Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần lưu ý gì khi xuất hiện triệu chứng đau ngực?

Chủ nhật, 08:00 09/03/2025 | Bệnh thường gặp

Đau ngực là một trong những lý do phổ biến khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên không phải các cơn đau ngực đều là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Vậy khi xuất hiện triệu chứng đau ngực cần chú ý những gì?

Các nguyên nhân gây đau ngực

Đau ngực do tổn thương hệ tim mạch (đây là tình huống đau ngực cần cấp cứu ngay lập tức và xử trí kịp thời tại bệnh viện): Nhồi máu cơ tim cấp, hội chứng vành cấp, cơn đau thắt ngực ổn định, hội chứng động mạch chủ cấp (bóc tách thành động mạch chủ, huyết khối trong thành động mạch chủ, loét xuyên thành động mạch chủ), viêm cơ tim…

Đau ngực do tổn thương hệ hô hấp: Viêm phổi có tổn thương viêm màng phổi, tràn dịch khoang màng phổi, tràn khí khoang màng phổi, nhồi máu phổi, ung thư, lao phổi, lao màng phổi, viêm mủ màng phổi…

Đau ngực do tổn thương hệ tiêu hoá: Viêm dạ dày - thực quản trào ngược, ung thư thực quản, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản…

Ngoài ra, đau ngực do tổn thương thành ngực, do tổn thương thần kinh hoặc do các nguyên nhân khác như: U trung thất, rối loạn tâm thần kinh, u vú, viêm tuyến vú …

Cơn đau ngực nghi ngờ do bệnh lý mạch vành: Vị trí đau thường ở sau xương ức và là một vùng (chứ không phải một điểm), đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, sau lưng…

Hay gặp hơn cả là hướng lan lên vai trái rồi lan xuống mặt trong tay trái, có khi xuống tận các ngón tay 4 và 5.

Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn nhiều hoặc hút thuốc lá, cơn đau nhanh chóng giảm hoặc biến mất trong vòng vài phút khi các yếu tố trên giảm.

Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên. Một số trường hợp cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế hoặc khi kèm cơn nhịp nhanh.

Hầu hết người bệnh đều mô tả cơn đau ngực như thắt lại, bó nghẹt hoặc bị đè nặng trước ngực và đôi khi có cảm giác buốt giá, bỏng rát.

Một số người bệnh có kèm theo khó thở , mệt lả, đau đầu, buồn nôn, vã mồ hôi...

Thời gian đau ngực thường kéo dài khoảng vài phút (3 - 5 phút), có thể dài hơn nhưng thường không quá 20 phút (nếu đau kéo dài hơn và xuất hiện ngay cả khi nghỉ thì cần nghĩ đến cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim).

Những cơn đau xảy ra do xúc cảm thường kéo dài hơn là đau do gắng sức. Những cơn đau mà chỉ kéo dài dưới 1 phút thì nên tìm những nguyên nhân khác ngoài tim.

Cần lưu ý gì khi xuất hiện triệu chứng đau ngực?- Ảnh 2.

Đau ngực là một trong những lý do phổ biến khiến nhiều người lo lắng.

Triệu chứng đau ngực cần nhập viện

Trên thực tế đặc điểm và tính chất cơn đau ngực phản ánh phần nào mức độ nguy hiểm của bệnh lý gây đau ngực.

Nếu bệnh nhân đau nhói ngực thoáng qua vài giây thì hiếm khi là do những bệnh lý nguy hiểm, có thể nghĩ tới đau dây thần kinh liên sườn, đau sụn ức sườn, đau dạ dày ...

Đau tăng lên khi ấn vào vị trí đau hoặc sau khi hít vào sâu thường do căn nguyên thành ngực. Nếu đau kéo dài dai dẳng vài tuần hoặc kéo dài hơn nữa thì hay gặp nguyên nhân do căn nguyên thành ngực, đường tiêu hóa hoặc do ung thư… cần nhập viện để điều trị.

Nếu cơn đau xuất hiện đột ngột, kéo dài vài phút đến hàng giờ, tái đi tái lại nhiều cơn trong thời gian ngắn, đau lan xuyên lên vai hoặc ra sau lưng, đó có thể là do hội chứng vành cấp, bóc tách thành động mạch chủ. Cơn đau đột ngột, dữ dội, đau như xé và diễn biến nhanh có thể do tràn khí khoang màng phổi… cũng cần nhập viện ngay.

Đặc biệt cần lưu ý tình trạng đau ngực đột ngột, dữ dội có kèm theo các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm cần cấp cứu tức thì như:

  • Khó thở tăng dần.
  • Vã mồ hôi, tím tái.
  • Rối loạn huyết động: Tăng huyết áp cấp cứu hoặc tụt huyết áp.
  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp nhanh hoặc nhịp chậm, nhịp tim không đều…
  • Ho ra máu.
  • Rối loạn ý thức.

Tuy vậy, dù đau ngực do nguyên nhân nào đi nữa thì bệnh nhân đều cần thăm khám cẩn thận tại bệnh viện hoặc phòng khám. Bệnh nhân nên nắm rõ các đặc điểm đau ngực của bản thân để đến bệnh viện kịp thời, mô tả cho các bác sĩ cấp cứu đầy đủ, chính xác tình trạng đau ngực của mình để có thể xử lý kịp thời và phù hợp.

BS Ngô Hồng Hạnh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Top