Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chỉ sợ con bơ vơ

Thứ ba, 08:01 29/04/2008 | Gia đình

Giadinh.net - Chị Hồ Thị Tuân, 51 tuổi, quê ở xóm 4, xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Lưu, Nghệ An, gần 10 năm nay phải sống trong một hoàn cảnh hết sức éo le: chồng mất, 4 đứa con thì cả 4 đứa đều bị ngẩn ngơ, mặt mày dị dạng. Suốt 20 năm làm mẹ, chị chưa một ngày được hưởng hạnh phúc.

20 năm nuôi chồng ốm, con ngẩn ngơ

Anh Vũ Văn Thương, chồng chị, từng vào sinh ra tử nơi chiến địa Quân khu 5 ác liệt, người cựu binh này gác súng về quê mà không hề hay biết mình đã mang trong mình chất độc da cam dioxin.

Họ cưới nhau năm 1987, một năm sau đứa con gái đầu lòng chào đời. Anh chị đặt tên con là  Vũ Thị Thơm. Chị Tuân nhớ lại: “Đẻ con ra thấy cháu không hề khóc, cho bú thì bú, còn lại ngủ suốt ngày, tưởng nó là đứa con ngoan. Ai ngờ đến 7 tuổi, nó vẫn không nói không rằng, dù là nửa tiếng”.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ của chị Tuân: Xóm 4, xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Lưu, Nghệ An hoặc Báo GĐ&XH, 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội hoặc liên lạc theo số 0904343949.

Thế rồi ba đứa con tiếp tục ra đời trong khao khát mòn mỏi rằng đứa con sau sẽ không như chị nó. Nhưng ngay lúc sinh ra, Thảo (SN 1990), Hảo (SN 1992), rồi đến Tâm (SN 1994) không một đứa nào lành lặn bình thường. Chị kể lại trong tiếng nấc: “Con Thơm đẻ ra nặng không đến 2kg, thằng Hảo đầu mềm như quả bong bóng, còn Thảo thì sứt môi.

Khi đó tôi đâu có biết con mình bị nhiễm chất độc da cam. Cứ hy vọng rằng theo thời gian chúng nó lớn rồi sẽ khôn ra. Nhưng tất cả càng lớn càng ngây ngây ngô ngô không biết làm lấy một việc gì cả, ngay cả việc thay quần áo cũng phải đến tay mẹ, lúc nào cũng nhăn nhở cười, nghịch với phá. Dạo trước cũng bày cho cái Thơm nấu cơm nhưng bữa thì nó đốt khét lẹt, bữa thì nhão nhoét, không nuốt nổi”.

Trong bốn đứa thì hai đứa sau cũng biết nói và đi lại được. Đến tuổi chị cũng cho chúng đi học. Nhưng khổ nỗi, chúng không thuộc lấy dù một chữ cái, lên lớp chỉ để ngủ, thích về lúc nào thì về. Chị vẫn phải cho đi học: “Nếu không, chúng lại đi lang thang suốt ngày, lỡ ngã xuống ao hồ thì khổ”.

Tấn bi kịch tiếp tục giáng xuống người đàn bà bất hạnh này khi những năm cuối thập kỷ 90, sức khoẻ anh Thương giảm sút rõ rệt, những cơn đau tê buốt vật vã như búa bổ của giai đoạn cuối căn bệnh ung thư bắt đầu hoành hành. “Anh ấy mất trí nhớ, đi lang thang, có khi bỏ nhà đi suốt mầy tuần liền, phải nhờ người ngược xuôi tìm về. Thời gian sau bệnh nặng hơn, di căn khắp người, lúc kêu đau đầu lúc đau phổi, đau gan…

Sau mỗi cơn đau vật vã, nôn thốc nôn tháo, anh lại đờ dại, người rộc đi chỉ còn da với xương. Đưa đi viện nhưng một phần vì bệnh quá hiểm nghèo, phần vì không có tiền chạy chữa, chỉ mỗi cái thẻ khám thương binh cho nên được trả về sau khi tiêm cho vài mũi giảm đau và mấy liều thuốc bổ. Về đến nhà lại đau…”. Năm 2001, anh Thương ra đi sau khi sức đã cùng, lực đã kiệt vì thứ chất độc quái ác ấy.

“Tôi phải sống...”

Tôi tìm đến nhà chị đúng cái ngày chị làm lễ sang cát cho chồng. Run run thắp nén hương lên bàn thờ được bố trí sơ sài, chị lại khóc nói với người đã khuất: “8 năm, mẹ con em mới gom đủ tiền để làm 3 mâm cơm làm lễ sang áo cho anh, để anh phải nằm đó chừng ấy thời gian, mẹ con em có tội lắm. Nhưng anh bỏ quá cho, chúng em biết làm sao được”. Tục lệ ở quê chị, nếu sang mộ cho người đã khuất thì phải có mâm cơm mời anh em bà con lối xóm coi như cái lễ. Chính vì thế mà gần 8 năm sau ngày chồng mất, chị tằn tiện gom góp mới đủ.

Liêu xiêu, ọp ẹp trên mảnh đất trước sau đều là ruộng trũng, ba gian nhà vách đất của chị Tuân có thể đổ sụp xuống bất kỳ lúc nào. Bên trong chẳng có vật gì đáng giá, nền nhà ẩm thấp kê mỗi chiếc giường cũ xiêu vẹo. “Có nhiều hôm mưa to, ngồi trong nhà mà cứ như ngoài trời, chỗ nào cũng dột, năm mẹ con ôm nhau tránh ướt. Trông trời đừng có bão. Một trận bão đổ vào thì không biết lấy chỗ nào mà trú chân. Sống lúc nào cũng trong tình cảnh lo thon thót” - Chị kể lại cuộc sinh tồn của mấy mẹ con trong mùa bão vừa qua.

Bảy năm nay, một mình chị tảo tần, lần hồi từng bữa ăn. Chị phải chạy vạy vay mượn, bữa trưa lo bữa tối. “Một mình lo 5 miệng ăn cực lắm chú ạ. Bọn trẻ đứa nào cũng tuổi ăn tuổi ngủ, để chúng phải đói tội nghiệp lắm”. Khuôn mặt hốc hác khắc khổ sạm đen đi vì sương gió, chị lại ứa nước mắt không nói nên lời.

Thời gian gần đây, chị bị đau dây thần kinh, lại thêm cái bệnh thoái hoá sống lưng hành hạ. “Có lúc đau quặn đi, nằm bệt trên giường mấy ngày liền. Có mỗi ông bác ruột lại dạt vào nam làm thuê, con cái thì nào đâu có biết gì. May còn có hàng xóm chạy qua chạy lại, người cho bát cơm, người mua viên thuốc. Đỡ đau lại phải lê bước ra đồng. Không làm thì ai làm cho. Đã có lúc tôi nghĩ đến cái chết, chết đi cho khoẻ. Nhưng nghĩ lại thương con. Chúng nó cũng có quyền được sống. Nếu mình chết đi, thì ai nuôi con cho nên tôi phải sống, chống chèo nuôi con”

Tôi đứng lặng nhìn căn nhà trống trải. Đứa con gái lớn của chị lại biệt tăm đi đâu. Ba đứa em vẫn lê la với hòn bi, mảnh nhựa mới nhặt đâu về. Chúng ngặt nghẽo cười vô thức trước những giọt nước mắt lăn dài trên gò má người mẹ bất hạnh của mình. Nỗi lòng và hoàn cảnh của mẹ con chị Tuân sẽ bớt khốn khổ hơn nếu nhận được sự sẻ chia của các nhà hảo tâm gần xa.

Nguyễn Quang Thành

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng

Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng

Gia đình - 3 giờ trước

Quyết định trao quyền thừa kế tài sản của cha già khiến cô con gái tức tối bất mãn, nhưng ý ông đã quyết.

Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới

Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới

Gia đình - 5 giờ trước

Đoạn clip hiện tại đang thu hút gần 5 triệu lượt xem bởi ai cũng ngỡ ngàng khi biết sự thật.

4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'

4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'

Gia đình - 5 giờ trước

GĐXH - Trái ngược với những phụ huynh hay yêu chiều con cái, những bà mẹ thuộc các cung hoàng đạo dưới đây nuôi dạy con rất nghiêm khắc.

Độc đáo lớp học làm chồng ở Trung Quốc

Độc đáo lớp học làm chồng ở Trung Quốc

Gia đình - 7 giờ trước

Năm ngoái, một lớp học ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã thu hút 9 người đăng ký tham gia. Người trẻ tuổi nhất là một sinh viên đại học 23 tuổi, người lớn tuổi nhất 59 tuổi, là một giáo viên. Tất cả đều là nam giới với xuất thân, nghề nghiệp và hoàn cảnh hôn nhân khác nhau.

Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con

Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con

Nuôi dạy con - 9 giờ trước

Đôi khi sự nuông chiều, bao bọc con quá mức của cha mẹ đã tạo nên những đứa trẻ vô ơn, không biết thế nào là đủ.

Gặp 7 ngày đã cưới rồi ly dị sau 3 tháng, chàng trai đến show hẹn hò tìm bạn đời

Gặp 7 ngày đã cưới rồi ly dị sau 3 tháng, chàng trai đến show hẹn hò tìm bạn đời

Gia đình - 11 giờ trước

Tổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.

Người phụ nữ U50 sụp đổ hôn nhân sau buổi họp lớp vì 1 bức ảnh và dòng tin nhắn có nội dung "nhạy cảm"

Người phụ nữ U50 sụp đổ hôn nhân sau buổi họp lớp vì 1 bức ảnh và dòng tin nhắn có nội dung "nhạy cảm"

Gia đình - 13 giờ trước

Nội dung bức ảnh và tin nhắn khiến người chồng tức giận đùng đùng.

8 quy tắc nơi công sở người EQ cao thường áp dụng khiến sự nghiệp lên như diều gặp gió

8 quy tắc nơi công sở người EQ cao thường áp dụng khiến sự nghiệp lên như diều gặp gió

Gia đình - 13 giờ trước

GĐXH - Có 8 nguyên tắc người EQ cao thường thực hiện để đạt được nhiều thành tựu trong công việc.

Đang tranh đất đai với em trai gay gắt, khi nghe tiếng cãi nhau bên nhà hàng xóm, lương tâm tôi chợt thức tỉnh

Đang tranh đất đai với em trai gay gắt, khi nghe tiếng cãi nhau bên nhà hàng xóm, lương tâm tôi chợt thức tỉnh

Gia đình - 15 giờ trước

Hóa ra, em trai tôi mới xứng đáng được hưởng mảnh đất của bố mẹ.

Công việc chăm sóc không lương tạo gánh nặng với phụ nữ

Công việc chăm sóc không lương tạo gánh nặng với phụ nữ

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH – Công việc chăm sóc không lương đã và đang cản trở phụ nữ kinh doanh phát huy hết tiềm năng của mình. Với việc đẩy mạnh nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ giúp cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc.

Top