Các cô gái ở bể bơi, hãy cứ tiếp tục như thế đi!
Các cháu có thể không nhớ tôi, nhưng ta đã gặp nhau ở bể bơi công cộng tuần trước, khi tôi liều mình leo lên khu vực nhảy cao sau khi hứng chí bởi một thỏa thuận với con trai. Để rồi sau đó nhận ra, từ trên nhìn xuống quá khủng khiếp.
Tôi không thể làm được, dù đã đứng vào hàng đằng sau các cháu.

Lần cuối cùng tôi nhảy cầu lặn xuống đáy bể là năm 18 tuổi, cũng chỉ hơn các cháu bây giờ vài tuổi. Nhưng mọi thứ đã thay đổi quá nhiều trong 20 năm: Cầu thì cao hơn còn bể thì dường như sâu hơn. Những lo ngại về sự cố áo tắm hay nước vào mũi, cảm giác bối rối với cái bụng bèo nhèo khiến việc nhảy cầu trở thành một việc quá mạo hiểm với tôi.
"Lần nào cũng thế, trước khi nhảy thật bao giờ cháu cũng phải "lấy đà" mất vài lần" - một trong số các cháu nói với tôi. Cháu bước về phía đầu bên kia cầu, quay lưng lại, rồi lại đi vào. Cháu đi về phía bên kia đầu cầu một lần nữa, quay lưng, rồi lại đi vào. Đúng như cháu "dự đoán" - phải thử mất vài lần. Sau vài lần khởi động sai, cháu tiến bước đến đầu cầu và nhảy. Vài phút sau, cháu đã quay lại xếp hàng cùng các bạn.
Một vài đứa trẻ khác cũng đã nhảy ra khỏi cầu. Các cháu chờ đợi trong khi tôi bước lên, sau đó... bước xuống, rồi lại quay đến cuối đường một lần nữa. Đám trẻ bắt đầu nói với tôi về việc nhảy xuống lặn thích như thế nào, không đau ra làm sao và thậm chí chẳng có gì đáng sợ. Hai bạn trẻ cổ vũ nhau trong hàng, khi một trong hai bắt đầu ra nhảy.
Lại đến lượt tôi. Tôi đi đến nửa cầu thì nhìn xuống dưới. "Không, tôi không làm được".
Trong 20 phút, tôi cứ đứng trên nền bê tông bao quanh cầu quan sát hai cháu cùng các bạn khác nhảy. Trong 20 phút, tôi cố gắng lấy can đảm nhảy cùng với những lời động viên của "đồng đội". Tôi tự nhắc nhở bản thân rằng mình từng làm được ối việc khó khăn rồi. Tôi nhớ những gì mình đã viết về việc nhảy cầu lặn và cách vượt qua sợ hãi. Tôi tự nói với bản thân rằng mình sẽ là tấm gương rất tốt cho các con về lòng dũng cảm, nắm bắt cơ hội và dám thử nghiệm những điều mới mẻ.
Tôi lại bước lên cầu và cố gắng nhảy, cố gắng dũng cảm, không dưới 5 lần. Mỗi lần các cháu đều nói lời động viên, kiên nhẫn chờ đợi khi tôi bước đến nửa cầu, dừng lại, rồi lại quay vào.
"Không sao đâu cô", một người trong các cháu nói. "Cháu cũng sợ, nhưng nhảy xong thích lắm".
"Cô đừng nhìn xuống", "nhìn ra xa chỗ những cái cây ấy ạ", "giống như là bay thôi". Tôi bình luận rằng họ bật loa bài "Bay tự do" ở đây là quá hợp. Các cháu phá lên cười.
Tôi bước lên cầu. Đi bộ đến giữa chừng. Rồi tiến thêm bước nữa. Và một bước nữa. Tôi làm theo lời khuyên của các cháu, nhìn về phía những hàng cây. Rồi tôi nhìn xuống. Tôi lại quay lưng, đi vào.
"A!...", đám trẻ rên rỉ.
"Không phải hôm nay, các cháu ạ", tôi nói với tất cả. "Cô xin lỗi nhé, có thể là lần tới".
Ngay sau đó, một trong các cháu nhìn thẳng vào mắt tôi, với sự dịu dàng đầy kiên định: "Cô sẽ hối hận đấy nếu hôm nay bỏ đi mà không nhảy".
"Cô biết", tôi thì thầm, "cháu nói đúng".
2 phút sau, lại đến lượt tôi lần nữa. Tôi bước đến phía đầu cầu, nhìn ra phía những hàng cây, và nhảy. Tôi nghe những tiếng hò reo cổ vũ trước khi tiếp mặt nước.
"Làm tốt lắm!", cháu gọi với xuống tôi từ trên cao. "Cảm ơn!", tôi hét lại.
Vài phút sau, khi các cháu đi ngang qua, tôi hét lên để cảm ơn nhưng các cháu còn đang mải cười nói không nghe thấy. Tôi cố nhìn theo xem các cháu có cha mẹ đi cùng không, nhưng có vẻ như các cháu cũng không còn nhỏ để cần sự tháp tùng của cha mẹ. Hai đứa con trai của tôi muốn đi ăn, và trời đất, lúc ấy đã 3 giờ, tôi cần phải về, từ chiều ấy chẳng còn gặp các cháu nữa.
Ở quầy ăn nhẹ, bạn tôi quay sang trêu: "Hy vọng cậu sớm viết được cái gì đó liên quan đến nhảy cầu lặn". Tôi phá lên cười. Trong lúc suy nghĩ xem mình nên viết gì, tôi nghĩ ngay đến hai cô bé tuổi teen.
Tất nhiên tôi sẽ viết về việc vượt qua thử thách khó khăn, viết về tầm quan trọng của việc để các con thấy được rằng người lớn chúng ta cũng sợ hãi. Song điều tôi muốn viết hơn cả là hai cô bé phi thường.
Đã có quá nhiều bài viết về những cô bé tuổi teen. Họ phàn nàn về những em gái còn ít tuổi đã quá gợi cảm với sooc ngắn, áo hở ngực táo bạo. Có cả những cuộc thảo luận của người lớn về đề tài lựa chọn trang phục của bọn trẻ bây giờ. Những bài viết đăng tải trên mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bọn con gái đến bể bơi để đong đưa, về thói xấu của teen nghiện chụp ảnh tự sướng đăng instagram hay truyền thông xã hội.
Chúng ta, với tư cách những người làm cha làm mẹ, cố gắng dạy con cái mình bài học về sự mạnh mẽ, tự tin. Chúng ta dạy các con về lòng tốt, sự dũng cảm, chiến đấu hết mình. Chúng ta nói con nghe về cái đẹp, về các giá trị, thế nào là xứng đáng, dạy con tôn trọng cơ thể mình và yêu cầu người khác tôn trọng cơ thể mình. Chúng ta dạy các con làm thế nào để yêu chính mình bất chấp một thực tế rằng các con đang sống trong thế giới chưa chắc đã yêu thương lại các con. Chúng ta dạy, và dạy, với hy vọng con cái sẽ trở thành những người đàn ông, phụ nữ tốt, tử tế và tự tin.
Song chúng ta quên mất là bọn trẻ cũng dạy lại chúng ta rất nhiều điều. Bọn trẻ dạy ta thế nào là dũng cảm dù trong lòng vẫn sợ hãi. Bọn trẻ cho chúng ta tấy rằng mọi thứ đều sẽ tốt đẹp, chỉ cần ta không nhìn xuống.
Người lớn cứ cố gắng làm một tấm gương tốt để dạy con cái điều mà họ cho rằng chúng cần biết. Người lớn cho rằng mình đã trải qua tất cả nên thực sự khôn ngoan. Nhưng chúng ta quên là chẳng ai có tất cả câu trả lời cho mọi câu hỏi, và các con đang đi cùng trong chuyến hành trình cuộc đời với chúng ta, chứ không hề đi sau, có quá nhiều điều người lớn có thể học hỏi từ chúng.
Vậy nên, bạn trẻ, hãy tiếp tục nhảy đến tận sâu cuối bể. Tiếp tục làm những điều mình đang theo đuổi, tiếp tục học hỏi và trưởng thành.
Bởi vì ngay cả người lớn cũng đang học hỏi và trưởng thành bên các bạn mà thôi.
Theo Huyền Anh Lược dịch theo Huffingtonpost/Dân Trí

Từng được nịnh nọt mỗi ngày, nghỉ hưu 2 năm không đồng nghiệp nào hỏi han: Tôi cay đắng tỉnh mộng
Gia đình - 11 giờ trướcGĐXH - "Sau 2 năm nghỉ hưu, tôi mới thực sự hiểu rõ lòng người: Những lời chào hỏi, bữa ăn thân mật, quà tặng chân thành ngày nào… hóa ra chỉ vì tôi còn "giá trị"".

3 chị em lấy chồng Tây đến từ 3 nước, cả gia đình 'nói chuyện' bằng chỉ trỏ
Chuyện vợ chồng - 16 giờ trướcBa chị em đều lấy chồng ngoại quốc và các chàng rể đến từ 3 nước khác nhau, do không biết ngôn ngữ của nhau nên gia đình này phải giao tiếp bằng cử chỉ và biểu cảm.

Nghỉ hưu, tôi tưởng mình vô phúc khi con trai từ chối sống cùng, nhưng rồi một tai nạn giúp tôi 'tỉnh ngộ'
Gia đình - 16 giờ trướcGĐXH - Khi bước vào tuổi nghỉ hưu, điều khiến tôi tổn thương không phải bệnh tật hay tài chính, mà là sự từ chối nhẹ nhàng của con trai khi tôi ngỏ ý sống chung.

Top cung hoàng đạo 'cao thủ thả thính': Nói chuyện thôi cũng khiến người khác rung động
Gia đình - 20 giờ trướcGĐXH - Không phải ai cũng nghiêm túc trong chuyện yêu đương. Có những cung hoàng đạo sinh ra đã có sức hút tự nhiên, luôn tạo cảm giác mập mờ khiến người khác phải bối rối, đắm say mà không rõ thật giả.

Người cha cõng con khuyết tật đi học suốt 12 năm sẽ lại cõng con vào đại học
Gia đình - 21 giờ trướcNam sinh khuyết tật được cha cõng đến lớp mỗi ngày suốt 12 năm qua vừa đỗ đại học, người cha khẳng định sẽ đi theo con để cõng cậu tới giảng đường.

Càng già đời càng ít nói: Đây là 9 'tuyệt chiêu' người khôn ngoan luôn giấu kín
Gia đình - 23 giờ trướcGĐXH - Nhiều người cho rằng sống khôn ngoan là mưu mẹo, là giả tạo. Nhưng trên thực tế, đó là nghệ thuật sinh tồn của người thông minh trong một xã hội đầy cạm bẫy.

Chị gái lấy chồng, em trai cưới vợ cùng ngày, đám cưới nhiều điều thú vị
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcBố mẹ ở Đồng Tháp đón con dâu về và gả con gái đi trong cùng một ngày, mọi thứ được sắp xếp khéo léo để đám cưới diễn ra trọn vẹn.

Nghỉ việc chăm mẹ 5 năm cuối đời, con gái chết lặng khi đọc tên người nhận di chúc
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Chị từng tin rằng tình cảm và sự hy sinh sẽ được đền đáp, cho đến ngày mẹ công bố di chúc…

Hai thói quen tốt mà cha mẹ khôn ngoan rèn luyện cho con
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Không cần ép học, không cần la mắng, chỉ cần xây cho con hai thói quen tốt dưới đây, cha mẹ đã đặt nền móng vững chắc cho tương lai con cái.

Hai con thành đạt gửi tiền đều, nhưng người hiếu thảo lúc tôi ngã bệnh lại là đứa con tôi xem thường nhất
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Cả đời đặt niềm tin vào con út thành đạt, cuối cùng người ở bên chăm sóc tôi lại là đứa con trai tưởng chừng "vô dụng". Tôi đã quá muộn để nhận ra ai mới thực sự hiếu thảo.

Trẻ có IQ cao thường nói những câu này trước 6 tuổi: Bạn đã từng nghe con nói chưa?
Nuôi dạy conGĐXH - 91% trẻ có IQ cao đều phát triển ngôn ngữ sớm và biết cách thể hiện tư duy khác biệt qua lời nói hằng ngày.