Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh hen ở trẻ có biểu hiện gì?

Thứ ba, 11:03 25/06/2024 | Bệnh thường gặp

Bệnh hen ở trẻ gây triệu chứng khó chịu, cản trở hoạt động vui chơi, học tập và giấc ngủ của trẻ. Nếu bệnh không được kiểm soát có thể gây cơn hen cấp nguy hiểm, đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nghỉ học và nhập viện.

Lý do khiến trẻ bị hen

Nhiều người cho rằng nếu trẻ bị ho và sổ mũi lâu ngày sẽ dẫn đến hen . Điều này là sai và phản khoa học. Ngược lại, ở trẻ bị ho kéo dài hoặc trẻ viêm mũi dị ứng thì cần được bác sĩ kiểm tra xem nguyên nhân của triệu chứng đó là do hen hay do bệnh lý khác. Nghĩa là ho kéo dài không dẫn tới hen.

Hen là một bệnh lý đa yếu tố, là do sự tương tác giữa cơ địa của bệnh nhân (di truyền, dị ứng, rối loạn miễn dịch) với yếu tố môi trường (khói thuốc, ô nhiễm không khí, nhiễm trùng, dị nguyên) và thời gian tương tác giữa các yếu tố này.

Có thể tiên lượng trẻ bị hen dựa vào chỉ số tiên đoán hen gồm các yếu tố: Chàm da, cha mẹ bị hen, trẻ bị dị ứng với dị nguyên hô hấp, dị ứng sữa, trứng, viêm mũi dị ứng và khò khè không liên quan đến cảm lạnh.

Biểu hiện gợi ý khi trẻ bị hen

Trên thực tế khi thời tiết nắng mưa thất thường sẽ khiến nhiều trẻ bị hen phải nhập viện thăm khám với các biểu hiện hen cấp, trẻ chưa có tiền căn hen cũng thở khò khè , ho có đờm, sổ mũi. Vậy khi trẻ bị hen sẽ có những biểu hiện gì? Các triệu chứng của cơn hen có thể bao gồm ho, khò khè, nặng ngực, khó thở...

Để chẩn đoán được bệnh hen thì cần kết hợp 2 yếu tố quan trọng là triệu chứng và gợi ý

Trẻ bị hen (khò khè tái lại, tiền căn gia đình, tiền căn dị ứng...) Xét nghiệm nhằm xác định sự tắc nghẽn luồng khí thở ra: Đo chức năng hô hấp.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ khó hợp tác và xét nghiệm không có sẵn ở tất cả cơ sở y tế. Vì vậy, ở trẻ < 5 tuổi, có thể chẩn đoán hen khi:

  • Trẻ khò khè tái đi tái lại (> 3 lần ở trẻ < 12 tháng và > 2 lần ở trẻ > 12 tháng) và khò khè được xác nhận bởi bác sĩ.
  • Khò khè đáp ứng với điều trị hen (phun khí dung với Salbutamol).
  • Tiền căn hen gia đình hoặc yếu tố khởi phát cơn giống nhau ở các cơn.
  • Khò khè không do các nguyên nhân khác. Điều này phải được bác sĩ khám, hỏi bệnh thật kĩ và thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết.
Bệnh hen ở trẻ có biểu hiện gì?- Ảnh 2.

Bệnh hen suyễn gây ra những triệu chứng khó chịu, cản trở hoạt động vui chơi, học tập, vận động và giấc ngủ của trẻ.

Khò khè chỉ sự tắc nghẽn của phần đường thở trong lồng ngực, xảy ra khi có viêm đường thở dưới, hoặc tắc nghẽn do đờm... Khi trẻ khò khè, ta sẽ thấy trẻ khó khăn khi thở ra, nếu khò khè nặng sẽ nghe tiếng "khè" khi trẻ thở ra, nặng hơn nữa là tiếng rít cả khi trẻ hít vào và thở ra.

Cần phân biệt với tiếng thở lớn ở trẻ nhỏ khi bị viêm mũi họng, là do đờm nhớt ứ đọng ở vùng mũi họng, tạo ra tiếng "rột rột" hoặc "khụt khịt" rất lớn tiếng khi trẻ hít thở mà không hề gây khó thở thực sự "bởi vì trẻ có thể há miệng để thở".

Vậy, có thể nói hen là một bệnh lý viêm đường thở mạn tính, gây ra triệu chứng khò khè khi vào cơn cấp.

Cần làm gì khi trẻ bị lên cơn hen?

Khi bị lên cơn hen thì trẻ sẽ thở mệt, khó thở hoặc ho nhiều liên tục, nặng ngực, thở nhanh.

Nếu trẻ đã được chẩn đoán hen trước đó, có các triệu chứng nghi ngờ trẻ vào cơn hen cấp, phụ huynh cần cho trẻ thở khí dung hoặc hít thuốc qua bình xịt định liều với thuốc Salbutamol (bình thuốc màu xanh dương) theo đúng chỉ định của bác sĩ. Sau đó cho trẻ đến khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc Salbutamol để phun khí dung khi thấy trẻ bị khò khè, hoặc khi trẻ ho nhiều chưa rõ nguyên nhân.

Để bệnh hen không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, cha mẹ cần xác định và tránh các tác nhân gây cơn hen cấp.

Cha mẹ cần ghi lại nhật kí hen suyễn (số lần lên cơn, thời gian lên cơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ như thế nào) từ đó có cơ sở dữ liệu trao đổi với bác sĩ, để bác sĩ đề ra kế hoạch hành động hợp lý nhất. Hiểu cách thức và thời điểm sử dụng thuốc điều trị bệnh hen suyễn. Đảm bảo kỹ thuật sử dụng đúng.

Cha mẹ không tự ý ngưng các thuốc dự phòng khi thấy diễn tiến bệnh ở trẻ tốt lên. Không dùng thuốc theo mách bảo, nhất là uống thuốc nam, thuốc bắc để điều trị hen… tránh nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Bệnh hen suyễn ở trẻ được phân loại kiểu hình theo triệu chứng:

- Hen suyễn khởi phát do virus: Trẻ bị khò khè từng đợt kèm với bệnh viêm đường hô hấp trên do virus, không có triệu chứng giữa các đợt này.

- Hen suyễn khởi phát do vận động: Trẻ bị khò khè sau vận động gắng sức, ngoài lúc này ra trẻ không có triệu chứng.

- Hen suyễn khởi phát do nhiều yếu tố: Trẻ bị khò khè do nhiều yếu tố như thời tiết, vận động, virus, dị nguyên, giữa các đợt khò khè này có triệu chứng.

Bệnh hen suyễn ở trẻ được phân loại kiểu hình theo thời gian:

- Hen suyễn thoáng qua: Trẻ có triệu chứng hen suyễn và kết thúc trước 3 tuổi, thường gặp ở trẻ sinh non, nhẹ cân, gia đình có người hút thuốc lá, tái nhiễm virus nhiều lần, thường gặp ở trẻ không có cơ địa dị ứng.

- Hen suyễn kéo dài: Trẻ có triệu chứng hen suyễn trước 3 tuổi và tiếp tục sau đó.

- Hen suyễn khởi phát muộn: Trẻ có triệu chứng hen suyễn sau 3 tuổi.

BS. Trần Anh Tuấn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Lá nếp được ghi nhận có công dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Các chiết xuất hóa học từ lá nếp chứa nhiều hợp chất phenol và có tác dụng hạ đường huyết...

Người đàn ông bị đột quỵ xuất huyết não trong đêm thừa nhận thường xuyên làm việc này

Người đàn ông bị đột quỵ xuất huyết não trong đêm thừa nhận thường xuyên làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ trong đêm thừa nhận thường xuyên thức khuya để hoàn thành công việc. Ngoài ra, bệnh nhân cũng rất thích ăn đồ chiên rán. Bác sĩ cho biết, 2 thói quen này chính là nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

6 nhóm người dễ mắc ung thư tuyến giáp, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác

6 nhóm người dễ mắc ung thư tuyến giáp, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy, những người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường

Loại quả ăn sống hay nấu chín đều ngon ngọt, người bệnh thận, bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại quả ăn sống hay nấu chín đều ngon ngọt, người bệnh thận, bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Ăn lê thường xuyên giúp giúp dưỡng thận khỏe mạnh, cải thiện độ nhạy của insulin, ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2 hiệu quả.

8 bài tập đơn giản giúp cải thiện chức năng gan

8 bài tập đơn giản giúp cải thiện chức năng gan

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Để tăng cường sức khỏe của gan, hãy kết hợp tập thể dục với chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh…

Người đàn ông ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường từ 3 dấu hiệu quen thuộc này

Người đàn ông ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường từ 3 dấu hiệu quen thuộc này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 66 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường nhờ dấu hiệu bất thường như sụt cân, háo nước, tiểu nhiều...

13 loại thực phẩm giàu calo giúp cải thiện cân nặng

13 loại thực phẩm giàu calo giúp cải thiện cân nặng

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Bằng cách nắm bắt tính linh hoạt của thực phẩm giàu calo và đưa ra quyết định sáng suốt, mọi người có thể hưởng lợi từ sức mạnh của các thực phẩm giàu năng lượng này để hỗ trợ các mục tiêu cân nặng và có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khoẻ gan, ổn định huyết áp

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khoẻ gan, ổn định huyết áp

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Cỏ mần trầu là một loài cây thuộc họ lúa, rất dễ tìm kiếm, thường mọc lẫn vào nhau với cỏ dại nhưng lại mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.

5 người trong gia đình cùng mắc bệnh tiểu đường thừa nhận thường xuyên ăn món ăn này

5 người trong gia đình cùng mắc bệnh tiểu đường thừa nhận thường xuyên ăn món ăn này

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Gia đình có 5 người mắc bệnh tiểu đường tiết lộ họ thường xuyên ăn cơm rang và mì xào kèm tương ớt và nước tương mà không cần món phụ nào khác.

Tăng cân nhanh là biểu hiện của những bệnh gì?

Tăng cân nhanh là biểu hiện của những bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Việc tăng cân đột ngột, không rõ nguyên nhân không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn gây ra nhiều hậu quả khác cho sức khoẻ như các bệnh về đường hô hấp, xương khớp, huyết áp...

Top