Cha mẹ nên biết về chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em
Cha mẹ muốn con mình ăn những thực phẩm lành mạnh nhưng nhiều người chưa biết cần những chất dinh dưỡng nào.
Theo Hướng dẫn dinh dưỡng mới nhất của Bộ Y tế, chế độ dinh dưỡng cần ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm hằng ngày; phối hợp hợp lý thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật.
Thực tế, chế độ dinh dưỡng cho trẻ em dựa trên những ý tưởng tương tự như dinh dưỡng cho người lớn. Mọi người đều cần những loại chất dinh dưỡng giống nhau, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất, carbohydrate, protein và chất béo. Trẻ em cần lượng chất dinh dưỡng cụ thể khác nhau ở các độ tuổi khác nhau.
Chế độ ăn uống tốt nhất cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ hoạt động và các đặc điểm khác của trẻ.
1. Những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
Thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng không thêm hoặc hạn chế thêm đường, chất béo bão hòa hoặc muối được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tập trung vào thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp trẻ em có được các chất dinh dưỡng cần thiết trong khi vẫn hạn chế lượng calo tổng thể.
Dưới đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng:
Protein: Hải sản, thịt nạc, gia cầm, trứng, đậu, đậu Hà Lan, các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt không ướp muối.
Trái cây: Khuyến khích trẻ ăn nhiều loại trái cây tươi. Nếu ăn trái cây đóng hộp hãy tìm loại trái cây đóng hộp được đóng gói trong nước ép của chính trái cây đó để bảo đảm hàm lượng đường bổ sung thấp.
Rau: Nên ăn nhiều loại rau tươi. Chọn đậu Hà Lan, các loại đậu, cùng với rau nhiều màu sắc mỗi tuần. Khi chọn rau đóng hộp hoặc đông lạnh, hãy tìm loại có hàm lượng natri thấp hơn.
Ngũ cốc: Chọn ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì hoặc mì ống làm từ lúa mì nguyên cám, yến mạch, bỏng ngô, hạt diêm mạch hoặc gạo lứt.
Sữa: Khuyến khích trẻ ăn và uống các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo, chẳng hạn như sữa, sữa chua và phô mai. Đồ uống từ đậu nành tăng cường cũng được tính là sữa.
2. Hạn chế lượng calo từ thực phẩm nào?
Đường bổ sung: Đường tự nhiên như đường trong trái cây và sữa không phải là đường bổ sung. Ví dụ về đường bổ sung bao gồm đường nâu, chất tạo ngọt từ ngô, xi-rô ngô và mật ong. Để tránh đường bổ sung, hãy kiểm tra nhãn dinh dưỡng. Chọn ngũ cốc có lượng đường bổ sung tối thiểu. Tránh soda và các loại đồ uống khác có thêm đường. Hạn chế khẩu phần nước ép, nếu con bạn uống nước ép, hãy đảm bảo đó là nước ép 100% không thêm đường.
Chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa chủ yếu có trong các nguồn thực phẩm động vật, chẳng hạn như thịt đỏ, xúc xích, thịt gia cầm, bơ và các sản phẩm từ sữa nguyên chất khác. Pizza, bánh sandwich, bánh mì kẹp thịt… là nguồn chất béo bão hòa phổ biến. Các món tráng miệng như bánh ngọt và kem là một nguồn chất béo bão hòa phổ biến khác. Khi nấu ăn, hãy tìm cách thay thế chất béo bão hòa bằng dầu thực vật, dầu hạt, cung cấp acid béo thiết yếu và vitamin E.
Muối: Tranh cho trẻ ăn quá nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày. Một tên gọi khác của muối là natri. Muối có thể ẩn trong bánh sandwich, nơi natri trong bánh mì, thịt, gia vị và lớp phủ được thêm vào. Thực phẩm chế biến, chẳng hạn như pizza, các món mì ống và súp, thường có hàm lượng muối cao. Khuyến khích trẻ ăn vặt bằng trái cây và rau thay vì khoai tây chiên, bánh quy. Kiểm tra nhãn dinh dưỡng và tìm kiếm các sản phẩm có hàm lượng natri thấp.
Nếu cha mẹ có thắc mắc về dinh dưỡng cho trẻ em hoặc lo ngại cụ thể về chế độ ăn của con mình, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
3. Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030 của Bộ Y tế
Lời khuyên số 1: Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm hằng ngày; phối hợp hợp lý thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật.
Lời khuyên số 2: Sử dụng hằng ngày các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng; các loại rau, củ, quả có màu sắc khác nhau. Đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua và sử dụng.
Lời khuyên số 3: Sử dụng hợp lý các loại thực phẩm giàu đạm; nên ăn cá, thịt gia cầm và các loại hạt trong bữa ăn hằng ngày; ăn có mức độ các loại thịt đỏ.
Lời khuyên số 4: Uống đủ nước hằng ngày.
Lời khuyên số 5: Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý; bổ sung sắt và acid folic hoặc đa vi chất theo hướng dẫn.
Lời khuyên số 6: Cho trẻ bú mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
Lời khuyên số 7: Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều muối, nhiều đường, đồ uống có đường, có cồn.
Lời khuyên số 8: Bảo đảm an toàn trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
Lời khuyên số 9: Tổ chức tốt bữa ăn gia đình. Ăn đủ bữa (sáng, trưa, tối) phù hợp với lứa tuổi, không ăn quá no, không bỏ bữa.
Lời khuyên số 10: Duy trì và kiểm soát cân nặng hợp lý; thực hiện lối sống năng động, tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe.
Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng
Mẹ và bé - 1 tuần trướcKhoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.
Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con
Mẹ và bé - 2 tuần trướcGĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?
Mẹ và bé - 3 tuần trướcThiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ
Mẹ và bé - 1 tháng trướcChăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng.
Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay
Mẹ và bé - 1 tháng trướcSự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh
Mẹ và bé - 1 tháng trướcThời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….
Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ.
Bị nấm miệng phải làm sao?
Mẹ và bé - 1 tháng trướcNấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên
Mẹ và bé - 1 tháng trướcViệc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền. Tham khảo một số loại thực phẩm giúp tăng chiều cao, nhất là trong giai đoạn vàng của trẻ.
Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.
Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn
Mẹ và béGĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.