Cha tôi giàu có một thời nhờ cần kiệm, dạy con rất nghiêm khắc
Hôm nay là ngày giỗ thứ 21 của cha. Tôi quyết định trong ngày này sẽ dành chút ít thời gian hồi tưởng về cha như là một cách tri ân Người.
Hôm nay là ngày giỗ thứ 21 của cha. Tôi quyết định trong ngày này sẽ dành chút ít thời gian hồi tưởng về cha như là một cách tri ân Người.
Đôi lúc tôi vẫn tự nghĩ và cười một mình về hai cái "đặc sản" sau đây của gia đình chúng tôi.
Đặc sản thứ nhất là cái "luật" đặt tên các con do cha chúng tôi sáng tạo ra mà không giống ai. Theo "Luật" này thì mỗi anh, chị, em chúng tôi (trừ người anh cả là Trần Hanh) khi chưa ra đời thì đã có sẵn tên gọi từ trước.
Cụ thể là, bắt đầu từ người con thứ hai trở đi được cha chúng tôi đặt tên theo thứ tự các chữ số trong tiếng Hán: Tam (chị thứ ba), Tứ, Ngụ, Lục, Thất, Bát. Riêng bà chị thứ hai thì ông không đặt tên là Nhị theo tiếng Hán mà lại gọi là Hai (em Hai). Tôi cũng chưa tìm hiểu kỹ tại sao cha tôi không đặt tên cho chị ấy là Nhị? Có thể phạm huý ai đó chăng?
Như vậy là những cái tên của chúng tôi có được là do sự "an bài" theo số thứ tự sinh ra chứ không phải do cha, mẹ hoặc ai đó đặt cho. Trong những cái tên đó, có lẽ riêng tôi là thiếu may mắn nhất vì có tên là Thất. Ngay từ hồi học phổ thông tôi đã cảm thấy cái tên của mình không ổn chút nào.

Người cha quá cố của tác giả.
Tôi để ý khắp làng, xã, thậm chí cả trường cấp ba của chúng tôi có hàng ngàn học sinh nhưng chẳng có ai mang tên Thất như tôi cả. Cả cuộc đời tôi đã đi khắp 63 tỉnh, thành phố trong nước mà cũng chỉ thấy có ba người mang tên Thất mà tôi là một trong ba người ấy. Nhưng bù lại thì hình như tôi lại được nhiều may mắn hơn tất cả các anh, chị, em còn lại.
Đặc sản thứ hai của gia đình chúng tôi là: Tất cả các anh, chị, em chúng tôi đều gọi cha, mẹ mình là Chú, Mự (mợ). Điều này thì quá là khác thường. Chẳng ai giải thích cho chúng tôi vì sao phải gọi cha, mẹ mình là chú, mự. Tôi tự tìm hiểu và suy đoán thì có thể là một trong hai giả thiết sau đây:
Giả thiết thứ nhất: Trong gia đình, ngoài các anh, chị, em ruột, chúng tôi còn có hai người anh con bác do mồ côi cha mẹ lúc còn nhỏ nên được cha mẹ chúng tôi đem về nuôi.
Dĩ nhiên là hai người anh con bác ấy phải gọi cha, mẹ chúng tôi là chú, mự. Có thể vì thế mà các anh, chị trước tôi cũng bắt chước gọi theo hoặc là cha mẹ chúng tôi bắt các con đẻ cũng phải gọi như vậy để tránh sự phân biệt. Tuy nhiên giả thiết này thì tôi không tin lắm.
Giả thiết thứ hai: Nghe nói (cũng chỉ là nghe nói thôi) rằng cha mẹ chúng tôi, ngay từ đầu đã bán khoán các anh chị em chúng tôi lên một ngôi chùa gần đó, tức là Chùa Am (Am Sơn Diên Quang Tự) nay thuộc xã Đức Hoà, huyện Đức thọ, Hà Tĩnh, cách nhà tôi chừng một cây sô. Vì rằng chúng tôi đã được bán cho nhà chùa thì không được gọi cha mẹ của mình là cha mẹ nữa mà phải gọi là chú, mự. Giả thiết này có vẻ hợp lý hơn.
Cha tôi là người rất tầm thước. Ông cao chừng trên một mét tám. Trước cửa nhà tôi có một cánh đồng khá sâu. Mùa nước sâu (thường là sau mùa lũ) người bình thường lội ra giữa đồng thì nước cũng ngập đến rốn, nhưng với cha tôi thì nước chỉ quá đầu gối chút ít, chưa ướt mép quần đùi.
Không chỉ cao mà cha tôi còn rất khỏe mạnh. Ở thời kỳ sung sức, cha tôi có thể gánh trên vai 90-95 cân hoặc đẩy xe cút kít chở vài tạ là chuyện thường. Thời kỳ HTX nông nghiệp, cha tôi không thích làm việc theo kiểu chấm công đại trà mà ông chỉ thích làm khoán.
Nếu làm khoán công việc thì chỉ bằng ấy thời gian nhưng cha tôi làm được năng suất gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi những người khác và dĩ nhiên ông sẽ được hưởng mức điểm tương xứng với năng suất đó.
Cha tôi là người có chí làm giàu bằng chính mồ hôi nước mắt của Người. Thời trẻ ông đã từng làm phu ở một mỏ khai thác chì ở Lào. Cũng chính vì thế mà ông nói được tiếng Lào kha khá.
Làm được đồng bạc nào (đồng bạc Đông dương) ông đều tằn tiện giắt lưng đem về quê tậu ruộng, vườn. Thời kỳ cải cách ruộng đất 1954 gia đình tôi có tất cả 3 mẫu ruộng (mấu Trung bộ) còn đất vườn thì tổng cộng cũng đến vài mấu. Cùng với ba con trâu, hai con bò. Với số ruộng, vườn và trâu bò ấy thì gia đình tôi xứng đáng được quy là “địa chủ”.
May thay, khi đó gia đình tôi còn ở trong một cái nhà gỗ bị mọt nên được các “ông Đội” tha cho xuống một cấp là “Trung nông lớp trên”. Thực tế khi đó cha tôi đã mua một ngôi nhà gỗ lim vào loại nhất xã, nhưng vì máy bay Pháp thường xuyên ném bom nên cha tôi chưa dám dựng lên để ở mà đem nó ngâm ở dưới ao nên các ông Đội không biết. Nếu các ông ấy biết thì chắc cha tôi khó thoát khỏi cái kết bi thương.
Cha tôi là người trọng luân lý, đạo đức và thường răn dạy các con về các nết như: cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, kính trên, nhường dưới, thương người, giúp đỡ người v.v. Hình như ông có cả một vốn liếng khá đầy đủ, phong phú các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ để vận dụng mỗi khi dạy con về một đức tính nào đó.
Ví dụ, mỗi lần tôi đi học về muộn (do chời bời, đánh nhau dọc đường) thì ông mắng tôi một trận rồi ông dẫn ra câu: “Đi cúi trốc, về cúi khu”. Ý là: đi thì lo mà đi, về thì lo mà về, không được rẽ ngang, tắt chơi bời lêu lỏng.
Tuy nhà tôi thuộc loại giàu có (so với trong xã) nhưng cha tôi lại nổi tiếng là người tằn tiện đến mức có lần (hồi còn nhỏ) tôi đã phải khóc thầm và gọi ông là Grandes (Lão hà tiện). Nhà tôi luôn có thóc cho các gia đình nghèo trong xã vay (có trả lãi) nhưng chúng tôi thì không mấy khi được ăn cơm trắng không độn sắn hoặc khoai lang.
Ông bảo: “Giàu không hà tiện thì khó đến tay”; "miệng ăn núi lở" v.v. Hồi còn học cấp một (từ lớp một đến hết lớp bốn) tôi thường chỉ được mặc quần đùi nâu, sang lắm thì vận chiếc quần bà ba màu “gụ” như của các nhà sư bây giờ. Trong khi các bạn cùng trường thì được mặc quần dài Tây.
Duy nhất năm chuyển cấp từ lớp 4 lên lớp 5, tôi thi tốt nghiệp đạt loại giỏi nên không phải thi chuyển cấp như nhiều bạn khác nên được cha tôi thưởng cho một bộ quần áo kaki Triều Tiên, màu xanh, may kiểu tây.
Đến nay tôi vẫn còn nhớ như in cái cách mà cha tôi kiểm tra việc học của tôi. Hồi học cấp một, tôi luôn ngủ chung giường với cha nên mỗi buổi tối, sau khi tôi kết thúc học bài và lên giường ngủ thì cha đều biết.
Những lúc ấy cha tôi bao giờ cũng hỏi câu: - Mấy giờ rồi? Tôi trả lời: - Mười một giờ ạ! Ông lại hỏi: - Sao ngủ sớm thế? Thuộc bài chưa?. Tôi trả lời là thuộc rồi. Thế là ông bắt đầu kiểm tra kiến thức của tôi bằng việc bảo tôi nằm đọc bảng cửu chương. Thế là tôi bắt đầu đọc làu làu bảng cửu chương. Những tưởng là cha tôi sẽ hài lòng.
Nhưng không ngờ ông lại bảo tôi đọc ngược trở lại bảng cửu chương theo kiểu: Mười nhân chín - chín mươi; chín nhân chín - tám mốt; tám nhân chín - bảy hai… Thật là oái oăm. Ấy thế mà chỉ sau mấy ngày tôi lại thuộc làu kiểu đọc như vậy.
(Còn nữa)
Trần Thất

GiadinhNet - Có một cô con gái học giỏi, xinh xắn và tự tin nhưng BTV Hoài Anh vẫn dạy con rất nghiêm khắc. Chị từng chia sẻ cách dạy con "không khoan nhượng" khiến nhiều phụ huynh bất ngờ.
5 thói quen buổi sáng làm tăng nguy cơ đột quỵ
Theo Vietnamnet

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời
Nuôi dạy con - 2 giờ trướcGĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời
Nuôi dạy con - 19 giờ trướcGĐXH - Có thể bạn bận rộn, nhưng nếu bỏ lỡ 4 khoảng thời gian này mỗi ngày, bạn đã đánh mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và yêu thương.

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcGĐXH - Không phải cứ học giỏi là được thầy cô quý mến. Một giáo viên có hơn 20 năm làm chủ nhiệm thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh đạt thành tích tốt nhưng lại dễ khiến giáo viên giữ khoảng cách.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcGĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcTừ cậu bé giỏi giang sinh ra trong gia đình tri thức, được kỳ vọng trở thành thiên tài, giờ đây, người này đã gần 40 tuổi vẫn chỉ biết chơi game, nhờ cha mẹ già chu cấp tiền sinh hoạt.

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Chỉ cần kiểm tra cặp sách của con, cha mẹ có thể nắm được tình trạng học tập rõ ràng hơn bất kỳ lời phàn nàn nào - một giáo viên chủ nhiệm 15 năm kinh nghiệm chia sẻ.

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcVợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcNhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công
Nuôi dạy conGĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.