Cẩn trọng khi ăn loài có hình dạng giống sam biển
GĐXH - So biển, mặc dù có hình dáng và màu sắc rất giống với sam biển, lại là một loài cực kỳ nguy hiểm. Trong khi sam biển là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và không độc, thì so biển lại chứa độc tố tetrodotoxin – một chất độc thần kinh mạnh, có thể gây tử vong chỉ sau một lượng rất nhỏ.
Hiểm họa từ món khoái khẩu
Sam biển là một loài hải sản quen thuộc, gắn liền với đời sống của người dân ở các vùng ven biển Nghệ An. Sam biển thường sống ở những khu vực nước sâu, loài này sống theo cặp, mỗi cặp làm tổ để cùng nhau sinh sống. Mỗi cặp sam thường đẻ rất nhiều trứng do đó người ta thường bắt sam để lấy trứng ăn là chính.
Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có hai loài hải sản được người dân phân biệt là "sam lớn" (sam biển) và "sam biển nhỏ" (so biển). Mặc dù cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào ngộ độc chết người do ăn sam biển, nhưng đã có nhiều vụ ngộ độc gây tử vong do ăn phải so biển. Nguyên nhân của những vụ ngộ độc này chủ yếu là do sự nhầm lẫn giữa so biển và sam biển trong quá trình chế biến món ăn.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là mặc dù sam biển là một loài hải sản không độc, có giá trị dinh dưỡng và thương phẩm cao, thì so biển lại có hình dáng, màu sắc và họ hàng rất giống với sam. Loài so biển chứa độc tố tetrodotoxin, một chất cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu con người vô tình ăn phải.
Tại các huyện ven biển như, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Hoàng Mai và Cửa Lò, các món ăn chế biến từ sam biển đã trở thành một phần quen thuộc trong nền văn hóa ẩm thực địa phương và xuất hiện phố biến trong thực đơn của nhiều nhà hàng, khách sạn.
Ông Võ Xuân Hùng, 65 tuổi, ở xã Diễn Bích chia sẻ: "Trước đây, ít người biết đến sam biển. Nhưng sau này, người ta truyền tai nhau rằng uống máu, ăn trứng và thịt sam không chỉ ngon mà còn có tác dụng bổ dưỡng, giúp đàn ông trở nên khỏe mạnh, phụ nữ da dẻ hồng hào, tươi trẻ. Chính vì những lời đồn thổi này mà sam biển dần trở thành một đặc sản."
Hiện đang là mùa sinh sản của sam biển (từ tháng 10 đến tháng 2 Âm lịch hàng năm), khi đó sam cái có nhiều trứng, thịt chắc, béo và ngon. Tại các xã ven biển ở Nghệ An, giá sam biển dao động từ 90.000 đồng đến 130.000 đồng/con, tùy vào kích thước và cân nặng.
Sam biển cũng được người dân địa phương rao bán rộng rãi trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo. Nếu khách hàng có nhu cầu, các cơ sở thu mua sẽ tiến hành sơ chế, mổ, bóc mai, cắt chân, gỡ trứng sam và giao tận tay khách.
Ở các xã ven biển, đặc biệt là các bãi ngang của huyện Diễn Châu như Diễn Bích, Diễn Ngọc, nhiều cơ sở thu mua sam biển từ các tàu thuyền cập bến, rồi phân phối bán lẻ ra thị trường hoặc cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài huyện.
Sam biển sau khi được sơ chế có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như chân sam xào chua ngọt, gỏi sam, sam xào sả ớt, trứng sam chiên, sụn sam nướng, thịt tẩm bột chiên giòn, thịt xào miến, hay trứng sam chiên xúc bánh đa... Những món ăn này mang hương vị đặc trưng, thơm ngon, thu hút thực khách.
Cách phân biệt sam biển và so biển để tránh bị ngộ độc
Theo tìm hiểu của PV, so biển có hình dáng và màu sắc rất giống sam biển, nhưng có sự khác biệt rõ rệt ở phần đuôi. Sam biển có thân hình tròn dẹt, đường kính khoảng 20cm, mai cứng giống vỏ cua, bụng có 10 chân nhỏ, và đuôi dài. Sam cái trưởng thành có trọng lượng từ 1,5 đến hơn 3kg, trong khi sam đực thường nhỏ hơn, chỉ khoảng 1-2kg.
So biển, mặc dù có kích thước nhỏ hơn sam biển, nhưng có màu sắc nâu sẫm và đuôi hình tam giác, không có gờ ở mặt lưng. Trong khi đó, sam biển có màu xanh xám, đuôi dẹt và đặc biệt có gờ ở mặt lưng. Điều quan trọng là so biển chứa độc tố tetrodotoxin, một chất cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong nếu con người ăn phải.
Chia sẻ về cách phân biệt giữa con so và con sam, ngư dân Nguyễn Văn Sơn, xã Diễn Bích, cho biết nếu không có kinh nghiệm và không tìm hiểu kỹ lưỡng, người dân rất dễ nhầm lẫn giữa hai loài này, vì chúng có hình dáng rất giống nhau.
Một điểm dễ nhận diện là màu sắc của mai, mai của con sam có màu nâu đồng, trong khi mai của con so có màu nâu pha chút xanh lơ. Đuôi của sam có 3 cạnh, mỗi cạnh đều có gai nhọn, và cuối đuôi khá nhọn. Nếu cắt ngang đuôi của sam, ta sẽ thấy tiết diện hình tam giác. Ngược lại, đuôi của so khi cắt ngang có tiết diện tròn hoặc bầu dục, không có gai nhọn, và cuối đuôi thường khum tròn.
Ngoài ra, con sam khi di chuyển thường đi theo cặp, với sam đực bám lên lưng sam cái. Còn con so thường di chuyển đơn lẻ, chỉ đi theo cặp vào mùa giao phối.
Cũng theo kinh nghiệm của người dân địa phương, nếu ai lỡ ăn phải so biển, ngay khi có triệu chứng ngộ độc, cần uống thật nhiều nước, cố gắng nôn thức ăn ra ngoài bằng mọi cách, và lập tức đưa người bị ngộ độc đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất. "Tốt nhất là đừng dại dột đánh đổi sức khỏe, tính mạng vì món đặc sản tử thần ấy," – một người dân cảnh báo.
Theo các nghiên cứu y học, tetrodotoxin – chất độc cực mạnh có trong cá nóc – cũng hiện diện trong so biển, chủ yếu tập trung ở buồng trứng của con cái. Đặc biệt, độc tố này không bị phá hủy khi nấu, nướng, sấy hay phơi khô bằng các phương pháp thông thường.
Vào mùa sinh sản, lượng tetrodotoxin trong buồng trứng của so biển càng tăng cao, gây nguy hiểm hơn. Nếu nhầm lẫn giữa so biển và sam biển khi chế biến, nguy cơ nhiễm độc tetrodotoxin từ trứng của con so vào các bộ phận khác càng lớn.
Các vụ ngộ độc so biển trên cả nước cho thấy mức độ ngộ độc rất nghiêm trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng liều gây tử vong đối với người là từ 1-2 miligam tetrodotoxin.
Chất độc này được hấp thụ nhanh chóng qua đường tiêu hóa, chỉ trong vòng 10-15 phút, và đạt nồng độ cao nhất trong máu sau khoảng 20 phút. Trong vòng 30 phút đến 1 giờ, hoặc muộn nhất là 5 giờ sau khi ăn phải, các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện, bao gồm: tê bì môi, lưỡi, xung quanh miệng và các chi, cảm giác dị cảm ở mặt, đau bụng, ra mồ hôi, buồn nôn, tăng tiết đờm nhớt, lơ mơ, mệt mỏi toàn thân, tụt huyết áp, khó thở…
Nếu không được cứu chữa kịp thời, chất độc sẽ ức chế thần kinh, gây suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho ngộ độc tetrodotoxin. Vào ngày 7/6/2023, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành Công văn nhằm chủ động đảm bảo ATTP và phòng, chống ngộ độc.
Công văn đặc biệt khuyến cáo người dân tuyệt đối không đánh bắt, kinh doanh, hoặc sử dụng so biển làm nguyên liệu thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Người tiêu dùng cũng cần thận trọng, không ăn so biển khi chưa phân biệt rõ ràng giữa so biển và sam biển. Đồng thời, Cục ATTP đề nghị các địa phương tăng cường công tác giám sát và kiểm soát an toàn thực phẩm trong việc đánh bắt, kinh doanh và tiêu thụ thủy hải sản.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 5 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Tin sáng 21/11:Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy; Thay đổi lương hưu người lao động cần biết
Xã hộiGĐXH - Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh được liệt kê không đủ điều kiện để lái xe máy. Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành, người lao động cần nắm rõ.