Chăm sóc cụ bà hàng xóm bị con cái thành đạt bỏ bê, cặp vợ chồng nhận được món quà cuối đời không ngờ tới
GĐXH - Không máu mủ ruột rà, nhưng suốt 20 năm, cặp vợ chồng chăm sóc cụ bà hàng xóm như mẹ ruột. Đến ngày bà ra đi, con cái từ xa trở về và trao cho hai người một chiếc túi tài liệu.
Khi chuyển về sống trong một con ngõ nhỏ ở Nam Ninh (Trung Quốc), chị Dương và chồng vô tình trở thành hàng xóm của cụ bà Giang – một người phụ nữ già sống cô đơn, hầu như không có con cháu lui tới.
Ban đầu, bà Giang sống khá khép kín, ít giao tiếp. Sau một lần chị Dương gặp mưa và được bà cho vào trú nhờ, mối quan hệ giữa hai bên dần thay đổi.
Từ những bữa cơm thân mật đến việc bà Giang giúp vợ chồng chị trông con khi bận rộn, cả hai gia đình ngày càng gắn bó.

Bà Giang có hai người con làm việc ở nước ngoài, suốt nhiều năm họ hiếm khi về thăm. Bà sống đơn độc, mọi chuyện lớn nhỏ đều nhờ cậy vợ chồng chị Dương. Ảnh minh họa
Dù bà Giang có hai người con làm việc ở nước ngoài, suốt nhiều năm họ hiếm khi về thăm. Bà sống đơn độc, mọi chuyện lớn nhỏ đều nhờ cậy vợ chồng chị Dương.
Khi bà ngã nhập viện, chính chị Dương và chồng lo liệu từ viện phí đến chăm sóc hàng ngày. Bà cụ từng thở dài: "Nói bệnh ra thì chúng cũng không về. Gửi tiền là xong chuyện."
Tình cảm giữa họ không phải là sự ban ơn, mà là tình thân vượt qua giới hạn huyết thống. Vợ chồng chị chăm sóc bà cụ như mẹ ruột, không toan tính điều gì.
Đầu năm nay, sức khỏe bà Giang suy yếu. Dù được chị Dương khuyên đi khám, bà từ chối.
Trong chuyến công tác tháng 2, chị Dương bất ngờ nhận tin bà cụ qua đời. Vợ chồng chị tức tốc về chịu tang và lo hậu sự.
Sau tang lễ, các con bà Giang trao lại cho chị Dương một túi tài liệu.
Khi mở ra, vợ chồng chị sửng sốt: bên trong là giấy tờ căn nhà bà từng ở, cùng bản di chúc công chứng trao toàn bộ tài sản cho họ, như một lời tri ân.
Lá thư tay của bà Giang viết: "Cảm ơn con vì đã cho mẹ cảm giác được sống trong tình thương một lần nữa."
Vợ chồng chị Dương đã bật khóc. Suốt 20 năm, họ chưa bao giờ chăm sóc bà vì mong nhận lại điều gì. Nhưng chính sự tử tế không điều kiện ấy lại mang về kết thúc đầy xúc động.
Không phải tiền, điều cha mẹ già cần nhất chính là sự quan tâm của con cái
Tiền có thể mua thuốc men, thực phẩm, quần áo, nhưng không thể thay thế được một lời hỏi han, một cái nắm tay hay sự có mặt khi cha mẹ cần con.
Ở tuổi xế chiều, điều họ cần nhất là sự hiện diện, chứ không phải chuyển khoản.

Sự thật là, người già không cần quá nhiều. Họ cần một tiếng gọi hỏi han, một bữa cơm gia đình, một cái ôm khi mỏi mệt. Ảnh minh họa
Câu chuyện của cụ bà Giang – một người mẹ già sống cô đơn gần 20 năm vì con cái làm việc ở nước ngoài – đã để lại bài học sâu sắc cho nhiều người.
Dù được chu cấp đầy đủ vật chất, bà vẫn sống lặng lẽ, thu mình trong căn nhà nhỏ, không người bầu bạn.
Trái lại, tình cảm mà bà nhận được lại đến từ cặp vợ chồng hàng xóm, những người không máu mủ ruột rà nhưng luôn chăm sóc bà như mẹ ruột.
Họ cùng bà ăn cơm, đưa bà đi khám bệnh, ở bên bà những lúc đau yếu.
Đáp lại, trước khi qua đời, bà Giang để lại cho họ căn nhà cùng một bức thư đầy xúc động – như một sự tri ân cho tình nghĩa chân thành suốt 20 năm.
Còn hai người con của bà, những người có điều kiện kinh tế, lại chỉ xuất hiện qua màn hình điện thoại, gửi vài lời hỏi thăm ngắn ngủi rồi… biến mất. Với họ, có lẽ, chuyển tiền là đủ để làm tròn chữ hiếu.
Sự thật là, người già không cần quá nhiều. Họ cần một tiếng gọi hỏi han, một bữa cơm gia đình, một cái ôm khi mỏi mệt.
Sự hiện diện của con cái - không phải những món quà đắt tiền - mới là điều khiến cha mẹ thấy mình được yêu thương.
Đừng đợi đến khi cha mẹ không còn, mới tiếc rằng mình đã không dành đủ thời gian. Hãy gọi điện, về nhà, trò chuyện, chia sẻ… vì với cha mẹ, đó là "món quà" vô giá nhất.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè
Nuôi dạy con - 2 giờ trướcNhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Sex Education – Khi con cảm thấy mình khác biệt, cha mẹ hãy nhớ Eric
Gia đình - 12 giờ trướcGĐXH - Khi con thấy mình được yêu thương vô điều kiện, con sẽ học cách yêu bản thân – cho dù có khác biệt đến đâu.

Cả nhà từng đua nhau đi xuất ngoại – 20 năm sau, mẹ 80 tuổi sống một mình, muốn gọi con phải… đặt lịch trước
Gia đình - 13 giờ trướcGĐXH - "Mẹ ở nhà một mình, tụi con đi rồi mẹ cũng quen thôi". Câu nói quen thuộc, nhưng sau đó là những năm tháng dài chẳng ai quay về.

Chuyện đời kỳ diệu của người phụ nữ bị hủy hôn ngay sau biến cố
Chuyện vợ chồng - 13 giờ trướcBị chồng sắp cưới hủy hôn, người phụ nữ từng tuyệt vọng với cuộc sống đã cố gắng vươn lên, trở thành tấm gương sáng được nhiều người ngưỡng mộ.

Hộp thư cũ chứa đầy điều chưa từng nói, tiết lộ sự thật về cha tôi
Gia đình - 13 giờ trướcGĐXH - Tôi đọc hết những lá thư mà cha gấp vội để trong cái hộp trên nắp tủ. Khi ấy, tôi đã rơi nước mắt...

4 chòm sao nữ khiến đàn ông say mê nhưng lại bị người cùng giới ghen ghét
Gia đình - 15 giờ trướcGĐXH - Những nàng thuộc các chòm sao này thường sở hữu một vẻ đẹp đặc biệt, duyên dáng, ngây thơ khiến các chàng trai mê mẩn theo đuổi. Nhưng cũng chính vì lẽ đó mà họ trở thành cái gai trong mắt hội chị em.

Tôi từng oán mẹ vì nghèo – đến khi hiểu một điều!
Gia đình - 16 giờ trướcGĐXH - Tôi từng oán mẹ vì nghèo – đến khi làm cha mới hiểu mẹ đã nhịn ăn bao nhiêu lần để nuôi tôi lớn

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 17 giờ trướcGĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 17 giờ trướcGĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

Đừng trả hiếu chỉ bằng chuyển khoản
Gia đình - 18 giờ trướcGĐXH - Đừng chờ đến ngày bố mẹ không còn nghe được, không còn thấy được, ta mới hối hận vì đã từng nghĩ rằng "chuyển tiền về là đủ"

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt
Nuôi dạy conGĐXH - Từng khiến cả nước ngưỡng mộ vì thành tích học tập "vô tiền khoáng hậu", cậu bé đỗ đại học năm 10 tuổi, thành thạc sĩ khi mới 13, giờ vẫn chưa thể tự lập tài chính, sống lay lắt nhờ chu cấp của cha mẹ.