Báo cáo kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ngãi
BÁO CÁO KINH NGHIỆM
Kết quả bước đầu trong việc thực hiện hỗ trợ khuyến khích phụ nữ và trẻ em gái góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
tại tỉnh Quảng Ngãi.
¬¬--------------
I- TÌNH HÌNH CHUNG:
Qua kết quả Tổng Điều tra Dân số và nhà ở ngày 01/4/2009, Quảng Ngãi là một trong 10 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao của cả nước và có tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) là 115,1 nam/100 nữ. Từ năm 2010-2012, thực hiện kế hoạch triển khai của Tổng cục DS-KHHGĐ, Quảng Ngãi đã triển khai mô hình can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) từ năm 2010 với 70 xã trong 8 huyện, TP đến nay vừa duy trì mô hình, vừa mở rộng trên 184 xã, phường của 14 huyện, TP đạt 100% địa bàn toàn tỉnh.
1- Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp HĐND, UBND tỉnh, Sở Y tế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư hỗ trợ kinh phí cho chương trình DS-KHHGĐ nói chung và về mô hình MCBGTKS nói riêng;
- Thấy được đây là vấn đề nóng của địa phương nên toàn ngành DS-KHHGĐ từ Chi cục đến các Trung tâm và cơ sở đều vào cuộc;
- Tổ chức triển khai được nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
2- Khó khăn:
- Đây là một vấn đề tâm lý xã hội có gốc rể ăn sâu vào mỗi gia đình, mỗi người từ lâu đời;
- Là một vấn đề mới mẻ trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, nên chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết;
- Kinh phí phân bổ dàn trải quá nhiều hoạt động nhưng định mức chi rất ít.
II- ĐẶC ĐIỂM CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN TÌNH TRẠNG MCBGTKS TẠI QUẢNG NGÃI:
Có thể thấy một số nguyên nhân như sau:
3.1 Nguyên nhân cơ bản:
- Ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo, thực hiện mô hình gia đình truyền thống, coi trọng việc nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ... trong mô hình đó thì người con trai mới là người kế tục sự nghiệp, gia sản và truyền thống gia đình.
- Hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa phát triển, nhất là ở các khu vực nông thôn (tại Quảng Ngãi, dân số nông thôn chiếm 85,38%). Tại khu vực này người già hầu hết không có lương hưu, sản xuất nông nghiệp với năng suất lao động thấp nên cha mẹ thường không có tích lũy để dành tuổi già... vì vậy hầu hết cuộc sống về già đều trông nhờ vào sự phụng dưỡng của con cái, nhất là con trai. Người già vì vậy sẽ cảm thấy lo lắng cho tương lai và bất an khi về già nếu không có con trai.
- Do nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều vùng nông thôn cần có sức lao động cơ bắp của nam giới; đặc biệt, Quảng Ngãi có 26 xã ven biển, xã đảo, có dân số chiếm trên 1/5 dân số toàn tỉnh, có tỷ lệ lao động làm nghề đánh bắt hải sản xa bờ cao, tâm lý người dân cần có con trai để đáp ứng nghề này.
3.2 Nguyên nhân phụ trợ:
- Chuẩn mực gia đình qui mô nhỏ, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con đã được chấp nhận rộng rãi, tạo áp lực giảm sinh. Song, theo giá trị văn hóa truyền thống thì phải có con trai. Chính điều này đã tạo ra sự xung đột, và đã tạo áp lực đối với các cặp vợ chồng: vừa mong muốn có ít con, lại vừa mong muốn phải có con trai. Theo kết quả Tổng Điều tra dân số ngày 01/4/2009, Quảng Ngãi là tỉnh có số con bình quân đạt thấp nhất trong khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (QN: 2,08 con; khu vực 2,21 con) và cũng là tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất trong khu vực (QN: 115,1; khu vực: 109,7).
- Vấn đề nhận thức chưa rõ ràng về bình đẳng giới, những biểu hiện bất bình đẳng giới (mà thiệt thòi cuối cùng là phụ nữ và các trẻ em gái) nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn phổ biến cũng góp phần thúc đẩy các cặp vợ chồng lựa chọn giới tính khi sinh.
Ngoài ra, một số cặp vợ chồng trẻ cũng bị áp lực sinh cho có con trai từ phía ông, bà, cha mẹ trong gia đình; một nguyên nhân khác cũng không ngoại lệ đó là “tâm lý đám đông”, các cặp vợ chồng trẻ hoặc đã bị, hoặc sợ sẽ bị anh em bạn bè cho là “gia nhập hội Ông ngoại”, hoặc “Ông ngoại suốt đời”... từ đó ấp ủ nguyện vọng phải sinh cho được con trai và khi có cơ hội thì thực hiện.
3.3 Nguyên nhân trực tiếp:
3.3.1 Các ấn phẩm, tài liệu hướng dẫn sinh con theo ý muốn trước đây hiện nay vẫn còn trôi nổi “chuyền tay”, các trang thông tin điện tử trên mạng Internet,… chưa được kiểm soát hết.
3.3.2 Các cặp vợ chồng có nhu cầu và mong muốn có con trai đã tiếp cận các dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính trước sinh, nhờ đó có thể biết được mình đang mang thai là trai hay gái. Từ đó có hành vi tiếp theo là tiếp cận các dịch vụ phá thai để loại bỏ các thai gái. Tuy nhiên tình trạng loại bỏ thai vì lý do lựa chọn giới tính thông qua các dịch vụ này chưa thấy phổ biến tại Quảng Ngãi.
III- KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI:
A. Bài học kinh nghiệm chung cho mô hình:
- Phải có sự quan tâm vào cuộc của các cấp uỷ đảng, chính quyền sự phối hợp có hiệu quả của các ngành, đoàn thể liên quan.
- Phải tổ chức nhiều hoạt động truyền thông - giáo dục thông qua nhiều loại hình phong phú, thu hút nhiều đối tượng tại các địa phương, cơ sở tham gia.
- Đầu tư thêm kinh phí địa phương (tỉnh, huyện, xã), sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư.
- Xác định rõ đối tượng đích của mô hình:
Các cặp vợ chồng (CVC) trong độ tuổi sinh đẻ, các CVC mới cưới, đặc biệt lưu ý các CVC đã có 1 con gái (đầu lòng);
Việc tuyên truyền không chỉ đối với “khách hàng” là những CVC (như đã nêu trên) mà cả những “nhà cung cấp”. Đó là các cán bộ y tế, những người có thể cung cấp dịch vụ tư vấn và kỹ thuật để sinh con có giới tính theo ý muốn, để họ hiểu rằng việc hỗ trợ lựa chọn giới tính thai nhi là bất hợp pháp.
B. Kết quả bước đầu trong việc thực hiện hỗ trợ khuyến khích phụ nữ và trẻ em gái góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
1. Các văn bản ban hành:
- Quyết định số 820/QĐ-UBND 6/8/2012 của UBND huyện Tây Trà v/v phê duyệt kế hoạch thực hiện Mô hình CTGTMCBGTKS 2011-2015.
- Quyết định số 784/QĐ-UBND 30/7/2012 của UBND huyện Tây Trà v/v thành lập ban quản lý mô hình CTGTMCBGTKS 2011-2015.
- Công văn số 348/UBND ngày 01/8/2011 của UBND huyện Lý Sơn chỉ đạo các đơn vị địa phương triển khai thực hiện Mô hình CTGTMCBGTKS năm 2011.
- Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 5/7/2012 của UBND huyện Minh Long v/v phê duyệt kế hoạch thực hiện Mô hình CTGTMCBGTKS giai đoạn 2011-2015.
- Quyết định số 508/QĐ-UBND ngày 05/7/2012 của UBND huyện Minh Long v/v thành lập BQL, điều hành Mô hình CTGTMCBGTKS giai đoạn 2011-2015.
- Quyết định số 1272/QĐ-UBND 13/7/2010 của UBND huyện Sơn Tịnh v/v thành lập tiểu ban quản lý đề án CTGTMCBGTKS.
- Công văn số 990/UBND-VX ngày 7/9/2010 của UBND huyện Sơn Tịnh v/v triển khai thực hiện ĐA CTGTMCBGTKS 2010.
- Công văn số 514/UBND-HU ngày 26/7/2011 của Huyện ủy Mộ Đức chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là MCBGTKS.
- Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 15/7/2010 của UBND huyện Nghĩa Hành v/v thành lập tiểu ban BQL Đề án CTGTMCBGTKS năm 2010.
2. Các hoạt động hỗ trợ/khuyến khích bằng kinh phí hoặc các hoạt động khuyến khích khác cho đối tượng phụ nữ và trẻ em gái:
2.1 Kết quả xây dựng các CLB phụ nữ không sinh con thứ 3 giúp nhau phát triển kinh tế gia đình:
Trong quá trình triển khai mô hình từ 2010-2012, toàn tỉnh đã thành lập và duy trì sinh hoạt được 129 CLB phụ nữ không sinh con thứ 3 giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Hàng quý đều tổ chức sinh hoạt với nhiều nội dung như: DS/SKSS/KHHGĐ và CTGTMCBGTKS. Thông qua sinh hoạt CLB, bước đầu đã có những đánh giá tích cực về nội dung lẫn hình thức sinh hoạt, đã thu hút 4.469 chị em tham gia. Theo đánh giá từ các địa phương, đơn vị có khoảng 9,5% CLB sinh hoạt rất tốt, 43% sinh hoạt khá, 30,2% có chất lượng sinh hoạt trung bình, số còn lại vì mới thành lập (2012) nên chưa có đánh giá hiệu quả cụ thể.
Một số CLB đã thông qua Hội Phụ nữ xã/huyện có chính sách ưu tiên cho một số hội viên vay vốn, hoặc các hội viên của CLB tạo quỹ để giúp đỡ vốn cho các chị em có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.
2.2 Tổ chức gặp mặt, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh giỏi, nuôi dạy con tốt của phụ nữ sinh con một bề là gái:
Năm 2010 Chi cục DS-KHHGĐ tổ chức gặp mặt tại tỉnh cho 40 đại biểu là các gương mặt điển hình phụ nữ sinh 2 con gái, không sinh con thứ 3 trở lên. Tại buổi gặp mặt các chị em đã chia sẻ tâm tư tình cảm về cuộc sống gia đình và những kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con tốt. Thông qua hoạt động này, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã động viên khuyến khích đối tượng tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân số - KHHGĐ; đồng thời góp phần tích cực vào việc tuyên truyền thực trạng, nguyên nhân, hậu quả MCBGTKS tại cộng đồng cho mọi người làm theo. Năm 2012, 14/14 huyện, thành phố (sử dụng nguồn kinh phí địa phương) tổ chức hoạt động này tại cấp huyện.
Năm 2010, tại 6 huyện,TP đã tổ chức 6 buổi gặp mặt giao lưu chia sẻ kinh nghiệm học tập của 172 em; năm 2011 Chi cục tổ chức tại tỉnh có 48 đại biểu tham dự là các em thuộc gia đình có 2 con gái có thành tích học tập khá, giỏi bậc THCS và THPT nhằm biểu dương, khuyến khích tinh thần học tập, tạo điều kiện để các em gặp gỡ giao lưu chia sẻ kinh nghiệm học tập; đồng thời tại các buổi gặp mặt các đơn vị đã tổ chức các hình thức: giao lưu văn nghệ, thi đố vui, hái hoa dân chủ... nhằm cung cấp thông tin, kiến thức về MCBGTKS giới, giới tính, bình đẳng giới...
2.4 Các hình thức hỗ trợ/khuyến khích khác:
Tại một số huyện đã có các hình thức như: Phối hợp với Hội LHPN tổ chức hội thi tìm hiểu Luật Bình đẳng giới cho hội viên phụ nữ ; Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho phụ nữ; Tổ chức gặp mặt, tọa đàm lồng ghép sinh hoạt văn nghệ với chủ đề về giới và giới tính cho các chị em phụ nữ sinh con 1 bề là gái nhân các ngày lễ, kỷ niệm... (ngày 8/3, 28/6, 20/10...)
2.5 Những tác động của các hoạt động/hỗ trợ khuyến khích đối với nhóm đối tượng phụ nữ sinh con một bề gái và các cháu gái có thành tích học tập tốt trong gia đình có hai con gái.
Tuy chưa có các khảo sát định lượng để cho thấy kết quả thật rõ ràng, cụ thể nhưng qua gần 3 năm triển khai mô hình, thông qua phản ánh của mạng lưới DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở, qua ý kiến của các đại biểu tham dự ở các cấp và đặc biệt là ý kiến từ các tham luận gặp mặt/giao lưu của nhóm đối tượng này chia sẻ, chúng tôi đã tổng hợp được kết quả bước đầu như sau:
2.5.1 Tác động đến phụ nữ:
- Giúp chị em được tham gia sinh hoạt CLB, được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con; kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh phát triển kinh tế gia đình; được tham dự các hoạt động xã hội (gặp mặt, giao lưu ở các cấp); được động viên khuyến khích về tinh thần vượt qua các định kiến của cộng đồng, cũng như các rào cản về việc thực hiện KHHGĐ.
- Giúp chị em hiểu biết thêm về tình trạng MCBGTKS, có thêm kiến thức về bình đẳng giới;
- Từ khi sinh hoạt CLB nhận thức của nhóm đối tượng này từng bước được cải thiện: Không lựa chọn giới tính khi mang thai, không nạo phá thai để chọn giới tính, giảm tình trạng sinh con thứ 3, vấn đề bình đẳng giới ngày càng đươc phát huy; Giảm nguy cơ bạo lực gia đình.
2.5.2 Tác động đến trẻ em gái:
- Rất nhiều ý kiến cho rằng các hoạt động đã khuyến khích tinh thần các em vượt qua một số e ngại, mặc cảm trong sinh hoạt, đời sống; góp phần động viên tinh thần vượt khó, tiếp tục vươn lên trong học tập và rèn luyện để có cơ hội tìm việc làm sau này giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Thông qua các buổi gặp mặt, giao lưu các em hiểu rõ hơn về giá trị, trách nhiệm của con gái, thấy được vai trò vị thế của các em gái trong xã hội;
- Được cung cấp kiến thức về giới, giới tính, nguyên nhân, hậu quả của MCBGTKS, hầu hết các em tại các buổi gặp mặt đã phát huy vai trò và tự nguyện là tuyên truyền viên tuyên truyền về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp can thiệp giảm thiểu MCBGTKS trong các buổi sinh hoạt ngoài giờ ở trường;
- Hầu hết các cháu gái đều không mong muốn bố mẹ sinh thêm em bé, để có thời gian làm kinh tế hộ gia đình và đầu tư cho con ăn học.
2.6 Đề xuất, kiến nghị:
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhiều CLB, nhiều cuộc gặp mặt, giao lưu trao đổi chia sẻ kinh nghiệm của các phụ nữ và các cháu gái, để có cơ hội giao lưu và học hỏi nhiều hơn.
- Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cháu gái có kết quả học tập tốt và tạo thuận lợi về cơ hội việc làm để động viên tinh thần (bằng cách tặng quà, khen thưởng, nhận việc làm... cho các cháu gái học giỏi).
- Tăng cường kinh phí sinh hoạt CLB; có nguồn kinh phí để cho các hộ gia đình trong diện này được vay với lãi suất thấp để phát triển kinh tế gia đình.
- Cần tổ chức thêm nhiều hoạt động giao lưu, nêu gương để có thêm sự chấp nhận, ủng hộ của cộng đồng.
- Cần có những chế độ, chính sách cụ thể về kinh tế, tạo điều kiện cho nhóm đối tượng này phát triển.
IV. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ MÔ HÌNH CAN THIỆP GIẢM THIỂU MCBGTKS CÓ HIỆU QUẢ :
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và đoàn thể:
Tính chất vấn đề MCBGTKS là vấn đề mới, diễn biến trên diện rộng, phức tạp và có hệ lụy rất lớn đối với xã hội và đất nước, vì vậy cần có sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể vào cuộc. Cần phát động thành phong trào mạnh mẽ rộng khắp trong toàn Đảng, toàn dân; đồng thời phải có cơ quan chuyên trách đủ mạnh để theo dõi và điều phối các hoạt động.
2. Về truyền thông - giáo dục:
Đây là vấn đề gốc rể thuộc về tư tưởng, nhận thức và vấn đề tâm lý xã hội, do đó giải pháp then chốt là cần tuyên truyền, phổ biến thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của việc MCBGTKS; đồng thời phổ biến rộng rãi để thực hiện nghiêm khoản 2, Điều 7 Pháp lệnh Dân số về việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức (tư vấn, chẩn đoán giới tính của thai nhi, phá thai…). Việc tuyên truyền không chỉ đối với “khách hàng” là những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ mà cả những “nhà cung cấp”. Đó là các cán bộ y tế, những người có thể cung cấp dịch vụ tư vấn và kỹ thuật để sinh con có giới tính theo ý muốn; tuyên truyền rộng rãi về bình đẳng giới, phê phán mạnh mẽ các hủ tục, cũng như mọi biểu hiện “trọng nam, khinh nữ”.
Cung cấp thông tin về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục tình trạng MCBGTKS đến cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể các cấp.
Cần nêu gương và có các hoạt động phong phú, đa dạng nhằm tôn vinh các gia đình có con một bề là 2 con gái thành đạt, có hiếu với bố mẹ, gia đình hạnh phúc.
3. Về chính sách và pháp luật:
Cần tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế công lập và tư nhân, các cơ sở in ấn phát hành văn hóa phẩm... nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm khoản 2, Điều 7 Pháp lệnh Dân số. Cần thực thi Luật Bình đẳng giới. Chú ý khía cạnh bình đẳng giới và lồng ghép giới vào quá trình xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội - môi trường. Cần có giải pháp đồng bộ nhằm phòng, chống nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em.
4. Về các biện pháp hỗ trợ/khuyến khích và an sinh xã hội:
Gia đình có 2 con một bề (gái) được ưu tiên vay vốn sản xuất, kinh doanh; được ưu tiên miễn giảm viện phí. Thành lập Quỹ khuyến học và trao học bổng dành riêng cho những em gái học giỏi. Hướng dẫn các gia đình hình thành và phát triển Quỹ tiết kiệm. Phát triển mạnh dịch vụ chăm sóc người cao tuổi nói chung và nhà dưỡng lão nói riêng để người không có con trai có thể hoàn toàn yên tâm khi về già.
Về lâu dài, cần vận động những người hiện nay không có bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mua BHXH tự nguyện. Những người nông dân từ 40 tuổi trở lên có thể lựa chọn đóng cho mình một mức bảo hiểm nhất định để có thể có thu nhập ổn định khi về già mà không đặt nặng đến sự trợ giúp của con cái.
V. KIẾN NGHỊ:
1. Đối với Trung ương:
- Tạo điều kiện tăng nguồn kinh phí mở rộng địa bàn thực hiện Đề án cho nhiều địa phương tỉnh, thành trong cả nước và đầu tư thêm nguồn lực cho các hoạt động đạt hiệu quả.
- Điều tra, khảo sát, nghiên cứu khoa học, phổ biến kinh nghiệm triển khai... và đề ra những giải pháp phù hợp.
- Tăng cường cung cấp các sản phẩm, tài liệu truyền thông mẫu liên quan đến mô hình cho địa phương để sử dụng làm tài liệu tuyên truyền đạt hiệu quả.
- Tổ chức giao lưu học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước.
2. Đối với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương:
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ; nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở trong việc chỉ đạo thực hiện Đề án nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư thêm nguồn lực từ nguồn kinh phí địa phương tạo điều kiện mở rộng các hoạt động Đề án được bền vững.
- Bố trí định biên cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã, từng bước tạo ổn định và kiện toàn đội ngũ này góp phần vào việc thực hiện tốt các chương trình, đề án đề ra./.
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 9 giờ trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...