Cách báo hiếu khi không thể về quê ăn Tết
GiadinhNet - Không ít người vì lý do nào đó mà không thể về quê ăn Tết để thắp nén hương và dâng mâm cơm cúng gia tiên nên lòng day dứt, đau khổ khôn nguôi. Tuy nhiên, theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, bằng cách thực tập 5 lễ thì những người con xa quê có thể thấy được tổ tiên ông bà đang có mặt ngay trong chính cơ thể, thân tâm mình. Đó là sự quay về nương tựa nguồn cội vào bất cứ lúc nào trong mỗi bước chân đi.

Ảnh minh họa
Nhiều người sợ Tết vì tập tục báo hiếu 4 ngày cúng gia tiên
Thực tế theo phản ánh của các bà nội trợ hiện nay thì ngày Tết thay vì được nghỉ ngơi để mọi thành viên trong gia đình được gần gũi quan tâm đến nhau thì nhiều gia đình lại chìm trong công việc để chuẩn bị mâm cỗ và cúng bái. Nhiều chuyên gia cũng đã từng có ý kiến là Tết Nguyên đán nặng về cúng bái nên đã khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy sợ Tết thay vì chờ đón một cái tết “vui như Tết”.
Việc cúng gia tiên trong 4 ngày Tết là một tín ngưỡng dân gian để thể hiện đạo hiếu của con cháu với ông bà tổ tiên - những người đã mất. Mâm cơm cúng tổ tiên ngày Tết được tổ chức nấu nướng và bày biện khá công phu. Tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà các mâm cỗ cúng lớn nhỏ khác nhau, nhưng tựu chung đầy đủ 4 món cơ bản là: Bánh chưng, thịt lợn, dưa hành và cơm tẻ. Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm 30 cúng Giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới. Sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên Đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều. Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện. Ngày mùng 3 là ngày cuối của tết, nên cúng tạ ông vải... Cúng gia tiên vì thế là để thể hiện sự hiếu thảo và tình thương yêu của con cháu đối với người quá cố. Chính vì phong tục này mà nhiều người đi làm ăn xa, dù đã lập gia đình ở phương xa nhưng mỗi khi Tết đến xuân về, họ vẫn phải cố gắng sắp xếp để về quê ăn Tết, để thắp nén nhang lên bàn thờ tổ tiên. Những ai vì điều kiện kinh tế eo hẹp không thể về được thì bị hàng xóm chê cười và bản thân họ cũng day dứt áy náy vì mình là một người con bất hiếu với tổ tiên với dòng họ.
Nỗi khổ của những người con sống xa quê vì lý do nào đó mà không thể về quê ăn Tết được là có thật và khá phổ biến. Như bài viết “Cạn tiền vì năm nào cũng về quê ăn Tết” mà chúng tôi đã phản ánh trong số báo trước đã phản ánh rất rõ về tình trạng đó. Về quê để thắp được nén nhang cho ông bà tổ tiên, để làm được mâm cơm cúng gia tiên thì có bao nhiêu tiền tích cóp suốt trong cả năm đều ra đi bằng hết.
Vậy có cách gì để những người làm ăn và sinh sống xa quê hương có thể báo hiếu được với ông bà tổ tiên?
Phương pháp quay về nương tựa nguồn cội
Trong cuốn sách Trái tim của Bụt của thiền sư Thích Nhất Hạnh có một chương nói về việc chuyển hóa tập khí nhưng lại rất có ích cho hiện trạng mà những người con xa quê gặp phải. Cụ thể, ở phần “Thực tập 5 lễ” trong chương “Chuyển hóa tập khí”, thiền sư Thích Nhất Hạnh viết: “Chúng ta đã đi khỏi Việt Nam bao nhiêu năm, có thể nhớ nhà hoặc muốn trở về và nghĩ rằng trong mấy tháng nữa, trong vài ngày nữa là ta về tới đất nước. Trong phương pháp tu tập này, chúng ta không cần đợi đến khi bước từ máy bay xuống đất mới là trở về, chúng ta hãy trở về ngay từ bây giờ. Mỗi bước chân là một sự trở về. Quê hương nằm trong lòng chúng ta. Tổ tiên, sông núi đều nằm ở trong lòng chúng ta. Chúng ta đang làm gì? Chúng ta đang làm cái này để làm gì? Đặt câu hỏi, tự nhiên chúng ta về quê hương ngay lập tức. Quê hương là nơi ta gặp được an lạc, tỉnh thức, gặp được Bụt, Pháp, Tăng và gặp được tất cả tổ tiên. Các thế hệ tổ tiên vẫn còn sống sinh động ở trong cơ thể và tâm hồn chúng ta. Đó là sự thực tập quay về và nương tựa vào cội nguồn gốc rễ. Quý vị đã học và thực tập năm lễ. Những lễ này có mục đích đưa ta trở về quê hương, đưa ta về tiếp xúc với những gì đẹp nhất, thân yêu, gần gũi nhất của ta. Tổ quốc, quê hương, văn hóa, gia đình, dòng dõi huyết thống, v.v... khi lễ xuống chúng ta có thể tiếp xúc với tất cả. Chúng ta lạy xuống, trán chạm vào đất, theo lối ngũ thể đầu địa, tức là năm vóc gieo xuống đất. Năm vóc tức là hai tay, hai chân và trán của mình. Quý vị hãy tưởng tượng một đợt sóng đang cúi xuống tiếp xúc với nước, tức là bản chất của sóng. Chúng ta cũng vậy. Bụt, Pháp, Tăng, đất nước, quê hương, tổ tiên, dòng họ, khi lạy xuống chúng ta phải tiếp xúc được với tất cả quê hương đó”.
Và lễ thứ nhất chính là lễ kính lạy liệt vị tiền nhân, dòng họ tổ tiên, gia đình huyết thống, hai bên nội ngoại. Lễ thứ nhất này vì thế rất có ý nghĩa và cần thiết đối với những người muốn lễ, muốn báo hiếu tổ tiên trong điều kiện hoàn cảnh sống xa quê hương như vào dịp Tết chẳng hạn. Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, trong lễ thứ nhất này, trong tư thế ngũ thể đầu địa, ta có thể bắt đầu thực tập quán chiếu và tiếp xúc như sau: Con thấy cha của con, con thấy mẹ của con mà xương thịt và sự sống đang có mặt và lưu nhuận trong từng tế bào và mạch máu của con. Qua cha con, qua mẹ con, con tiếp xúc được ông bà của con, bên nội cũng như bên ngoại, đã và đang đi vào con với tất cả mọi năng lượng, mọi trông chờ, mọi ước mơ, cũng như tất cả trí tuệ và kinh nghiệm của tổ tiên trải qua bao nhiêu thế hệ. Con mang trong con sự sống, dòng máu, kinh nghiệm, tuệ giác, hạnh phúc và khổ đau của các thế hệ tổ tiên trong con... Con có gốc rễ nơi cha, nơi mẹ, nơi ông, nơi bà, nơi tổ tiên. Con chỉ là sự nối tiếp của tổ tiên và dòng họ con. Xin cha mẹ, xin ông, xin bà, xin tổ tiên hỗ trợ cho con, che chở cho con, truyền thêm năng lượng cho con. Con biết rằng con cháu ở đâu thì tổ tiên ở đó. Con biết cha mẹ nào, ông bà nào cũng thương yêu và đùm bọc độ trì cho con cháu dù khi sinh tiền có lúc gặp phải khó khăn hay rủi ro mà không bộc lộ được niềm thương yêu và sự đùm bọc đó... Con là sự nối tiếp của liệt vị, con cúi rạp mình xuống để đón nhận năng lượng của dòng họ và tổ tiên của gia đình huyết thống của con.
Chúng ta lạy xuống để tiếp xúc với tổ tiên, với đất nước, với cội nguồn của chúng ta. Tất cả đang có mặt ở trong chúng ta. Chúng ta không phải đi tìm xa. Chúng ta không cần lên máy bay, đi mấy chục giờ mới về tới quê hương. Chúng ta chỉ cần bước một bước, chúng ta chỉ cần lạy xuống một lễ là chúng ta quán chiếu được tất cả. Nếu không thì ta có thể sẽ trở thành một đứa con đi hoang, một lãng tử, một cô hồn không nơi nương tựa. Khi ta cảm thấy gốc rễ của tổ tiên, dòng họ và đất nước vẫn còn bám sâu trong ta thì ta sẽ mạnh mẽ và sẽ vững chãi hơn...
Ngân Khánh

Người mẹ gọi điện cho con trai đã khuất và cái kết kỳ diệu
Gia đình - 4 giờ trướcQuá nhớ thương đứa con trai đã chết, bà Trịnh thường gọi vào số di động của con và một ngày có người bắt máy, chuyện kỳ diệu xảy ra sau đó khiến mọi người cảm động.

Bị ghét vì quá thẳng thắn gọi tên 5 chòm sao này
Gia đình - 6 giờ trướcGĐXH - Với 5 chòm sao này, họ sống rất thành thật và thẳng thắn. Nhưng cũng chính bởi tính cách này, mà họ thường bị mất lòng người khác, gặp một số khó khăn, cản trở trên đường đời.

Đồng nghiệp con rể đến nhà khen tôi là bảo mẫu giỏi: Câu trả lời của con khiến tôi sững sờ bỏ về quê
Gia đình - 9 giờ trướcGĐXH - Sống cùng gia đình con gái nửa năm, tôi hiểu ra mình không khác gì người làm thuê.

Cha ăn trộm để có tiền chữa ung thư cho con, con mất khi cha đang ở tù
Gia đình - 9 giờ trướcTro cốt của đứa trẻ qua đời vì ung thư được rải xuống hồ cạnh nhà tù nơi giam giữ người cha; anh bị kết án vì ăn trộm để kiếm tiền chữa bệnh cứu sống con.

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, đầu bếp 41 tuổi bật khóc tìm mẹ đẻ
Gia đình - 21 giờ trướcBị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, khi trưởng thành, người đàn ông đã đi tìm mẹ đẻ. Anh hạnh phúc khi được đoàn tụ với gia đình của mình sau hơn 40 năm.

EQ cao không phải bẩm sinh: Chỉ cần học được 5 điều này, bạn sẽ khác biệt hẳn số đông
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Không cần tài năng xuất chúng, người EQ cao vẫn có thể sống thuận lợi, được yêu mến và tôn trọng bởi họ luôn ghi nhớ và thực hành 5 nguyên tắc sau trong mọi mối quan hệ.

Gặp lại cô ruột đã mất nhờ Google Maps, cô gái An Giang xúc động nghẹn ngào
Gia đình - 1 ngày trướcKhoảnh khắc thấy hình ảnh cô ruột đạp xe trên con đường quen thuộc, cô gái An Giang bồi hồi xúc động.

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.

Sự thay đổi ngỡ ngàng của ‘người chồng chuyển giới thành nữ’ sau 8 năm hôn nhân
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcTừ gương mặt, vóc dáng đến phong thái, cử chỉ... của chị đều toát ra vẻ nữ tính, dịu dàng. Vốn là người duy mỹ, chị luôn xuất hiện với vẻ ngoài chỉn chu, xinh đẹp.

Cha mẹ mất, ngôi nhà 2 chị góp tiền mua tăng giá gấp 3: Em trai chưa từng góp một đồng xuất hiện đòi thừa kế
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Khi bố mẹ mất, hai chị em định bán để chia tiền thì không ngờ rằng người em trai lúc mua không bỏ ra một đồng nào đòi quyền sở hữu.

Trốn trong cốp xe theo dõi vợ ngoại tình, chồng nhận hậu quả cay đắng
Chuyện vợ chồngNgười đàn ông trốn trong cốp xe để theo dõi vợ nhưng không ngờ khiến tình cảm vợ chồng tan nát. Vợ anh bỏ đi cả tháng không hề có tin tức gì.