Bạo lực với trẻ em gia tăng trong những ngày giãn cách, nhiều hệ lụy đau lòng phía sau
GiadinhNet – Sự việc bé gái 6 tuổi tử vong ở Xuân Đỉnh (Hà Nội) nghi do bố bạo hành xảy ra khi đang giãn cách xã hội vô cùng xót xa. Theo các chuyên gia, trong thời gian này, tỷ lệ trẻ bị bạo lực có xu hướng gia tăng. Bạo lực với trẻ em sẽ để lại nhiều hệ lụy đau lòng phía sau.

Trẻ bị bạo lực gia tăng
Đại dịch COVID-19 tác động trực tiếp đến mối quan hệ gia đình cả hướng tích cực và tiêu cực. Thời gian ở nhà nhiều hơn, các thành viên có cơ hội sống chậm hơn, cải thiện mối quan hệ gia đình. Nhưng cũng có không ít gia đình, tiêu cực xuất hiện nhiều hơn. Nhiều bậc cha mẹ cũng có thể gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của con cái và chính bản thân mình.
Trong những ngày giãn cách xã hội, sự việc bé gái 6 tuổi tử vong ở Xuân Đỉnh (Hà Nội) nghi do bố bạo hành đã gây bức xúc dư luận. Thực tế, trong thời gian này, tỷ lệ trẻ bị bạo lực có xu hướng gia tăng. Số liệu thống kê của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ 111, trong thời gian giãn cách xã hội nhận được nhiều hơn những cuộc gọi tư vấn, đề nghị can thiệp có liên quan tới bạo lực trẻ.
Dịch COVID-19 ảnh hưởng khiến cho 60% trẻ em gặp khó khăn, áp lực trong việc học tập; 48% trẻ gặp áp lực do bị mắng và khoảng 8% trẻ bị đánh. Nhiều trẻ cảm thấy bố mẹ không gần gũi, không quan tâm, thậm chí bị chính người cha, người mẹ bạo hành trong thời gian giãn cách vì căng thẳng, áp lực về kinh tế, việc làm, stress.
Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cũng cho thấy vào quý 1 năm 2021 có ¾ số trẻ em tham gia mẫu khảo sát đã trải qua ít nhất một hình thức bạo hành, bạo lực trong gia đình. Ở những khu vực kinh tế khó khăn, trình độ học vấn cha mẹ thấp… trẻ càng bị bạo lực nhiều hơn.

Ảnh minh họa
Chuyên gia tâm lý Hương Hồng – Thường trực Thư viện Lưu trú thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng, trẻ em là đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương nên trong thời gian giãn cách, khi người lớn bị căng thẳng dường như họ "ứ rác tâm lý" không biết cách giải tỏa. Cả ngày ở trong nhà, người lớn cũng không hề ý thức được rằng, họ chỉ đang tìm cái gì đó đổ bỏ rác trong lòng mình.
Bản năng của con người là khả năng tự bảo vệ mình nên thường họ sẽ đổ rác vào những người yếu thế hơn họ, người không có khả năng phòng vệ trước họ. Những người này thường là phụ nữ và trẻ em, người mà hằng ngày họ chở che, yêu thương. Trẻ ở nhà quá lâu cũng căng thẳng, có những hành vi chống đối dẫn tới cha mẹ không làm chủ được hành vi. Hơn nữa, khi làm việc ở nhà, thời gian gần con nhiều hơn cha mẹ có thể đặt ra những kì vọng, yêu cầu về học tập mà con có thể khó lòng đáp ứng được. Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng bạo lực gia đình cả về mặt tinh thần lẫn thể chất" – chuyên gia Hương Hồng chia sẻ.
Hệ lụy đau lòng
Theo bà Nguyễn Phương Linh - Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), bạo lực gia đình dưới mọi hình thức đều không thể chấp nhận và vi phạm pháp luật. Bạo lực với trẻ em càng cần nghiêm trị bởi để lại hậu quả nghiêm trọng với trẻ.
Bạo lực gia đình với trẻ em ngoài tạo vết thương về thể chất còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý. Nó có thể tạo cho trẻ tâm lý sợ hãi, bực tức và khi thường xuyên bị bạo lực sẽ có xu hướng thu mình lại. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trẻ phải chịu những hình thức đánh mắng, trừng phạt thể chất và tinh thần có xu hướng bạo lực khi lớn lên. Trẻ có suy nghĩ lệch lạc khi có xu hướng thích bạo lực, tin rằng việc dùng bạo lực là cách tốt nhất để đạt được điều mình muốn. Ngược lại có những trẻ trở nên tự ti, nhút nhát, trầm cảm. Đau lòng hơn, nhiều trường hợp trẻ mất đi niềm vui vào cuộc sống, rơi vào khủng hoảng đã tự kết liễu cuộc sống của mình.
Chuyên gia tâm lý cũng nhấn mạnh rằng, việc bạo hành thể chất gây tổn thương cho trẻ dễ nhìn thấy nhưng với bạo hành tinh thần khó nhận diện hơn. Nhiều người cho rằng việc dạy con bằng mắng chửi, nhận xét con trẻ theo kiểu chê bai, kì thị… là điều bình thường mà không biết mình đang bạo hành tinh thần trẻ.
Để phòng ngừa bạo lực với trẻ em, hơn ai hết, mỗi người làm cha, làm mẹ cũng cần nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm với con mình để ứng xử phù hợp, giảm thiểu nguy cơ bạo lực từ gia đình. Việc quản lý cảm xúc bản thân tốt là một trong những điều quan trọng để tránh chính mình gây bạo lực cho con như: Tránh trừng phạt, đánh đập hay dùng những lời lẽ xúc phạm con. Cha mẹ cần kiên nhẫn, dành thời gian nói chuyện với con để tìm hiểu lý do, giúp con điều chỉnh… Trong thời gian giãn cách hãy tận dụng thời gian để cùng con gắn kết, hiểu nhau hơn bằng các hoạt động chung như: xem một bộ phim, vẽ tranh, nhảy...
P.Thuận

Bố mẹ chồng cho con dâu tiền mở quán trà, họ hàng nhà vợ kéo sang "ăn chùa" hết cả tháng
Chuyện vợ chồng - 3 giờ trướcCuối cùng vợ tôi cũng hiểu, thà mất lòng trước còn hơn mất lòng sau.

Tỏ tình mỗi ngày suốt nhiều tháng, anh Tây U70 lấy được vợ đẹp ở TPHCM
Chuyện vợ chồng - 8 giờ trướcNgoài tỏ tình, anh nỗ lực chinh phục đối phương bằng những hành động quan tâm tỉ mỉ, chân thành. Anh cũng hết lòng kính trọng mẹ chị Kimmy, yêu thương con trai riêng của chị.

Chủ căn nhà được đền bù 21 tỷ đồng nhưng không chia cho con gái, ngày kết hôn, họ đưa cô 1 chiếc hộp lớn: Khi mở ra không khỏi sững sờ
Gia đình - 20 giờ trướcCô con gái đã bật khóc nức nở khi mở món quà này ra.

8 năm trả tiền thuê nhà mất 1,3 tỷ đồng, chồng chết lặng khi biết danh tính thật sự của chủ nhà
Chuyện vợ chồng - 21 giờ trướcGĐXH - Suốt 8 năm trời đều đặn trả tiền thuê nhà, người đàn ông bàng hoàng khi phát hiện mình đã "trả tiền cho chính vợ".

4 cung hoàng đạo có năng lực quản lý tài chính bẩm sinh, xứng đáng là 'tay hòm chìa khóa'
Gia đình - 21 giờ trướcGĐXH - Bốn cung hoàng đạo nữ dưới đây không chỉ giỏi kiếm tiền mà còn có tay giữ của nên cuộc đời không phải lo nghĩ về chuyện tiền bạc.

Ngày sinh Âm lịch của người hết lòng vì tình yêu
Gia đình - 23 giờ trướcGĐXH - Những người sinh vào 4 ngày Âm lịch này khi yêu là cam kết trọn đời.

Cha mẹ của những đứa trẻ 'giàu có' thường xuyên nói 8 câu
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các chuyên gia tâm lý: Con trẻ thường bị ảnh hưởng rất nhiều từ những gì cha mẹ nói. Lời răn dạy từ cha mẹ dành cho con cái là vô cùng quan trọng và có giá trị theo suốt hành trình cuộc đời của con.

Tôi rời phố, về quê sống trong nhà cấp 4 với vườn 150m², mỗi sáng tỉnh dậy đều thấy đáng giá
Gia đình - 1 ngày trướcSau gần 10 năm sống trong căn nhà thuê nhỏ hẹp giữa thành phố để tiện chăm con học đại học, chị Lan – 45 tuổi – quyết định bỏ phố về quê khi con trai tốt nghiệp và đi làm ổn định.

Lấy vợ cùng xã hơn 6 tuổi, ông bố một con hài hước kể chuyện xưng hô
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcSau nhiều lần bị chặn tài khoản mạng xã hội, Vĩnh đã chinh phục được “người chị cùng xã” và làm đám cưới chỉ 6 tháng sau đó.

Chàng trai 28 tuổi lấy vợ U70 gây bão dư luận 6 năm trước giờ ra sao?
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNhiều năm trước, sau nhiều lần thất bại trong tình yêu, chàng trai trẻ 28 tuổi chấp nhận lấy người phụ nữ 65 tuổi khiến dư luận xôn xao.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.