Bé gái mầm non không bao giờ ngủ trưa bỗng ngủ rất ngoan, mẹ kiểm tra camera lớp học thì òa khóc
Thay vì vui mừng, bà mẹ này lại lo lắng sau khi cô giáo gửi ảnh con ngủ trưa rất ngoan ở lớp học.
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bắt đầu đi học mầm non, đặc biệt là trong giai đoạn đầu chưa quen trường lớp. Vì vậy, họ thường xuyên quan sát camera lớp học để theo dõi tình hình của con.
Việc này giúp họ yên tâm nếu thấy con vui vẻ, hòa nhập với bạn bè và được cô giáo chăm sóc chu đáo. Chị Hoàng (35 tuổi, Trung Quốc) cũng là một trong số đó.
Gần đây, chị Hoàng gửi con gái đến trường mẫu giáo và luôn dặn dò con phải nghe lời cô giáo. Chị biết con mình sẽ sớm hòa nhập được với trường học vì bé vốn ngoan ngoãn, dù đôi lúc có chút bướng bỉnh. Tuy nhiên, điều khiến chị lo lắng nhất là bé không có thói quen ngủ trưa.
Một ngày nọ, các cô giáo gửi một hình ảnh chụp cả lớp vào nhóm, cho thấy con gái chị đã ngủ trưa. Nhưng thay vì vui mừng vì con, chị Hoàng lại thắc mắc về sự thay đổi đột ngột này của cô bé.
Không yên lòng, chị Hoàng đến trường để kiểm tra camera giám sát của lớp học. Nhưng khi xem lại, chị mới hiểu ra sự thật: Hóa ra không phải cô giáo ép con gái ngủ, mà chính bé đang ép bản thân phải ngủ. Chứng kiến cảnh con gái cố gắng nhắm mắt, nằm yên mà không thoải mái, chị cảm thấy xót xa và bật khóc.

Con gái chị Hoàng nằm ngay ngắn, cố ép mình đi vào giấc ngủ
Chị cho rằng giấc ngủ trưa nên là điều tự nguyện - khi bé buồn ngủ thì tự nhiên sẽ ngủ, còn nếu không thì nên được thoải mái vui chơi. Chị dự định khi về nhà thì sẽ tâm sự với con gái, để cô bé giải tỏa áp lực tâm lý và không cần cố gắng làm mọi cách để đi vào giấc ngủ như các bạn.
Làm thế nào để trẻ dễ ngủ trưa?
Giấc ngủ trưa không chỉ giúp trẻ phục hồi năng lượng mà còn hỗ trợ sự phát triển thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng thích ngủ trưa, đặc biệt là những bé chưa hình thành thói quen này. Vậy làm thế nào để phụ huynh và giáo viên có thể hỗ trợ trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ?
1. Xây dựng thói quen ngủ trưa từ sớm
Cha mẹ nên rèn luyện cho con thói quen ngủ trưa ngay từ nhỏ bằng cách duy trì giờ giấc cố định mỗi ngày. Khi trẻ quen với lịch sinh hoạt ổn định, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
2. Tạo không gian ngủ thoải mái
Ở nhà, cha mẹ có thể chuẩn bị một không gian ngủ yên tĩnh, giảm ánh sáng và tiếng ồn để giúp trẻ thư giãn. Ở trường, giáo viên có thể bật nhạc nhẹ hoặc kể chuyện để tạo bầu không khí dễ chịu, giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
3. Không ép buộc, khuyến khích bằng cách nhẹ nhàng
Việc ép trẻ phải ngủ có thể gây phản tác dụng, khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và khó chịu. Thay vào đó, giáo viên có thể hướng dẫn trẻ nằm yên, nhắm mắt nghỉ ngơi mà không cần phải ngủ ngay lập tức. Dần dần, khi cơ thể thư giãn, trẻ sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
4. Hạn chế các hoạt động kích thích trước giờ ngủ
Trước giờ ngủ trưa, trẻ không nên tham gia các hoạt động quá sôi động hay sử dụng thiết bị điện tử vì có thể khiến não bộ tỉnh táo, khó ngủ. Thay vào đó, giáo viên có thể cho trẻ nghe nhạc êm dịu hoặc đọc sách để giúp trẻ thư giãn.
5. Thống nhất cách rèn luyện giữa gia đình và nhà trường
Cha mẹ và giáo viên nên phối hợp chặt chẽ trong việc rèn luyện thói quen ngủ trưa cho trẻ. Nếu ở nhà trẻ không có lịch ngủ trưa, nhưng ở trường lại bắt buộc, trẻ có thể cảm thấy khó chịu và không thích nghi được. Vì vậy, việc giữ nhịp sinh hoạt nhất quán giữa gia đình và nhà trường là rất quan trọng.
Giấc ngủ trưa có lợi ích to lớn đối với sự phát triển của trẻ. Thay vì ép buộc, cha mẹ và thầy cô nên hướng dẫn một cách nhẹ nhàng và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ tự nguyện hình thành thói quen ngủ trưa, giúp con có một sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn để học tập.
Dương

Ai nói rằng bố không quan trọng? 10 'rủi ro' hàng đầu con sẽ gặp phải khi sống thiếu người cha
Nuôi dạy con - 9 giờ trướcGĐXH - Nếu không có sự đồng hành của cha, trẻ em có thể phải đối mặt với nhiều thách thức bất ngờ, từ nghèo đói đến nguy cơ phạm tội, nguy cơ đến từ chất cấm...

Tôi đau đớn ngộ ra đã dạy con gái một cách sống có thể gây thiệt cho con, sau khi xem phim Sex Education
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Tối hôm đó, tôi xem lại một đoạn Sex Education, khi nhân vật Aimee nói: "Tôi từng làm mọi điều để không bị ai ghét. Nhưng cuối cùng, tôi chẳng còn biết mình là ai nữa."

3 'luật ngầm' ông trùm dầu mỏ dạy con để mở ra cánh cửa của sự giàu có
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Gia tộc Rockefeller nổi tiếng không chỉ vì khối tài sản khổng lồ kéo dài 7 thế hệ, mà còn bởi triết lý sống và cách giáo dục con cái để giữ gìn sự giàu có ấy.

Dạy con nên người: Đừng liên tục sửa lỗi cho con nếu bạn không muốn phải hối tiếc cả đời
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcGĐXH - Cho phép trẻ mắc lỗi trong một phạm vi nhất định và để chúng học hỏi và trưởng thành từ những lỗi lầm của mình.

Điểm chung của những đứa trẻ xuất chúng không phải là IQ mà là 3 thói quen nuôi dạy con này
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcGĐXH - Lâu nay chúng ta thường cho rằng những đứa trẻ xuất chúng là những đứa trẻ có chỉ số IQ cao. Tuy nhiên, các chuyên gia nuôi dạy con cho rằng, 3 thói quen này mới là cốt lõi.

Tỷ phú bất động sản dạy con chọn người để 'đầu tư': 8 kiểu người càng thân càng giàu
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcGĐXH - Không dạy con cách kiếm tiền trước, Lý Gia Thành truyền lại bí quyết chọn đúng người đồng hành – chiến lược làm giàu từ gốc.

Dạy con nghe lời không cần la mắng: 5 điều cha mẹ hiện đại không thể bỏ qua
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Nhiều cha mẹ cho rằng, con càng ngoan khi càng nghe lời răm rắp. Nhưng thực tế, sự vâng lời của trẻ cần xuất phát từ tình yêu thương, thấu hiểu và hướng dẫn đúng cách. Nếu bạn đã từng mệt mỏi vì con không hợp tác, dễ cáu gắt, không nghe lời thì 5 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ cha mẹ, con cái tích cực, bền vững và không còn áp lực mỗi ngày.

4 sai lầm làm cạn kiệt may mắn của con, nhiều cha mẹ đang làm mà không biết
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Mong muốn lớn nhất của các bậc cha mẹ là con cái mình được hạnh phúc và khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số cha mẹ vì lòng yêu thương mà vô tình làm cạn kiệt vận may của con cái, thậm chí ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng.

ĐH Harvard: Nếu từ nhỏ, con bạn được giáo viên nhận xét như này thì tương lai dễ kiếm nhiều tiền hơn!
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcVị giáo sư tại Đại học Harvard đã có những nghiên cứu về thu nhập tương lai của trẻ.

Những đứa trẻ lớn lên kiếm tiền giỏi đều có 3 đặc điểm này, giáo viên chủ nhiệm nói: Không liên quan gì đến điểm số
Nuôi dạy con - 6 ngày trướcNhiều người cho rằng nếu con cái học giỏi thì lớn lên sẽ là người có triển vọng và kiếm được nhiều tiền nhưng sự thật có phải như vậy không?

3 hành vi ở trẻ là biểu hiện của sự thiếu tình thương nhưng nhiều bố mẹ lại tự hào cho đó là EQ cao
Nuôi dạy conGĐXH - Khi một đứa trẻ cư xử tốt và hợp lý, cha mẹ sẽ khen ngợi "EQ cao", nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.