Các thuốc tiêu hoá cần có trong và sau mùa mưa lũ
Trong và sau khi mưa lũ, do môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm nên dễ dẫn đến các bệnh tiêu hóa. Các bệnh đó là gì và thuốc nào để điều trị?
1. Các bệnh tiêu hóa hay gặp trong mùa mưa lũ
- Tiêu chảy cấp do Campylobacter: Là một bệnh tiêu hóa do Campylobacter gây ra tiêu chảy cấp và đôi khi gây nhiễm khuẩn huyết , viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm tủy xương, hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn.
Ổ chứa vi khuẩn thường là các loại gia súc, gia cầm... Trong mùa mưa lũ, môi trường khắp nơi bị ô nhiễm, các ổ vi khuẩn sẽ theo nguồn nước và có nguy cơ gây thành dịch...
- Bệnh do Rotavirus: Là bệnh ở đường tiêu hóa, dễ bị lây qua thức ăn, nước uống bị nhiễm virus và thường gây bệnh cho trẻ em ở dưới 2 tuổi.
Các triệu chứng bắt đầu khởi phát sau 24 - 48 giờ nhiễm virus. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ em khi bị nhiễm virus là sốt cao hoặc không sốt, nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước, đôi khi còn dẫn đến tình trạng rối loạn nước và điện giải rất nhanh. Việc điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải cho trẻ.
- Bệnh do phẩy khuẩn tả : Vi khuẩn tả hay còn gọi là phẩy khuẩn tả, có tên khoa học là vi khuẩn Vibrio Cholerae. Vi khuẩn tả có trong phân hoặc môi trường xung quanh như ao hồ hoặc ở thực phẩm nhiễm bẩn. Bệnh lây lan theo đường tiêu hóa rất nhanh, đặc biệt trong môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm là điều kiện lây truyền bệnh vô cùng nguy hiểm.
Do đó bệnh thường xảy ra sau thời điểm lũ lụt do lúc này thường thiếu nước sạch và điều kiện môi trường không tốt. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do bị sốc không hồi phục.
2. Một số thuốc thường dùng để chữa bệnh tiêu hóa
- Oresol giúp bù nước và điện giải
Đây là loại thuốc đầu tiên cần chú trọng sử dụng sớm khi bị mắc bệnh đường tiêu hóa có tiêu chảy trong mùa mưa lũ. Tuy không điều trị được nguyên nhân gây tiêu chảy, nhưng đây là biện pháp căn bản để chống mất nước và điện giải (bù lượng nước và điện giải đã mất do tiêu chảy gây ra). Từ đó tránh được các rối loạn do mất nước và điện giải gây ra.
Có nhiều loại Oresol:
+ Gói pha trong 1 lít (1000ml) nước sôi để nguội, uống liên tục trong ngày.
+ Gói pha với 200 ml với nước sôi để nguội.
+ Hoặc có thể dùng viên hydrite, mỗi viên pha vào 200ml nước sôi để nguội.
Lưu ý, cần chú ý pha thuốc đúng tỷ lệ hướng dẫn. Nếu quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng chất điện giải cần thiết, nếu quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện giải. Không nên pha thuốc với nước khoáng (vì trong nước khoáng đã có sẵn một số chất điện giải), sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ chất điện giải quy định.
Không nên hòa các loại thuốc khác vào dung dịch Oresol, vì nguy cơ tạo ra tương khắc thuốc do các phản ứng hóa học gây nên. Chỉ pha với nước đun sôi để nguội, không pha với nước nóng. Thuốc sau khi pha xong chỉ sử dụng trong vòng 12 giờ, sau đó nếu còn thuốc cần đổ đi và pha thuốc mới.
Đây là một loại thuốc cực kỳ quan trọng cần phải sử dụng sớm trong các bệnh tiêu chảy . Do đó trước khi mưa bão diễn ra, trong các gia đình nên dự trữ dung dịch/viên thuốc oresol hoặc hydrite để có thuốc sử dụng ngay nếu không may bị tiêu chảy.
Nếu trong nhà không có sẵn osesol hoặc viên hidrit, có thể pha nước muối đường, pha theo tỷ lệ 1 thìa cà phê muối, 8 thìa đường và 1 lít nước. Ngoài ra người bệnh nên ăn thêm chuối, uống nước dừa (nếu có) để bổ sung kali.
- Loperamid giúp cầm tiêu chảy
Loperamid làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó làm giảm sự mất nước và điện giải, giảm lượng phân.
Tuy nhiên, thuốc chỉ được chỉ định đứng hàng thứ 2 để điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp không có biến chứng ở người lớn.
Tác dụng không mong muốn là gây táo bón, nếu dùng quá liều có thể gây liệt ruột và gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Cân nhắc khi sử dụng cho người suy gan, phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
- Diphenoxynat giúp giảm đau bụng, tiêu chảy
Diphenoxynat - giảm nhu động ruột và sự co bóp ruột hiệu quả nên thường được bác sĩ chỉ định trong việc điều trị chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều lần. Mặt khác, loại thuốc này có khả năng gây ức chế khiến lượng nước và điện giải trong ruột di chuyển chậm hơn, làm gia tăng hấp thu lượng nước và chất điện giải, hạn chế tình trạng mất nước và giúp phân thành khuôn.
Tác dụng không mong muốn là gây khô miệng, buồn ngủ, táo bón; hiếm hơn là gây nôn mửa, nhức đầu, ngứa. Dùng quá liều có thể gây ức chế hô hấp dẫn đến hôn mê. Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc không được chỉ định dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng đường tiêu hóa, tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 12 tuổi.
- Kẽm giúp tăng sức đề kháng
Kẽm k hông phải thuốc trị tiêu chảy, nhưng bệnh nhân bị tiêu chảy được bổ sung kẽm sẽ giúp giảm thời gian và mức độ nặng của bệnh, đồng thời tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ tái phát bệnh sau khi điều trị. Người bình thường được bổ sung kẽm đầy đủ cũng hạn chế nguy cơ mắc tiêu chảy.
- Berberin diệt vi khuẩn
Đây là loại alkaloid chiết xuất từ các cây vàng đắng, hoàng liên, hoàng bá, hoàng đằng, có tác dụng diệt ký sinh trùng amip và một số vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
Ngoài các thuốc thường dùng nêu trên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy mà có thể sử dụng kháng sinh và thuốc làm chậm nhu động ruột hoặc men tiêu hóa phù hợp. Tuy nhiên các thuốc này cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp sau khi sử dụng các thuốc thông thường nêu trên nhưng không cải thiện hoặc tiêu chảy nặng hơn, kèm theo sốt, nôn, mệt lả, có tình trạng mất nước mắt trũng, môi khô, ít nước tiểu, lú lẫn, lơ mơ… cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay.
Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.
Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.
Thanh niên 21 tuổi nguy kịch sau 5 ngày ho sốt, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Thanh niên bị viêm cơ tim cấp đe dọa tính mạng cho biết trước khi nhập viện, anh bị ho, sốt 5 ngày liên tiếp nhưng không đi khám, anh chỉ tự mua thuốc hạ sốt và giảm đau về uống.
Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước 3 ngày bị tắc ruột, bệnh nhân có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng, cơn đau từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện...
Người phụ nữ 49 tuổi Đắk Lắk bất ngờ tử vong sau 2 tháng bị chó nhà nuôi cắn
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ tử vong với chẩn đoán theo dõi bệnh dại lên cơn/ THA. Được biết, cách đây 2 tháng người bệnh từng bị chó nuôi trong nhà cắn vào cánh tay và không đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Hạt hướng dương đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe. Do chứa nhiều hoạt chất chúng góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính trong đó có bệnh tiểu đường.
Loại củ giàu tinh bột giúp thanh lọc cực tốt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng bột sắn dây vì lượng đường có trong thực phẩm này không cao, nhưng chỉ nên tiêu thụ loại bột này một cách có chừng mực.
Thanh niên 21 tuổi suýt mất mạng vì suy thận và cao huyết áp, thừa nhận những sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Thanh niên bị suy thận và cao huyết áp cho biết thường xuyên có thói quen gây hại thận, đó là: Thích ăn khuya, uống nhiều rượu bia, ngày nào cũng uống nhiều cà phê và ăn nhiều muối.
Loại rau nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Rau mùi có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, nhờ vào khả năng chống viêm và kiểm soát lipid máu...
Thanh niên 27 tuổi ở Quảng Ninh bị hoại tử tầng sinh môn thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần tự mua thuốc đắp do bị bệnh trĩ, người bệnh xuất hiện 2 ổ loét rộng khoảng 5cm, vết loét có nhiều tổ chức hoại tử, chảy dịch vàng.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặpGĐXH - Hạt hướng dương đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe. Do chứa nhiều hoạt chất chúng góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính trong đó có bệnh tiểu đường.