, chứa lượng vàng đủ để bao phủ toàn bộ mặt đất và mặt biển bằng một lớp dày nửa mét.

Tàu săn sự sống NASA có phát hiện mới ở "đầm cá sấu" ngoài Trái Đất
Tiêu điểm - 5 ngày trướcNhững tảng đá siêu cổ đã được phát hiện ở Krokodillen, một khu vực mới được khám phá trên Sao Hỏa mà NASA cho rằng từng có sự sống.

Hành khách diệu kỳ sống sót trong tai nạn máy bay Ấn Độ đoàn tụ gia đình
Tiêu điểm - 5 ngày trướcVishwash Kumar Ramesh, hành khách duy nhất sống sót trong vụ máy bay rơi ở Ấn Độ hôm 12/6, đoàn tụ với gia đình tại bệnh viện ở Ahmedabad vào cuối tuần qua.

Chạy mô phỏng tới 400.000 lần, các nhà khoa học đã phát hiện “ngày tàn” của trái đất như thế nào?
Tiêu điểm - 6 ngày trướcĐó không phải viễn cảnh trái đất biến mất khỏi hệ mặt trời mà là hành tinh xanh sẽ trở thành quả “cầu chết” khi các dạng sống mà chúng ta vốn rất quen thuộc không còn nữa vì thiếu oxy.

Kỳ tích: Chàng trai bại não bị cha ruồng bỏ, tốt nghiệp thạc sĩ Harvard nhờ tình yêu của mẹ
Tiêu điểmGĐXH - Mắc chứng bại não và bị cha ruồng bỏ, nhưng Đinh Trịnh vẫn vươn lên vươn lên giành được bằng thạc sĩ tại Đại học Harvard nhờ tình yêu và sự kiên cường không gì lay chuyển của người mẹ.