Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách sử dụng corticoid dự phòng hen suyễn cho trẻ

Thứ ba, 09:00 13/09/2022 | Mẹ và bé

Mùa hô hấp sắp tới (từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm) thì tỉ lệ bệnh nhân phải nhập viện do cơn hen suyễn cấp tính rất cao. Bệnh hen suyễn sau khi được điều trị đợt cấp tính, sẽ cần dùng các thuốc để dự phòng. Trong đó thuốc chứa corticoid.

Tác dụng của thuốc corticoid với bệnh hen suyễn

ICS (inhaled corticosteroid) là một corticoid được bào chế dưới dạng xịt định liều. Đây là thuốc dự phòng hen được dùng khá nhiều. ICS đã được chứng minh nếu sử dụng đúng sẽ giúp giảm tỷ lệ nhập viện, nâng cao chất lượng sống và giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân hen. Ngoài ra, dùng ICS sớm ở người hen dai dẳng có chức năng phổi giảm sẽ giúp cải thiện chức năng phổi, phòng ngừa sự tắc nghẽn đường thở không hồi phục.

Tuy nhiên, khá nhiều phụ huynh có con bị hen suyễn, có phản ứng tiêu cực với thuốc này, bởi đây là corticoid và phải dùng kéo dài nên lo sợ tác dụng phụ. Tuy nhiên, với những trẻ suyễn nặng, dai dẳng thì buộc phải dùng. Nếu cha mẹ từ chối hoặc dùng cầm chừng không đúng chỉ định sẽ khiến nguy cơ bùng phát cơn thường xuyên, khiến trẻ phải nhập viện, thậm chí nguy hiểm tính mạng là hoàn toàn có thể. Do đó ICS có thể được coi là cứu cánh trong bệnh hen suyễn.

Cách sử dụng corticoid dự phòng hen suyễn cho trẻ - Ảnh 1.

Hình ảnh các cấp độ do hen suyễn gây ra.

ICS khi được chỉ định đúng, nó có ý nghĩa to lớn với trẻ suyễn nặng, dai dẳng:

- Giúp giãn cơn hen suyễn cấp: Thay vì lên cơn mỗi tháng có thể vài tháng mới lên 1 lần, thậm chí nhiều ca bệnh không lên cơn trong thời gian dùng thuốc.

- Giúp giảm nhẹ cơn: Lỡ có vào cơn cũng nhẹ hơn là không dùng.

- Giúp phế quản nhạy cảm hơn với thuốc giãn phế quản (như ventolin), đặc biệt có ý nghĩa với trẻ phải dùng ventolin quá nhiều.

- Giảm nhu cầu phải sử dụng SABA (thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh).

- Ngăn ngừa tái cấu trúc đường thở, tránh tạo thành bệnh mạn tính.

- Có thể dùng 3 tháng như một phương pháp thử xem trẻ có đúng là suyễn không (đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi, khò khè tái đi tái lại nhưng chưa đủ khẳng định suyễn).

- Cải thiện chức năng của phổi.

- Thuốc có hiệu quả rõ rệt trên nhóm trẻ bị hen dị ứng.

Những lưu ý đặc biệt khi dùng ICS

Ngoài các tác dụng phụ của nhóm steroid, thì dùng ICS dài ngày ở bệnh nhân giãn phế quản mạn tính có thể gia tăng nguy cơ bị viêm phổi. Bác sĩ sẽ cân bằng giữa hiệu quả của thuốc và tác dụng phụ do thuốc gây ra. Bệnh nhân hoặc người chăm sóc trẻ cần lưu ý như sau:

- Không tự ý dùng, bởi thuốc này bắt buộc phải được kê bởi bác sĩ đã biết bệnh của trẻ và theo dõi trẻ trong quá trình điều trị.

- Tuyệt đối tuân thủ điều trị, không được tự ý ngưng, hay giảm liều khi chưa được bác sĩ chỉ định. Việc ngưng hay tự ý giảm liều có thể dẫn tới bùng phát cơn hen nặng hơn.

- Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn để bác sĩ đánh giá đáp ứng và có chiến lược giảm liều.

- Liều ICS hàng ngày phải phù hợp với lâm sàng và chức năng hô hấp của bệnh nhân.

- Phải có dụng cụ (bình xịt) định liều, kỹ thuật dùng chính xác và hướng dẫn trẻ kỹ thuật hít đúng.

- Súc miệng và nhổ ra sau khi dùng thuốc để tránh nuốt thuốc và tác dụng phụ bị nấm miệng.

Cách sử dụng bình xịt định liều điều trị hen suyễn

Bình xịt định liều (MDI) là một dụng cụ cung cấp thuốc dưới dạng khí dung, với liều được định sẵn là một nhát xịt. MDI có 2 loại là sử dụng trực tiếp hay qua buồng đệm có mặt nạ hoặc đầu ngậm.

Khi trẻ được hướng dẫn sử dụng đúng kỹ thuật bình xịt định liều sẽ giúp trẻ nhận được đủ liều thuốc dự phòng hàng ngày. Mỗi trẻ, mỗi lứa tuổi sẽ có định liều khác nhau.

- MDI trực tiếp: Trước khi xịt, cần kiểm tra hoạt động của bình xịt bằng cách tháo nắp bình xịt, lắc kỹ ống hít và ấn 1 - 2 nhát vào không khí để chắc chắn ống hít hoạt động bình thường.

Bước 1: Tháo nắp ra khỏi đầu ngậm, giữ bình xịt ở vị trí thẳng đứng (đầu ngậm nằm phía dưới).

Bước 2: Lắc bình kỹ vài giây để trộn đều thuốc.

Bước 3: Hơi nghiêng đầu ra sau, thở ra từ từ.

Bước 4: Đưa ống ngậm vào miệng, khép môi xung quanh miệng ống ngậm (không cắn).

Bước 5: Ấn đỉnh bình xịt để giải phóng thuốc đồng thời hít sâu vào bằng miệng (từ 3 - 5 giây).

Bước 6: Nín thở từ 5 - 10 giây, lấy bình xịt ra, sau đó thở ra chậm.

Bước 7: Nếu sử dụng nhiều hơn 1 nhát xịt, đợi 1 phút sau đó lặp lại các bước từ bước 2 đến 6.

Bước 8: Đậy nắp bình xịt sau khi sử dụng.

Cách sử dụng corticoid dự phòng hen suyễn cho trẻ - Ảnh 2.

Bình xịt định liều trực tiếp,

- MDI buồng đệm có mặt nạ: Trẻ dưới 6 tuổi sử dụng MDI trực tiếp sẽ khó khăn hơn, do đó nên sử dụng MDI gắn thêm thiết bị buồng đệm. Trước khi sử dụng, cũng cần kiểm tra các van của thiết bị, bằng cách: Áp mặt nạ của thiết bị vào miệng, hít vào và thở ra nhẹ nhàng qua mặt nạ. Khi thở ra thì van ngoài ở phía trên thiết bị sẽ mở ra, đó là thiết bị hoạt động bình thường. Trường hợp van không mở được thì có thể do van không được đặt đúng vị trí, hoặc van bị hỏng cần phải thay.

Bước 1: Tháo nắp ống hít và lắc ống hít.

Bước 2: Lắp ống hít vào buồng đệm.

Bước 3: Đặt mặt nạ của buồng đệm lên mặt của trẻ một cách nhẹ nhàng để trẻ không hoảng sợ, nhưng phải đảm bảo che kín mũi và miệng trẻ.

Bước 4: Dùng ngón tay ấn vào bình xịt định liều để 1 nhát thuốc được bơm vào buồng đệm.

Bước 5: Giữ nguyên mặt nạ của buồng đệm trên mũi và miệng của trẻ cho đến khi trẻ hít thở được 10 lần. Có thể đếm số lần hít thở của bé bằng cách quan sát số lần đóng/mở của van ngoài của buồng đệm. Sau đó gỡ mặt nạ của buồng đệm khỏi mặt của trẻ.

Nếu trẻ cần hít 2 nhát thuốc, lặp lại bước 4 và 5.

Bước 6: Tháo ống hít ra khỏi buồng đệm, đóng nắp ống hít. Cất buồng đệm vào túi nylon bảo vệ.

Cách sử dụng corticoid dự phòng hen suyễn cho trẻ - Ảnh 3.

Bình xịt định liều buồng đệm có mặt nạ.

- MDI cần được làm sạch thường xuyên ít nhất 1 lần/tuần để tránh tắc nghẽn. Mở nắp đậy ống ngậm, lau sạch mặt trong và ngoài của ống ngậm và vỏ nhựa bên ngoài bằng vải mềm hoặc giấy lụa.

- Buồng đệm có thể tháo rời, vệ sinh sạch bằng nước ấm với nước rửa bát mỗi tháng 1 lần. Để cho buồng đệm tự khô, không lau chùi mặt trong của buồng đệm.

- Kiểm tra bình xịt còn hay hết thuốc qua số hiển thị trên cửa số báo liều trên bình xịt định liều (nếu có). Nếu bình xịt không có cửa sổ báo liều, bệnh nhân cần theo dõi và ghi nhận số nhát sử dụng mỗi lần để trừ đi so với tổng số nhát của bình xịt từ đó tính được số liều còn lại.

ThS.Nguyễn Thu Hiền
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đáng nói đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nhưng trên thế giới vẫn có khoảng 600.000 trẻ tử vong vì Rotavirus mỗi năm.

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa xuân khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột và có tâm lý muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

Việc giữ sức khỏe khi mang thai thường liên quan đến việc duy trì lượng nước, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thường xuyên, thăm khám định kỳ... Dưới đây là 7 lời khuyên đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu này ngày càng phổ biến ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

SKĐS - Da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, những hạt mụn li ti trên da hầu như bé nào cũng gặp. Vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trong những ngày Tết, có một số lý do dễ khiến trẻ khó duy trì thói quen ăn uống tốt. Dưới đây là một số gợi ý để trẻ có những ngày nghỉ Tết đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Top