Cách dạy con tiêu vặt của một giảng viên đại học
Ngay từ khi con hết cấp 1, cha mẹ đã có thể yêu cầu con lập kế hoạch chi tiêu và đưa con một khoản 'kha khá' thay vì cho tiền hàng ngày.
"Trẻ con bây giờ được nuôi như gà công nghiệp", "Trẻ con bây giờ bé tí đã biết tiêu tiền, không tiết kiệm", "Trẻ con bây giờ sướng quá, thích mua gì cũng được"... Nhiều bậc phụ huynh vẫn hay than phiền như vậy và luôn băn khoăn không biết phải dạy con chi tiêu thế nào hợp lý, hiểu được giá trị của đồng tiền. Từ kinh nghiệm thực tế của một giáo viên và một người mẹ, TS Vũ Thu Hương, Giảng viên đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ: "Đưa tiền cho con thì bao nhiêu cũng hết, không đưa lại sợ khi con cần thì lấy đâu ra. Đưa nhiều thì sợ hư. Việc dạy con tiêu tiền còn có giá trị rất lớn trong việc dạy con về giá trị đồng tiền - Đó là điều mà nhiều khi cha mẹ hoàn toàn không để ý. Vậy dạy con tiêu vặt thế nào?
Việc đầu tiên, các cha mẹ nên tiến hành dạy con tiêu tiền sớm hơn so với lứa tuổi mà các cha mẹ nghĩ là cần tiền (cấp 3). Ngay từ khi con hết cấp 1, con đã bắt đầu có những nhu cầu cá nhân, con cũng có đủ kiến thức toán học để lập kế hoạch chi tiêu rồi. Cha mẹ nên dạy con bắt đầu từ thời điểm này".

TS Vũ Thu Hương, Giảng viên đại học Sư phạm Hà Nội.
Theo cô giáo Vũ Thu Hương, "cha mẹ đừng đưa tiền cho con theo ngày, như vậy con sẽ không có ý thức tiết kiệm hay tính toán chi tiêu hợp lý. Cha mẹ nên lập cho con một thẻ tiết kiệm (bố mẹ giữ cũng được) và trong đó có một khoản tiền kha khá. Sau đó, cha mẹ yêu cầu con lập kế hoạch chi tiêu khoản tiền đó và trình cho bố mẹ với các yêu cầu chi tiêu rõ ràng. Cha mẹ lưu ý yêu cầu con đưa ra số tiền trong kế hoạch nhiều hơn so với số tiền thực tế có một chút.
Ví dụ, tôi đưa cho con gái 500 nghìn đồng và đề nghị con tự lo mua sắm sách vở, đồ dùng học tập trước khi vào năm học mới, kèm theo lời dặn dò 'Mẹ sẽ không đưa thêm tiền'. Và thế là 'nàng' lo lắng 'mất ăn mất ngủ' để tính toán sử dụng số tiền như thế nào. 'Nàng' đã tự đi bộ đến các cửa hàng đồ dùng học tập để khảo giá, ghi chép rất cẩn thận. Khi về, 'nàng' so sánh giá cả các gian hàng, tính toán và lên kế hoạch mua gì, ở đâu.

Ảnh minh họa: MFW.
Khi con gái đưa lại bản kế hoạch, tôi thấy 'ok' rồi thì giao tiền để 'nàng' thực hiện. Từ đó, tôi đưa tiền tiêu vặt cho con là một khoản 'to to' nhưng thời hạn tiêu cũng rất dài. Với điều kiện như vậy, con đã tiết kiệm hơn cả mức tôi tưởng tượng. Thậm chí, 'nàng' còn mua gạo nếp, đỗ xanh về nhà tự nấu xôi ăn sáng cho đỡ tốn tiền (con gái của cô giáo Vũ Thu Hương học lớp 9). 'Nàng' cũng rất chịu khó khâu vá quần áo, khâu túi xách... để đỡ tốn tiền mua. 'Nàng' chăm dọn dẹp để lấy đồ bán đồng nát gây quỹ cho chính mình. Rồi 'nàng' hớn hở với các công việc mà nàng có thể làm ra tiền bằng cách đó. Tôi nhận thấy, từ khi giao phó việc tiêu vặt cho 'nàng', 'nàng' tuyệt đối không hoang phí và rất biết quý trọng sức lao động".
Đó là một trong số vô vàn phương pháp khác nhau mà cha mẹ có thể tham khảo để dạy cho con làm quen với tiền cũng như cách tiêu tiền. Cha mẹ thay đổi linh hoạt để phù hợp với điều kiện của mình và tính cách của con nhưng nếu gắn các bài học vào hành động cụ thể, thực tế sẽ giúp con học nhanh, nhớ lâu hơn.
Theo Ngôi sao

Cô gái Bắc Ninh kể màn rước dâu chưa đầy 1 phút và tấm biển 'lạ' trước cổng
Chuyện vợ chồng - 2 giờ trướcLấy chồng là anh hàng xóm ở ngay nhà đối diện, cô gái Bắc Ninh gặp nhiều tình huống thú vị trong ngày cưới, trong đó có màn rước dâu thần tốc.

Hoang mang không biết bố của con mình là ai
Chuyện vợ chồng - 3 giờ trướcGĐXH - Vào thời điểm thụ thai, cô nảy sinh quan hệ với chồng và sếp nên không rõ là con ai.

Lời gan ruột của ông lão 74 tuổi: Có tiền tỷ không sướng bằng người già ở quê
Gia đình - 14 giờ trướcÔng lão 74 tuổi có tiền tiết kiệm vài tỷ nhưng ông lại cảm thấy cuộc sống của mình thật buồn chán, không vui vẻ, thoải mái như những người hàng xóm nghèo ở quê.

Harvard: Trẻ có 5 đặc điểm này 'thắng ngay từ vạch xuất phát'
Nuôi dạy con - 17 giờ trướcGĐXH - Kết quả nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy, mặc dù mỗi người có con đường thành công khác nhau, họ đều có chung một số đặc điểm từ khi còn nhỏ.

Đi họp lớp gặp lại bạn cùng bàn cấp 3, người bạn lương thấp nhất nhóm nói một câu khiến chúng tôi hổ thẹn
Gia đình - 19 giờ trướcCuộc trò chuyện với những người bạn cũ đã khiến tôi rơi vào trầm tư, hóa ra, trước giờ tôi đã suy nghĩ quá thiển cận khi nghĩ về sự giàu có.

Lời khuyên của bà lão 80 tuổi: Muốn tuổi già hạnh phúc, hãy tránh xa 4 điều này
Gia đình - 20 giờ trướcBà Vương, 80 tuổi, đang sống độc thân đã nghiệm ra bài học cuộc sống quan trọng. Theo bà, những năm tháng tuổi già, muốn sống hạnh phúc, bạn hãy nhớ 4 quy tắc sau.

Cuối năm 2025, có 5 cung hoàng đạo sẽ xóa sạch nợ nần, đón thêm những khoản tiền bất ngờ
Gia đình - 23 giờ trướcGĐXH - Từ giờ đến hết năm 2025, những cung hoàng đạo này không chỉ thoát khỏi gánh nặng tiền bạc mà còn được mở ra nhiều cơ hội để thay đổi cuộc đời.

Nhà thì vẫn đi thuê, mẹ con tôi tằn tiện suốt 9 năm trời để rồi phát hiện chồng mua đất để "bù đắp thiệt thòi" cho nhân tình
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcTôi nhìn sang phòng bên, nơi hai đứa con đang say sưa xem hoạt hình. Chúng không biết rằng gia đình nhỏ của mình sắp tan vỡ...

Chàng trai Nghệ An lấy vợ cách nhà 20m, cả xóm xúm vào làm chiếc xe hoa độc lạ
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcChàng trai Nghệ An đã có một đám cưới đáng nhớ nhờ sự hỗ trợ của hàng xóm láng giềng.

Về hưu, 3 bạn thân mua nhà sống chung, nhiều năm sau kết luận một điều
Gia đình - 1 ngày trướcANH - Trong một ngôi nhà xinh xắn ở East Sussex, 3 người bạn thân đang sống cùng nhau hạnh phúc với nhiều niềm vui, sự chia sẻ tuổi già.

Trên bàn ăn, sự khác biệt của người EQ thấp và EQ cao càng lộ rõ
Gia đìnhGĐXH - Hành vi trên bàn ăn là một trong những biểu hiện tinh tế nhất của tính cách con người. Một người có EQ cao thường khiến người khác cảm thấy thoải mái khi cùng ngồi ăn.